5 năm đầu tiên làm thiết kế | Kỳ 2: Điều gì nên có trong portfolio của bạn?

Nhà tuyển dụng sẽ xem xét cùng lúc hàng chục đến hàng trăm portfolio của các ứng viên, vậy điều gì sẽ giúp bạn trở nên độc đáo và nổi bật hơn những đối thủ khác?

Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến ​​thức mà bạn chỉ có thể nhận được ở tương lai. Vì vậy, bài viết này sẽ là chiếc “cẩm nang” nhỏ – nơi chia sẻ những điều các nhà thiết kế trước đã trải qua mà một lúc nào đó trong tương lai, bạn sẽ tự mình trải nghiệm.

Chào mừng bạn đến với “The First Five Years – Năm năm đầu tiên làm thiết kế”, nơi Mitch Goldstein, giáo sư thiết kế tại Học viện Công nghệ Rochester, sẽ trả lời các câu hỏi của độc giả liên quan đến những thách thức và khó khăn khi bắt đầu sự nghiệp sáng tạoKì này, Mitch sẽ trả lời câu hỏi về việc tạo ra một portfolio hiệu quả.


Điều gì nên có trong portfolio của bạn?

Portfolio không chỉ thể hiện kỹ năng và khả năng mà còn là danh sách kiểm tra những thứ bạn biết cách thực hiện. Một portfolio tốt cũng thể hiện quan điểm ​​và suy nghĩ của bạn về thiết kế. Đó là câu chuyện về mối quan hệ giữa người làm sáng tạo và tác phẩm cuối cùng. Các công ty và khách hàng không thuê portfolio để làm việc, họ thuê một con người, nhưng quan trọng hơn hết – portfolio lại là thứ đại diện cho người đó.

Mitch cùng vợ và đối tác sáng tạo Anne Jordan trình bày các thiết kế bìa sách trong portfolio của họ bởi vì đây là công việc mà họ muốn làm.

Portfolio nên có một vài điều quan trọng sau: đầu tiên, tôi muốn thấy rằng bạn có khả năng tạo ra sản phẩm tinh tế, rõ ràng, chi tiết từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.

Tôi muốn xem những thiết kế xuất sắc nhất, đó là lý do tại sao bạn không bao giờ nên thêm các thiết kế phụ chỉ để lấp đầy không gian. Khách hàng cần thấy 5 dự án xuất sắc hơn là 5 dự án xuất sắc trộn lẫn với 5 dự án tầm thường. Điều rất quan trọng là bạn có thể giải thích rõ ràng về dự án, cũng như mức độ tham gia của bạn vào từng dự án. Portfolio có thể là thứ đưa bạn “lọt vòng gửi xe”, nhưng cuộc trò chuyện về những gì bạn đã làm và lý do tại sao bạn làm nó mới chính là điều giúp bạn có được công việc. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tự tin vào các giải pháp của mình và có thể giải thích về các lựa chọn mà bạn đã quyết định.

Yếu tố kể trên giúp tôi hiểu rằng bạn có thể thực hiện công việc. Tiếp theo, tôi muốn nhìn thấy ‘bạn’ trong các sản phẩm của bạn. Đây là lý do tại sao một portfolio tốt nên bao gồm các thiết kế mang tính cá nhân, thử nghiệm hơn là những sản phẩm quá trau chuốt hình ảnh. Nếu bạn từng trải qua công việc khiến bạn bị ám ảnh, công việc khiến bạn thức đêm, tôi thực sự muốn xem nó. Đừng để thương hiệu làm rào cản đối với bạn – không nhất thiết phải là thiết kế của Google, chỉ cần đó là thứ bạn quan tâm sâu sắc. Ngoài ra, còn những loại nghệ thuật nào khác mà bạn quan tâm ngoài thiết kế? Vẽ tranh, điêu khắc, nhiếp ảnh, tất cả đều được tính nếu nó quan trọng với bạn và là mối quan hệ của bạn với việc thực hành sáng tạo.

Cuối cùng, bạn nên đưa các thiết kế bạn muốn làm nhiều hơn và loại bỏ những thiết kế bạn ít quan tâm. Bạn sẽ nhận lại những gì bạn đưa ra – nếu bạn không muốn thiết kế trang web, đừng đưa thiết kế website vào portfolio của bạn. Nếu bạn muốn thiết kế bìa sách, hãy đảm bảo portfolio có nhiều bìa sách. Có một tầm nhìn rõ ràng về những gì bạn muốn rất quan trọng và portfolio của bạn nên phản ánh điều đó trong nội dung. Nó luôn luôn phải rõ ràng để người xem nhìn vào sẽ hiểu rõ những thứ bạn quan tâm và những thứ bạn không quan tâm. Ngoài ra, nhà tuyển dụng rất muốn nhìn thấy quan điểm của bạn đối với thiết kế, hãy để người khác hiểu rằng đó là một công việc quan trọng đối với bạn, chứ không phải chỉ là những thứ bạn phải làm.

Luôn nhớ rằng: nó không đơn thuần là portfolio, nó chính là bạn.


Về tác giả Mitch Goldstein

Mitch là trợ lý giáo sư tại Học viện Công nghệ Rochester. Trong thập kỷ qua, ông cũng đã giảng dạy tại Trường Thiết kế Rhode Island, Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia và Đại học Nghệ thuật Maryland.


Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Mitch Goldstein

Cùng tác giả

#Tag

chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm khi làm thiết kế Mitch Goldstein năm năm đầu tiên làm thiết kế quá trình thiết kế sự nghiệp làm thiết kế

iDesign Must-try

Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nâng cao kỹ năng thiết kế logo với 6 lời khuyên từ chuyên gia kinh nghiệm
Nếu bạn đang tìm cách để nâng cao kỹ năng thiết kế logo của mình, thì chắc chắn đây là bài viết hữu ích dành cho bạn. Bài viết này…
Các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền như thế nào?
Các phòng trưng bày nghệ thuật kiếm tiền như thế nào?
Mặc dù chưa ai trực tiếp hỏi tôi cách phòng trưng bày của tôi kiếm tiền như thế nào, nhưng câu hỏi ‘phòng trưng bày kiếm tiền như thế nào?’…
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
‘Thật như đùa’ - Tuyệt chiêu vẽ truyện tranh khi bạn không biết vẽ
Đã nhiều lần bạn muốn tự mình vẽ ra những bộ truyện tranh thú vị, nhưng bạn không biết vẽ, hoặc vẽ không đẹp, hoặc không có khiếu hài hước.…
Làm thế nào để tôi ngừng quên những gì đã học?
Làm thế nào để tôi ngừng quên những gì đã học?
Tại sao bạn quên hầu hết nội dung những cuốn sách hay bài blog chỉ sau vài giờ? Tôi đã ngồi trong quán cà phê suốt hai giờ, đọc vô…
5 năm đầu tiên làm thiết kế| Kỳ 5: Làm thế nào để phát triển sự nghiệp khi hạn hẹp về kinh phí?
5 năm đầu tiên làm thiết kế| Kỳ 5: Làm thế nào để phát triển sự nghiệp khi hạn hẹp về kinh phí?
Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến…
5 năm đầu tiên làm thiết kế | Kỳ 4: So sánh bản thân với người khác - cảm xúc tiêu cực phá hủy sự nghiệp bạn
5 năm đầu tiên làm thiết kế | Kỳ 4: So sánh bản thân với người khác - cảm xúc tiêu cực phá hủy sự nghiệp bạn
Bắt đầu sự nghiệp sáng tạo luôn là những cung đường đầy khó khăn. Bạn tràn trề năng lượng và nhiều tham vọng, nhưng bạn thiếu kinh nghiệm – loại kiến…