7 nghệ sĩ nổi bật đang định hình lại nghệ thuật vẽ tranh chân dung (P1)
Theo sau nhiếp ảnh, các hoạ sĩ là những người bắt lại khoảnh khắc thị giác của nhân loại.
Vài bức ảnh chân dung được xem là cổ đại nhất được vẽ trên đá bởi người Ai Cập cổ như một cách để đưa các vị vua và thần linh của họ trở nên bất tử. Qua nhiều thế kỷ, thể loại chân dung truyền thống tiếp tục giữ vững vị thế để tái hiện lại hình ảnh hoàng tộc và những nhân vật quan trọng trong tôn giáo. Các hoạ sĩ vĩ đại nhất trong lĩnh vực này đều được đặt hàng để tạo nên các tác phẩm nhằm nắm bắt “cái thần” của chủ thể. Vì lý do này, những bức chân dung thời kỳ đầu thường thể hiện vẻ ngoài của nhân vật hơn là bản chất bên trong của họ.
Qua nhiều thời kỳ và phong trào nghệ thuật, vẽ tranh chân dung đã trải qua những biến đổi lớn cùng văn minh nhân loại. Từ những chân dung cao quý của thời đại Phục Hưng cho đến các bức ảnh mô tả cuộc sống tầng lớp trung lưu của phong trào Hiện thực, những nghệ sĩ đã phát triển phong cách của riêng mình, và một số người còn bắt đầu vẽ chân dung chính họ. Các hoạ sĩ nổi tiếng như Van Gogh, Mary Cassatt, Pablo Picasso, và Gustav Klimt đều giỏi trong việc mô tả biểu cảm con người, và truyền cảm hứng cho rất nhiều hoạ sĩ chân dung ngày nay thúc đẩy sự phát triển của thể loại này trong chiều hướng mới.
Dưới đây là 8 nghệ sĩ chân dung đương đại đã đem làn gió mới vào thể loại nghệ thuật cổ xưa này, mời các bạn cùng khám phá nhé.
1. Lauren Brevner
Lauren Brevner hiện đang là nghệ sĩ sống tại Vancouver. Cô tạo ra những bức ảnh chân dung đa chất liệu vẽ phụ nữ trông gần giống với phiên bản hiện đại của tranh Gustav Klimt. Xoá nhoà ranh giới giữa nghệ thuật đương đại và ngành thủ công truyền thống Nhật Bản, mỗi bức chân dung phong cách được vẽ trên bảng gỗ và cấu thành từ nhiều chất liệu, bao gồm sơn dầu và acrylic, nhựa resin, vàng miếng, và giấy truyền thống của Nhật.
2. Yasutomo Oka
Những tác phẩm của Yasutomo Oka có thể trông giống ảnh chụp hơn, nhưng mỗi bức chân dung thực sự được vẽ sơn dầu đấy. Mỗi bức tranh chân thực như ảnh chụp nắm bắt từng chi tiết của chủ thể, từ làn da mịn màng, suối tóc chảy dài, cho đến chất liệu quần áo. Như bất cứ nghệ sĩ đại tài thời xưa nào, Oka sử dụng mẫu thật lúc ban đầu, nhưng thường hoàn thành tranh bằng cách thêm thắt những chi tiết tưởng tượng cuối cùng vào chủ thể.
3. Kehinde Wiley
Chân dung cho cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, tác phẩm gần đây của nghệ sĩ Kehinde Wiley tại New York đã khai phá phong cách chân dung Phục hưng bằng cách thay thế những nhà triết học với người hiện đại. Các bức chân dung tuyệt vời của anh vẽ những nhân vật địa vị cao trong xã hội, bao quanh bởi hoa lá và các hoạ tiết trang trí liên quan đến nền văn hoá của họ.
4. Amy Sherald
Các tác phẩm chân dung của nghệ sĩ sống tại Baltimore Amy Sherald thách thức những định kiến khuôn đúc về người Mỹ gốc Phi và thắp lên ánh sáng về những khía cạnh thường bị lịch sử ngó lơ. “Chúng tôi cũng gặp phải những chuyện mà mọi người thường nghe, những giai thoại đầy đau đớn, áp bức và bóc lột,” cô nói. “Nhưng cũng có những mặt khác trong cuộc sống của người da màu mà mọi người thường không thấy được, và tôi đang thể hiện chúng cho họ thấy.”
Có thể đơn hàng nổi tiếng nhất của cô là vẽ Cựu Đệ nhất Phu nhân, Michelle Obama. Thể hiện trong phong cách đặc trưng của mình, Sherald miêu tả bà Obama trong tư thế chống cằm, mặc một chiếc váy Op-art, chiếc váy lấy cảm hứng từ nhà thiết kế Michelle Smith.
5. Frans Smit
Nghệ sĩ người Nam Mỹ Frans Smit tái hiện lại những bức chân dung châu Âu từ thế kỷ 13 đến 17 bằng cách chuyển đổi tác phẩm của các bậc hoạ sĩ đại tài thành những bức tranh sơn dầu trừu tượng. Xoá đi ranh giới giữa chân dung và nghệ thuật đường phố, tác phẩm của anh thể hiện những nét đặc trưng của chân dung truyền thống nhưng phủ lên đó những vệt màu làm biến dạng danh tính của nhân vật.
(còn tiếp)
- Bảo tàng Louvre ở Paris vừa mới bị ngập lụt?
- A Taste of Hanoi truyền tải phong cách ẩm thực Việt qua màu nước mộc mạc
- Câu chuyện đằng sau tuyệt tác “Luncheon of the Boating Party” của Renoir (P1)
Nguồn: mymodernmet