8 nhà sử học nghệ thuật nữ có tầm ảnh hưởng đến lịch sử nghệ thuật

Kathleen Gilje, Linda Nochlin in Manet’s Bar at the Folies-Bergère, 2006, tranh dầu trên chất vải linen, 37 x 51 inches.
Nguồn: Francis M. Naumann Fine Art, New York.

Danh sách này là sự khởi đầu cho việc công nhận các đóng góp quan trọng của những nhà sử học nghệ thuật nữ, từ nghệ thuật cổ điển đến nghệ thuật đương đại.

Hãy cùng nhau nhìn lại bề dày lịch sử nghệ thuật truyền thống với một điều luôn hiện diện rõ ràng: Hầu hết các dấu tích đều được phái nam ghi lại. Thế giới nghệ thuật từ lâu đã bỏ sót nữ giới và các lĩnh vực như học thuyết, phê bình nghệ thuật và phương pháp thực hành giám tuyển có xu hướng xem nhẹ khoảng cách về giới này.

Tuy nhiên điều đó không nói lên rằng phụ nữ không có đóng góp to lớn nào cho nền lịch sử nghệ thuật. Dù không hoàn chỉnh, danh sách này là sự khởi đầu cho việc công nhận các đóng góp quan trọng của những nhà sử học nghệ thuật nữ, từ nghệ thuật cổ điển đến nghệ thuật đương đại. Đồng thời đây là một góc nhìn đầy hứa hẹn về tương lai của lịch sử nghệ thuật và là minh chứng rằng phụ nữ có dấu ấn trong lịch sử và sẽ tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong hoạt động nghệ thuật.

Lucy R. Lippard

Lucy R. Lippard.

Giới phê bình nghệ thuật đương đại xuất hiện một vài cái tên tiêu biểu và Lippard nắm giữ vị trí cao trong số đó. Sau khi nhận bằng cử nhân từ Smith College và bằng thạc sĩ từ New York University, Lippard tiếp tục con đường của mình để trở thành một phần quan trọng của nền nghệ thuật hiện đại với vai trò nhà phê bình và giám tuyển.

Là một trong những nhà sáng lập của tổ chức phi lợi nhuận Printed Matter năm 1976 – một ý tưởng xuất hiện tại căn hộ Tribeca của bà trong lúc trò chuyện với Sol LeWittLippard đã đào sâu hơn câu chuyện xung quanh các quyển sách của nghệ sĩ. Bà cũng đã đồng sáng lập Liên minh Art Workers’ Coalition năm 1969 và xuất bản hơn 20 cuốn sách.

Với tác phẩm Six Years: Dematerialization of the Art Object từ 1966 đến 1972 (1968), Lippard trở thành một trong những học giả lỗi lạc nhất trong chủ nghĩa nghệ thuật ý niệm. Tuy nhiên bà cũng là một tiếng nói quan trọng trong các loại hình nghệ thuật khác. Từ lâu, bà đã là nhà vô địch trong hoạt động nghệ thuật đề cao nữ quyền và năm 2015 bà đã giành giải thưởng Distinguished Lifetime Achievement Award của hiệp hội College Art Association với những tác phẩm của mình.

Triển lãm Eccentric Abtraction tổ chức bởi Luccy R. Lippard.

Kellie Jones

Kellie Jones.

Phó giáo sư người Columbia – Jones, đã gây ảnh hưởng trong việc mang nhiều nghệ sĩ người Do Thái da đen, người Mỹ gốc Phi và người Châu Phi đã và đang bị phớt lờ vào giới nghệ thuật chính thống.

Là sinh viên tốt nghiệp trường Amherst và Yale, Jones là người nhận giải thưởng David C. Driskell Award về lịch sử nghệ thuật châu Phi-Mỹ đầu tiên từ viện bảo tàng High Museum of Art và bà trở thành nghiên cứu sinh học bổng MacArthur Fellow năm 2016.

Các đóng góp của bà cho nền lịch sử nghệ thuật trải dài từ các công trình giám tuyển đến ấn phẩm văn học, một trong những sự kiện nổi bật là show diễn lớn “Now Dig This! Art and Black Los Angeles, 1960–1980,” diễn ra tại viện bảo tàng Hammer Museum và MoMA PS1 năm 2011 và 2012. Trong một video dành cho quỹ MacArthur Foundation, Jones đã nêu rõ nhiệm vụ của mình: “Tôi nghĩ việc mọi người nhận thức được rằng lịch sử nghệ thuật mang phạm vi toàn cầu và nó không chỉ được viết ở châu Âu là một điều rất quan trong cho lịch sử nghệ thuật.”

Betye Saar, Mystic Window for Leo , 1966 trích từ show diễn Now Dig This! Art and Black Los Angeles.
Noah Purifoy, Pressure , c. 1966 trích từ show diễn Now Dig This! Art and Black Los Angeles.
Suzanne Jackson, Apparitional Visitations , 1973 trích từ show diễn Now Dig This! Art and Black Los Angeles.

Hayden Herrera

Hayden Herrera cùng quyển sách Frida: A Biography of Frida Kahlo năm 1983.

Xét về mặt cơ bản và thuần túy nhất, công việc của một nhà sử học nghệ thuật là tìm kiếm các tạo tác, tài liệu và câu chuyện tiết lộ nhiều thứ về một con người hoặc loại hình nghệ thuật cụ thể và Herrera là dân chuyên nghiệp trong việc này. Với quyển sách nổi tiếng rộng khắp Frida: A Biography of Frida Kahlo năm 1983, Herrera đã củng cố vị trí học giả đầu tiên nghiên cứu về cuộc sống và công trình của Kahlo. Tác phẩm tiểu sử này tiếp tục truyền cảm hứng cho bộ phim năm 2002 với sự tham gia của Salma HayekAlfred Molina. Đến nay vẫn còn là nguồn tham khảo quan trọng cho nghiên cứu về phương pháp làm nghệ thuật, cuộc sống hôn nhân, vấn đề sức khỏe và những chủ đề khác liên quan đến Kahlo.

Herrera cũng xuất bản các ấn phẩm tiểu sử về các nghệ sĩ như Arshile GorkyJoan Snyder. Là một cá nhân nhận học bổng nghiên cứu sinh Guggenheim, bà đã có bằng tiến sĩ tại CUNY Graduate Center.

Frida: A Biography of Frida Kahlo của Hayden Herrera.
Một cảnh trong Frida (2002)

Deborah Willis

Là một nghệ sĩ và nhà sử học nghệ thuật, Willis chủ yếu tập trung vào hoạt động nhiếp ảnh, lấy nó làm cách thức hoạt động nghệ thuật và chủ đề phục vụ nghiên cứu. Đây là chủ đề mang tính cá nhân rất nhiều cho Willis.

Năm 2013, trong một bài viết trên tạp chí New York Times về show diễn “Framing Beauty” của mình, người nghệ sĩ đã hồi tưởng lại chính xác khoảnh khắc mà bà được nhìn thấy người da đen trong ảnh. Đó là hình ảnh trong cuốn The Sweet Flypaper of Life, một quyển sách được xuất bản lần đầu tiên băm 1955 với các bức ảnh được thực hiện bởi Roy DeCarava và viết bởi Langston Hughes. Khoảnh khắc ấy để lại tác động dai dẳng cho Willis và bà đã quyết đóng góp tiếng nói của mình vào sự hiện diện của người da đen vào lĩnh vực nhiếp ảnh trong quy chuẩn lịch sử nghệ thuật.

Với bằng cử nhân mỹ thuật, thạc sĩ mỹ thuật, thạc sĩ nghệ thuật và bằng tiến sĩ cùng với vô số các thành tựu như học bổng chương trình nghiên cứu sinh Guggenheim và MacArthur, Willis là minh chứng rằng làm nghệ thuật và tạo dựng lịch sử nghệ thuật có thể cùng tồn tại.

Deborah Willis (trái) cùng với sinh viên Michelle Perkins (phải) tại Johannesburg Art Gallery, 2016.

Linda Nochlin

Linda Nochlin tại phòng trưng bày Paul Kasmin Gallery, New York, năm 2014.
Nguồn ảnh: Patrick McMullan nhiếp ảnh gia của Clint Spaulding.

Việc phân tích những nhân vật nữ trong lịch sử nghệ thuật không thể hoàn thiện mà không nhắc đến luận văn tiêu biểu của Nochlin “Why Have There Been No Great Women Artist?” (Vì sao ta chưa từng có một nữ nghệ sĩ vĩ đại nào?). Được xuất bản lần đầu tiên năm 1971, bài luận tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều nhà phê bình, nghệ sĩ và nhà sử học nghệ thuật để có cái nhìn sâu sắc hơn về viễn cảnh khi mà thế giới nghệ thuật tiếp tục vận hành mà không có các nữ nghệ sĩ. Các tác phẩm quan trọng của bà cũng tạo ra những bàn luận quan trọng về các loại hình hội họa, điêu khắc chủ nghĩa hiện thực và đương đại.

Năm 2007, Nochlin đã làm đồng giám tuyển cho buổi triển lãm “Global Feminisms” tại bảo tàng Brooklyn Museum, show diễn mở đầu cho Elizabeth A. Sackler Center về nghệ thuật nữ quyền.

Royoko Suzuki, Blind, 2001. Trích từ show diễn Global Feminisms.
Ingrid Mwangi, Static Drift, 2001. Trích từ show diễn Global Feminisms.

Svetlana Alpers

Chân dung Svetlana Alpers.

Trong khi nhiều nhà sử học nghệ thuật tập trung vào Old Masters*, từ lâu là một nhóm nam nghệ sĩ có địa vị cao nhã, thì một người phụ nữ đã tác động mạnh mẽ đến cách thức mà các học giả và nhà phê bình tiếp cận loại hình nghệ thuật này.

*Old Masters: Trong lịch sử nghệ thuật, Old Masters dùng để chỉ bất kỳ họa sĩ lành nghề nào đã làm việc ở châu Âu trước khoảng năm 1800, hoặc một bức tranh của một nghệ sĩ như vậy.

Alpers nổi tiếng với ảnh hưởng của mình với ấn phẩm The Art of Describing: Dutch Art in the Seventeenth Century (Nghệ thuật mô tả: Nghệ thuật Hà Lan thế kỉ 17) năm 1983, yêu cầu nhà sử học nghệ thuật thay đổi sự quan tâm của họ từ việc tìm kiếm các biểu tượng trong hội họa sang nghiên cứu chúng sâu sắc hơn trong ngữ cảnh xã hội chính trị. Alpers đã đồng sáng lập nên tờ báo Representations Vol. 1 năm 1983 và làm giáo sư tại trường đại học California ở Berkeley từ năm 1962 đến 1994.

Ấn phẩm của Svetlana Alpers năm 1983.

Nada Shabout

Nada Shabout .

Là giám đốc thành lập Hiệp hội Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại từ thế giới Ả-rập, Iran và Thổ Nhĩ Kì, Shabout liên lục làm việc để tăng cường sự hiện diện của những cộng đồng thường bị bỏ qua trong thế giới nghệ thuật đương đại.

Bà là tác giả của nhiều bài viết quan trọng về chủ đề bao gồm Modern Arab Art: Formation of Arab Aesthetics (Nghệ thuật Ả Rập hiện đại: Sự hình thành của thẩm mỹ Ả-rập). Shabout cũng tập trung vào các nội dung về đạo đức với các bài viết như “The Iraqi Museum of Modern Art: Ethical Implications” (Bảo tàng Nghệ thuật Đương Đại I-rắc: Mối quan hệ mật thiết với đạo đức) và hiện tại bà là giáo sư tại trường đại học North Texas. Ngoài lĩnh vực học thuật, bà thường đóng góp vào các thảo luận xung quanh nền nghệ thuật Ả-rập cho các tổ chức truyền thông như NPR.

Ấn phẩm Modern Arab Art: Formation of Arab Aesthetics. Nada Shabout.

Taína Caragol

Taína Caragol.

Là giám tuyển cho mục Nghệ thuật và Lịch sử các nước La-tin tại Phòng trưng bày chân dung quốc gia tại Smithsonian, Caragol nghiên cứu lịch sử các nước La-tin thông qua góc nhìn của nghệ thuật vẽ chân dung.

Dù hoạt động hiện tại chủ yếu ở vị trí giám tuyển, trước đó bà có thời gian phục vụ ở các vị trí như người sưu tầm thư mục Mỹ La-tin cho viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại. Bà tập trung hoạt động nghệ thuật Mỹ La-tin từ năm 1750 đến hiện tại và sẽ đóng vai trò là tiếng nói quan trọng trong các thảo luận về lịch sử nghệ thuật các nước La-tin và sản xuất nghệ thuật đương đại của các nước Mỹ La-tin.

Caja de Memoria Viva II: Constancia Clemente-Colon bởi Adrian “Viajero” Roman, 
trích từ buổi triển lãm mà Taína Caragol làm giám tuyển.

Tác giả: Eva Recinos
Người dịch: Đáo
Nguồn: Artsy

Cùng tác giả

#Tag

female art historians feminism Heirstory nữ quyền

iDesign Must-try

Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
1928: Victoire của René Lalique Các tác phẩm của điêu khắc của Lalique gần như là hét lên rằng “Art Deco”, chuẩn mực đối với phong cách này tới mức…