Business Card - Lời khuyên cho các họa sĩ - Artist

Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng business card – danh thiếp là một trong những công cụ tiếp thị giá trị nhất của bạn. Nó nhỏ gọn, dễ mang theo, giá cả phải chăng và có thể trao cho tất cả những ai bạn gặp.Bài này tất nhiên mách bạn vài mẹo để giúp cho danh thiếp của bạn có hiệu quả tốt cho công việc của mình.

Thiết kế

Một số người sẽ điện thoại cho bạn biết rằng những artist – họa sĩ không nên thiết kế đồ họa và bạn nên thuê người thiết kế danh thiếp cho bạn. Số còn lại nói rằng đó là công việc bạn cần phải làm để quáng cáo cho bạn. Ý kiến của tôi. Nó phụ thuộc vào việc:

Nếu bạn

  • Biết sử dụng Photoshop, hay Corel Draws (quá dễ)
  • Thoái mái khi thiết kế cho chính mình
  • Có thời gian làm việc cho chính thiết kế này

Tôi tự thiết kế danh thiếp cho bản thân mình vì nhiều lý do: Nó không tốn kém, nó hoàn toàn là ý tưởng, sở thích của tôi. Và nó cũng là một lĩnh vực học tập. Những tấm danh thiếp của tôi cách đây vài năm nhìn ít chuyên nghiệp và cái hiện tại nhìn chắc cũng thế trong vài năm tới.

Nếu bạn do dự hay cảm thấy không thoải mái với máy tính, bạn sẽ muốn xem những sự lựa chọn khác, bạn định thuê ngoài, chắc chắn bạn cần làm việc sát với người thiết kế để có những gì bạn muốn. Danh thiếp của họa sĩ chắc chắn phải khác với những người khác.

Đồ họa

Cá nhân tôi luôn muốn giữ các yếu tố đồ họa ở mức tối thiểu. Không giống như các doanh nghiệp, bạn không cần bất cứ loại logo, các yếu tố khác. Các yếu tố đồ họa trên danh thiếp của bạn nên nói lên nghệ thuật của bạn. Để tôi nói rõ hơn: Nghệ thuật của bạn nên có trên danh thiếp của bạn. Nếu không có yếu tố nghệ thuật trên danh thiếp của bạn thì bạn đã sai.

Hãy chắc chắn rằng bạn bắt đầu với một hình ảnh chất lượng tốt, sau đó xây dựng các yếu tố thiết kế khác nhau của bạn xung quanh nó.

Tôi thì minimalist (Trường phái đơn giản) khi thiết kế. Lời khuyên của tôi không có gì lạ cả, những bố cục đơn giản đôi khi lại hiểu quả vô cùng.

Một lựa chọn để nói lên công việc của bạn là bạn đặt tác phẩm của mình ở phía sau. Mặt còn lại là thông tin của mình.

Nếu bạn cần cảm hứng, hãy xem bài này

Thông tin cần biết

Hãy nhớ rằng danh thiếp của bạn có một diện tích khá nhỏ. Bạn không thể nhồi nhét tất cả mọi thứ về bản thân lên đó. Thay vào đó, chú trọng các thông tin cơ bản, rõ ràng, cần thiết. Bạn đừng để mọi người phải tìm kiếm bất cứ điều gì.

Các thông tin sau là quan trọng: Tên, số điện thoại, email, trang web (nếu có), địa chỉ mail.

Ghi nhớ:

  • Giữ phông chữ dễ đọc
  • Để các chữ nổi bật với nền
  • Sử dụng cỡ chữ đủ lớn (không nhỏ hơn 10)

Nếu mọi người gặp khó khăn khi đọc danh thiếp của bạn, bạn đã không thành công.

Chú ý thêm

Tôi đã luôn nhận ra các thiết kế đầu tiên của tôi thường phẳng và không sống động. Thiết kế thứ 2 tốt hơn. Đừng sợ dịch chuyển vài thứ xung quanh, cố gắng kết hợp màu sắc khác nhau. Nếu bạn cần danh thiếp cho một sự kiện, chắc chắn bạn nên dành thời gian để thiết kế cho nó.

In ấn

Một khi bạn hoàn thiện danh thiếp của mình, bạn cần quyết định xem bạn muốn in nó thế nào. Tự in hay ra ngoài

Tôi luôn tự tin danh thiếp của mình (Với 1 chiếc máy in văn phòng)

  • Tôi có thể in số lượng nhỏ
  • Tôi có thể thay đổi thiết kế thường xuyên để phản ánh những thay đổi, tác phẩm mới của tôi
  • Tôi có thể in nhiều mẫu thiết kế với nhiều tính năng
  • Tôi có thể kiểm soát mọi thứ

Nếu bạn ra ngoài thì bạn nên hỏi kỹ nhân viên ở đó về giá cả, số lượng họ sẽ nhận in (phần lớn không nhận in số lượng nhỏ nếu bạn in offset). Bạn cần chọn loại giấy thích hợp, kỹ thuật nào bạn muốn có thêm trên danh thiếp của mình: Dập nổi, cán mờ, in tráng bạc v.v.

Kết luận

Dù bạn tự thiết kế hay đi thuê những người chuyên nghiệp, thì mục đích của danh thiếp của bạn phải nói lên nghệ thuật của bạn, bạn là ai, và liên hệ tốt nhất với bạn bằng cách nào. Những yếu tố cần sắp xếp rõ ràng, dễ chịu. Có tất cả những điều trên thì bạn đã làm đúng.

Nguồn escapefromillustrationisland

Cùng tác giả

#Tag

business card Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Danh thiếp đơn giản mà ấn tượng của thương hiệu thiết kế công nghiệp Jumbo
Danh thiếp đơn giản mà ấn tượng của thương hiệu thiết kế công nghiệp Jumbo
Jumbo là studio thiết kế công nghiệp, sản phẩm nội thất tại Brooklyn, New York với tinh thần vui nhộn nhưng cũng đầy tinh tế. Dưới đây là logo và danh…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?