Bạn đang chọn một kiểu chữ phù hợp?

“So you need a typeface” là dự án của Hansen Julian, nó là một hướng dẫn về cách chọn phông chữ (hoặc chỉ cần có cảm hứng) cho một dự án cụ thể, không chỉ bằng cách duyệt qua các thư viện fonts của bạn.

Sử dụng nó như một nguồn tham khảo cho công việc của bạn.

Click vào hình để xem kích thước lớn. – Click vào đây để xem hình gốc của Hansen Julian


Hình ảnh sử dụng một số từ chuyên môn vì thế iDesign sẽ chú thích ở ngoài để bạn tiện theo dõi:

Sans-Serif: Kiểu chữ không chân

Serif: Kiểu chữ có chân.

Spiky Serif: Kiểu chữ có chân nhọn.

Swiss Style: Phong cách Typographic quốc tế (The International Typographic Style).

Geometric: Kiểu chữ đơn giản xây dựng trên hình tròn, hình học hoặc hình chữ nhật. Ví dụ như Futura, Erbar, Eurostile.

Grotesque: Kiểu chữ có nguồn gốc thế kỷ 19. Có một số tương phản trong độ dày của nét. Chữ g thường có đuôi cong phía sau. Các kết thúc của những nét cong thường nằm ngang. Ví dụ Stephenson Blake, Grotesque No. 6, Condensed Sans No. 7, Monotype Headline Bold.

Neo-grotesque: Kiểu chữ xuất phát từ grotesque. Chúng có nét tương phản ít hơn và sử dụng thường xuyên hơn trong thiết kế. Ví dụ như Edel / Wotan, Universe, Helvetica .

Humanist: (Calibri, Johnston, Lucida Grande, Segoe UI, Gill Sans, Myriad, Frutiger, Trebuchet MS, Tahoma, Verdana and Optima, a.k.a. Zapf Humanist). Đây là những dạng cơ bản của kiểu chữ sans-serif, với một số biến thể nét rộng hơn và mức độ dễ đọc hơn so với các font sans-serif.

Tìm hiểu thêm tại đây.

Eric Arthur Rowton Gill (22/2/1882 – 17/11/1940) là một nhà điêu khắc người Anh, nhà thiết kế kiểu chữ, và printmaker , người đã gắn liền với phong trào Art and Craft. Ông là tác giả của phông chữ Gill Sans.

Erik Spiekermann (sinh ngày 30 /5 /1947 tại Stadthagen, Lower Saxony ) là nhà thiết kế và thiết kế phông chữ người Đức. Ông là một giáo sư tại Đại học Nghệ thuật Bremen.

Ông là tác giả của các phông chữ:

  • Berliner Grotesk (ban đầu từ năm 1913, số hóa là từ 1979)
  • Lo-Type (ban đầu từ 1911-1914, số hóa là từ 1980)
  • ITC Officina Sans (1990)
  • ITC Officina Serif (1990)
  • FF Meta (1991-1998)
  • FF Govan (2001)
  • FF Info (2000)
  • FF Unit (2003)
  • FF Meta Serif (với Christian Schwartz và Kris Sowersby , 2007)

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức typography

iDesign Must-try

Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu - bộ phông miễn phí lấy cảm hứng từ biển quảng cáo viết tay của người Việt xưa
Phudu là một kiểu chữ không chân truyền thống, lấy cảm hứng từ các biển quảng cáo viết tay của người Việt ngày xưa, do Dương Trần (Graphic & Type…
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (phiên bản mới 2023) - Bộ phông lấy cảm hứng từ cảnh quan đô thị Việt những năm 80 - 90
Lạc Tự (Lost Type) 2023 là bộ phông được thiết kế lại từ bộ phông cùng tên, do @trinhmark thực hiện năm 2018. Lạc Tự 2023 vừa được công bố…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 4)
Trong phần cuối cùng của loạt bài về Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thiết kế tại Basel và Zurich với Siegfried Odermatt…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 3)
Phong cách Ký tự pháp Quốc tế tiếp tục phát triển xa hơn nữa ở hai thành phố Basel và Zurich, nằm cách nhau 70 km ở miền bắc Thụy…
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
International Typographic Style / Phong cách Ký tự pháp Quốc tế (Phần 2)
Trong phần thứ hai của loạt bài về trào lưu thiết kế Phong cách Ký tự pháp Quốc tế, chúng ta tìm hiểu những đồ hoạ mang tính khoa học…