5 năm đầu tiên làm thiết kế | Kỳ 4: So sánh bản thân với người khác - cảm xúc tiêu cực phá hủy sự nghiệp bạn

Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến ​​thức mà bạn chỉ có thể nhận được ở tương lai. Vì vậy, bài viết này sẽ là chiếc “cẩm nang” nhỏ – nơi chia sẻ những điều các nhà thiết kế trước đã trải qua mà một lúc nào đó trong tương lai, bạn sẽ tự mình trải nghiệm.

Chào mừng bạn đến với “The First Five Years – Năm năm đầu tiên làm thiết kế”, nơi Mitch Goldstein, giáo sư thiết kế tại Học viện Công nghệ Rochester, sẽ trả lời các câu hỏi của độc giả liên quan đến những thách thức và khó khăn khi bắt đầu sự nghiệp.

Ở các kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu về “Những sai lầm dễ mắc phải và cách phòng tránh trong sự nghiệp làm thiết kế”, “Những điều quan trọng cần có trong portfolio của mình”“Có nên cố gắng thương lượng mức lương cho công việc đầu tiên của mình?”. Trong kỳ này, Mitch trả lời một câu hỏi về cách ngăn chặn cảm xúc tiêu cực khi so sánh bản thân với người khác.


Làm cách nào để ngưng những suy nghĩ tiêu cực?

Trong thời đại công nghệ số, con người dễ mắc một căn bệnh xã hội có tính chất tiêu cực đó là so sánh bản thân mình với người khác. Và bài viết này chính là cách để giúp bạn tìm ra lối thoát.

Đã từ rất lâu mọi người cho rằng thất bại là một phần quan trọng của sự phát triển – một kinh nghiệm học tập cần thiết để tiếp tục tiến lên. Đây là sự thật, và là một nhà giáo dục, tôi phải liên tục cho các sinh viên của mình hiểu rằng nếu không có cái nhìn sâu sắc về sự thất bại, thì không bao giờ có thể thành công. Thất bại có thể có giá trị, nhưng thất bại không phải là mục tiêu, nó không phải là thứ để phấn đấu, nó không phải là vấn đề – nó chỉ là sản phẩm phụ của việc thử những điều mới, chấp nhận rủi ro và học hỏi.

Và điều đó đưa chúng ta đến một luận điểm quan trọng: thất bại có thể mang đến cho bạn những bài học, nhưng cảm giác thất bại thì không. Trong thế giới ngày nay, bạn dễ dàng cảm thấy mình bị thất bại; một trong những phần tồi tệ nhất của internet nói chung và phương tiện truyền thông xã hội nói riêng là khả năng tiếp cận con người. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận đến thông tin trực tuyến của những người bạn ngưỡng mộ, sự kết nối nhanh chóng của các phương tiện truyền thông xã hội luôn thôi thúc bạn có những suy nghĩ so sánh thành công giữa bản thân và họ.

Minh hoạ bởi MadeByStudioJQ trong The Octane Playground 

Mọi người – thậm chí là siêu sao – luôn cảm thấy mình như một kẻ mạo danh mọi lúc mọi nơi.

Việc kết nối internet luôn là điều cần thiết, tuy nhiên đừng để chúng cản trở sự phát triển của chính bạn. Bạn là bạn. Bạn không phải là người khác, và một trong những điều phá hủy bạn nhanh nhất là liên tục so sánh công việc của bạn với công việc của người khác, thành tích của bạn với người khác và sự công nhận của bạn với người khác. Ngưỡng mộ những người giỏi là điều tốt, theo dõi những thành công của họ không có gì là xấu và có thể đó là một động lực hay cảm hứng tốt đẹp. Nhưng cảm thấy đau khổ về bản thân vì bạn đã không làm những điều tương tự mới là xấu. Suy cho cùng chúng chỉ là sự kỳ vọng được như những người nổi tiếng, điều này là một thói quen độc hại mà bạn phải cố gắng ngăn chặn. Tất cả họ đều có xuất phát điểm giống nhau, tất cả họ đều có những dự án tốt và những dự án đó đều có thế thất bại, họ cũng có lúc cảm thấy thất bại và cảm thấy muốn được thành công – giống như bạn.

Và sau đó, hội chứng kẻ mạo danh sẽ làm tư tưởng của bạn trầm trọng thêm bởi sự kết nối với internet. Tôi không nghĩ rằng “kẻ mạo danh” là một hội chứng, tôi nghĩ đó đơn giản là một phần của tâm trạng con người. Mọi người – thậm chí là siêu sao – đều cảm thấy mình như một kẻ mạo danh lúc này hay lúc khác. Đây không phải là một điều xấu, và tiếp cận các ý tưởng sáng tạo như một kẻ mạo danh có thể có lợi – bạn đang đến với một cái gì đó bằng cái nhìn mới, và có thể thấy những điều mà các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm có thể không nhận ra.

Thật vậy, thiết kế là một công việc trừu tượng chủ yếu tồn tại trong khu vực “giao thoa” giữa quan điểm và giải thích. Chính xác những gì bạn đang làm là một món quà, bởi vì không có câu trả lời nào đúng tuyệt đối, và đây là điều làm nên một thiết kế vô cùng thú vị. Có một lý do tại sao người ta thường gọi thiết kế là một môn “thực hành sáng tạo”, thay vì “sáng tạo biết-chính xác-cách-làm-nó-hoàn hảo.”

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: 99u
Tác giả: Mitch Goldstein

Cùng tác giả

#Tag

chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm khi làm thiết kế Mitch Goldstein năm năm đầu tiên làm thiết kế quá trình thiết kế sự nghiệp làm thiết kế the first five years

iDesign Must-try

Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nếu bạn đang tìm cách để nâng cao kỹ năng thiết kế logo của mình, thì chắc chắn đây là bài viết hữu ích dành cho bạn. Bài viết này…
Các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền như thế nào?
Các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền như thế nào?
Mặc dù chưa ai trực tiếp hỏi tôi cách phòng trưng bày của tôi kiếm tiền như thế nào, nhưng câu hỏi ‘phòng trưng bày kiếm tiền như thế nào?’…
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
Đã nhiều lần bạn muốn tự mình vẽ ra những bộ truyện tranh thú vị, nhưng bạn không biết vẽ, hoặc vẽ không đẹp, hoặc không có khiếu hài hước.…
Làm thế nào để tôi ngừng quên những gì đã học?
Làm thế nào để tôi ngừng quên những gì đã học?
Tại sao bạn quên hầu hết nội dung những cuốn sách hay bài blog chỉ sau vài giờ? Tôi đã ngồi trong quán cà phê suốt hai giờ, đọc vô…
5 năm đầu tiên làm thiết kế| Kỳ 5: Làm thế nào để phát triển sự nghiệp khi hạn hẹp về kinh phí?
5 năm đầu tiên làm thiết kế| Kỳ 5: Làm thế nào để phát triển sự nghiệp khi hạn hẹp về kinh phí?
Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến…
‘Hội chứng kẻ mạo danh’ và cảm giác nghi ngờ bản thân trong nội tâm nhà thiết kế
‘Hội chứng kẻ mạo danh’ và cảm giác nghi ngờ bản thân trong nội tâm nhà thiết kế
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều đã trải qua một hội chứng mang tên Impostor syndrome (Hội chứng kẻ mạo danh) ở thời điểm này hay thời điểm…