Biểu tượng mới cho du lịch Việt Nam
Sau 4 tháng phát động cuộc thi đã nhận được 413 tác phẩm của 223 tác giả. Theo đánh giá của Ban giám khảo, có nhiều tác phẩm dự thi đạt chất lượng tốt, đảm bảo các tiêu chí đặt ra, thể hiện được sự nghiên cứu, tìm tòi một cách nghiêm túc và sáng tạo của các tác giả.
Trên đây là một đoạn thông cáo báo chí của tổng cục du lịch Việt Nam khi công bố tác phẩm đoạt giải nhất “Cuộc thi sáng tác tiêu đề – biểu tượng cho chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015".
Biểu tượng mới
Biểu tượng cũ
Theo cá nhân tôibiểu tượngnày không phù hợp, và về ý tưởng nó không khác gì cách thể hiện củabiểu tượngcũ.
Phía trên là một biểu tượng ngôi sao nhiều màu, trong khi biểu tượng cũ tốt hơn rất nhiều khi là một nụ sen (chưa nở).Tôi không nghĩ ngôi sao nhiều màu sắc là một biểu tượng tốt. Ngôi sao với các nét màu sắc làm tôi liên tưởng tới các cuộc thi bắn pháo hoa mà Việt Nam tổ chức gần đây…
Có lẽ Tổng cục du lịch Việt Nam xác định chiến lược du lịch của Việt Nam trong các năm tới là… tổ chức nhiều cuộc thi bắn pháo hoa hơn?!
Tiếp tới là chữ Vietnam – biểu tượng mới vàbiểu tượngcũ đều cố gắng tạo ra một mặt chữ mềm mại, gần gũi đặc trưng của người á đông. Trong khi chữ củabiểu tượngcũ thì tạo cảm giác khô cứng, sắc nhọn, thì chữ Vietnam mới củabiểu tượngmới cũng không khá hơn.
Sử dụng font Jubilee RR Medium một Sans-Serif -Thiết kế bởi Nhà thiết kế chữ nổi tiếng người Anh Eric Gill, nó được tạo ra đặc biệt cho công bố kỷ niệm đám cưới bạc (25 năm) của George VI và hoàng hậu Mary.
Tác giả "có công" làm khác đi bằng cách thêm vào các đường bo tròn ở các chân dưới bên phải, và nét ngang ở chữ t để mặt chữ mềm mại hơn.
Chữ Vietnam viết bởi font Jubilee
Nhìn nó thiếu cá tính, dễ làm hài lòng số đông nhưng không tạo nên khác biệt – về mặt này thì kém chữ Vietnam ở biểu tượng cũ.
Hơn nữa nếu so với câu khẩu hiệu "Sự khác biệt Á Đông" thì rõ ràng mặt chữ này là một sự lựa chọn sai lầm, đây là một mặt chữ không mang chút nào đặc điểm Á Đông.Đặt cạnh các biểu tượng du lịch của Thailand, Singapore hay Malaysia thì tốt hơn câu khẩu hiệu phải là Sự khác biệt Châu Âu.
Sự khác biệt Châu Âu
Dưới cùng là một Script font cho câu khẩu hiệu – Sự Khác Biệt Á Đông. Với câu khẩu hiệu này tôi thấy nó đã có sự "khác biệt" so với câu "Vẻ đẹp tiềm ẩn" và có một phông chữ "nghiêm túc" hơn so với phông chữ cũ.
Đến đây tôi thấy rõ ràng các nhà thiết kế hiện nay đang có vấn đề nghiêm trọng về typography, hầu như họ bỏ hàng giờ để đi tìm một phông chữ phù hợp hơn là ngồi vẽ ra một phông thích hợp cho ý tưởng của mình.
Nếu chữ Vietnam có thể chấp nhận được việc đi tìm một phông chữ rồi sửa cho phù hợp. Thì chữ "Sự Khác Biệt Á Đông" là một chữ theo dạng viết tay, với mục đích đem tới sự trân trọng, chân thành.Người thiết kế cũng vẫn sử dụng một font chữ có sẵn, kết quả là các chữ rời rạc, yếu đuối, kém thẩm mỹ, thua xa những nét chữ đẹp của các em học sinh đang đi học.
Không có bất cứ quy tắc nào trong thiết kế này
Cuối cùng về tổng thể, tôi đồ rằng tác giả thiết kế không sử dụng bất cứ một công thức, một hệ thống lưới nào cho thiết kế này.Tất cả được sắp xếp tùy ý, ngẫu hứng – ngôi sao – Vietnam – Sự Khác Biệt Á Đông là 3 phần riêng biệt, không bất kỳ sự liên kết nào cả.
Tôi cũng vô cùng thắc mắc về nét gạch ngang ở dưới câu khẩu hiệu…. Có lẽ nó là nét ngẫu hứng đỉnh cao cuối cùng của tác giả khi thiết kế logo này, gạch đít một cái, xong.
Kết
Sau khi có vài comment của các bạn Bachi đã xem lại đồng thời viết ra đây những ý kiến mà Bachi thấy hợp lý:
Nhiều khả năng công ty Cowan Việt Nam (Công ty sở hữu biểu tượng) đã có 1 chiến lược tốt cung cấp cho Tổng cục du lịch. Tuy nhiên biểu tượng của Cowan đưa cho Tổng cục du lịch chưa đẹp (xem tại đây). Vì thế các bác ở Tổng cục đã "góp ý thẳng thắn" đề nghị Cowan sửa một số chi tiết.
Ngôi sao được làm đơn giản hơn, câu khẩu hiệu được đổi từ "Embrace The New – Nắm lấy thời cơ" thành "Nét Khác Biệt Á Đông – A Different Orient". Câu khẩu hiệu SựKhác Biệt Á Đông có lẽ được lấy "cảm hứng" từ câu Truly Asia của du lịch Malaisia, đồng thời nét gạch chân cũng được nhấn đúng chỗ.
Chính vì thế nhìn biểu tượng như 3 phần khác biệt, còn việc sắp xếp lộn xộn do bác thiết kế này đã nản với những góp ý của các bác bên Tổng cục, nên xếp đại vào. Kết quả là chúng ta có 1 logo đáp ứng được yêu cầu rất "khắt khe" của vài bác bên Tổng cục du lịch Việt Nam.
Để tiện hơn cho các bạn tham khảo. Mời các bạn xem biểu tượng du lịch của các nước.
Bachi