Adrian Frutiger

Adrian Frutiger sinh ngày 24/05/1928 tại Unterseen, Canton of Ben, Thuỵ Sĩ. Ông là một nhà thiết kế chữ nổi tiếng, người có ảnh hưởng trực tiếp tới nghệ thuật chữ số trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Univers và Frutiger là 2 phông chữ nổi tiếng nhất của ông.

frutinger-01

Năm 16 tuổi ông được Charles Peignot nhận vào làm thợ học việc tại xưởng chữ Deberny Et Peignot, dựa trên những bài luận minh hoạ Schrift/ Écriture / Lettering: Sự phát triển của chữ khắc gỗ Châu Âu. Những minh hoạ khắc bằng gỗ đã chứng minh khả năng của Frutiger, tỉ mỉ, đầy hiểu biết về kiểu chữ.

Tại Deberny & Peignot, Frutiger đã tạo ra kiểu chữ "Président", "Méridien", và "Ondine". Sau đó Charles Peignot đã xếp Frutiger vào công việc chuyển đổi những kiểu chữ hiện có để tạo ra những bộ chữ cho Linotype.

Phông chữ thương mại đầu tiên của Frutiger là Président – một bộ chữ hoa với chân nhỏ vào năm 1954. Một phông chữ viết tay Ondine (có nghĩa là lượn sóng trong tiếng Pháp) cũng được bán trong năm này. Một năm sau đó là Méridien, kiểu chữ cổ, một phông chữ có ảnh hưởng bởi Nicholas Jenson.

Trong năm 1956 ông thiết kế một trong ba mặt chữ chân lớn (slab-serif) – Egyptienne, dựa trên mẫu Clarendon; sau đó mới tới Univers cho khuôn kim loại và hệ thống hiển thị ảnh (photocoposition)

Tuy vậy dựa trên tầm nhìn xa của Charles Peignot, thống nhất một bộ phông chữ (family), có thể sử dụng cho cả khuôn kim loại cũng như hệ thống hình ảnh. Ấn tượng bởi sự thành công công của xưởng chữ Bauer với phông Futura, Peignot khuyến khích tạo ra một phông chữ hình học không chân để cạnh tranh với đối thủ.

Frutiger không thích cách tổ chức của Futura, và khuyên Peignot rằng một phông không chân mới nên mang hơi thở hiện thực (neo-grostecque: thiết kế theo các kiểu grostecque, ít nét và nhiều độ rộng hơn là kiểu chữ humanist). Lấy mặt chữ từ năm 1896, Akzidenz Grotesk làm mẫu chủ đạo, nhưng duy trì sự thống nhất với 12 biến thể, trong các độ đậm và độ rộng, các dạng roman, italic, được vẽ và được tinh chỉnh kỹ càng trước khi tiến hành cắt.

univers

Univers tạo ra hiệu ứng rất tích cực và chính Frutiger lấy nó làm mẫu cho các kiểu chữ sau này như Serifa (1967) và Glypha (1977).

Trong thập kỷ 70s, Hệ thống tàu điện ngầm Paris đã dùng Univers để sử dụng cho các biển báo của mình – Frutiger cũng tạo ra bộ chữ hoa và các số đặc biệt để sử dụng dưới ánh sánh yếu.

Sự thành công của phông chữ hiện đại, nhưng vẫn có tính nhân văn lan toả tới những người điều hành sân bay Charles de Gaulle mới ở ngoại ô Paris. Họ đề nghị một phông chữ dễ đọc từ xa và từ nhiều góc độ.

Frutiger mới đầu định lấy Univers để sử dụng, nhưng sau đó quyết định rằng phông chữ này có vẻ "cũ". Ông đã pha trộn tính cách của Univers với những ảnh hưởng của Gill Sans, một phông chữ không chân cũng vô cùng nổi tiếng của Eric Gill và Edward Johnston đang được sử dụng tại hệ thống tàu điện London. Ban đầu ông đặt tên là Roissy, những sau đó được đổi tên là Frutiger khi công ty Mergenthaler Linotype tung nó ra bán năm 1976.

frutiger-02

Biển báo sử dụng font Frutiger

Năm 1988, Frutiger hoàn tất Avenir (nghĩa là tương lai trong tiếng Pháp), ảnh hưởng bởi Futura, với cấu trúc tương tự như những mặt chữ noe-grotesque; Avenir cũng có đầy đủ trọng lượng. Trong năm 1991, ông hoàn thành Vectora, một thiết kế có ảnh hưởng bởi Morris Fuller Benton người tạo ra Franklin Gothic và News Gothic. kết quả là phông chữ có x-height cao và nhìn rõ hơn ở kích thước nhỏ.

avenir

Avenir font

Frutiger là một trong số ít những người thiết kế chữ có khả năng làm việc trên cả khuôn chữ kim loại, hình ảnh và kỹ thuật số. Ông cũng tự mình tinh chỉnh các kiểu chữ của chính mình để tạo ra nhiều trọng lượng, kiểu dáng và italic thật sự (ko phải nghiêng bằng cách dùng máy tính), ví dụ như Frutiger Next và Avenir Next.

Ông cũng dành thời gian cho việc viết sách, trong đó có các cuốn; TypeType, Sign, Symbol (1980) – Signs and Symbols: Their Design and Meaning (1989) – The International Type Book (1990) – Geometry of Feelings (1998) – The Development of Western Type Carved in Wood Plates (1999) …

Ngày nay, những chữ của Frutiger có mặt tại hầu hết các xưởng chữ trên thế giới. Ông vẫn tiếp tục giữ vai trò chỉnh sửa các chữ của mình tại Linotype.

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.