5 kiệt tác về tình yêu lãng mạn nhất của lịch sử nghệ thuật

Trong suốt lịch sử nghệ thuật, vẻ đẹp tình yêu đôi lứa đã thu hút nhiều nghệ sĩ từ mọi tầng lớp xã hội. Được mô tả với nhiều phong cách khác nhau và được hiển thị trong vô số phương tiện, sự say đắm trong tình yêu đã nhiều lần chinh phục được người xem.

Hôm nay hãy cùng iDesign chiêm ngưỡng và khám phá năm tác phẩm nổi bật về tình yêu trong số rất nhiều tác phẩm về chủ đề này nhé! Những kiệt tác này đều chứng minh rằng nghệ thuật và tình yêu là một sự kết hợp hoàn hảo.

1. Psyche Revived by Cupid’s Kiss – Antonio Canova

“Psyche Revived by Cupid’s Kiss,” 1793 

Psyche Revived by Cupid’s Kiss là một trong những tác phẩm điêu khắc được yêu thích nhất của Chủ nghĩa Tân cổ điển. Lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu của Cupid – một vị thần tình yêu của La Mã (phỏng theo thần Eros của Hy Lạp ) và Psyche – một nữ thần hóa người, kiệt tác bằng đá cẩm thạch này được chạm khắc bởi nhà điêu khắc người Ý Antonio Canova vào năm 1793.

Tác phẩm mô tả khoảnh khắc cảm động khi Psyche – người đã chìm vào giấc ngủ say như chết sau khi mở chiếc hộp cấm và sau đó được đánh thức bởi nụ hôn từ thần Cupid – chồng cô. Canova khéo léo nắm bắt được cảm xúc cao cả và nhân văn trong tình cảnh này với các biểu cảm sống động như thật và cảm giác thân mật giữa các nhân vật.

“Thần Cupid nâng Psyche yêu quý của mình trong vòng tay âu yếm, gương mặt hai người hạnh phúc khi được gần kề nhau” – bảo tàng Louvre, nơi tác phẩm hiện đang được đặt. “Psyche thả mình từ từ về phía sau, ôm đầu người mình yêu một cách ân cần.”

2. The Kiss – Gustave Klimt

 “The Kiss,” 1907-1908 

Nghệ sĩ người Áo – Gustav Klimt đã vẽ The Kiss vào thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của mình. Trong thời kỳ rực rỡ này, Klimt nhiều lần thử nghiệm nhiều phong cách khác nhau và tạo ra những bức tranh tiên phong với các mặt phẳng rõ rệt, hoa văn phức tạp và các chi tiết trang trí tinh xảo. The kiss là tác phẩm tiêu biểu của ông toát lên vẻ đẹp thanh tao và cũng thể hiện một sở thích khác của Klimt: khắc họa các chủ đề gần gũi.

The Kiss thể hiện một cặp đôi đang ôm nhau yêu thương. Họ đang quỳ gối trong một khu vườn đầy hoa, người đàn ông nghiêng người để hôn bạn tình của mình, âu yếm ôm lấy khuôn mặt cô và luồng tay qua mái tóc đính hoa của cô. Nhắm mắt bình yên, người phụ nữ vòng tay ôm anh, đón nhận và đón chờ nụ hôn của người tình.

Klimt không bao giờ tiết lộ danh tính của các nhân vật. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người cho rằng ông đã lấy cảm hứng bởi nghệ sĩ và người bạn đồng hành của anh ấy (và có lẽ là người yêu) Emilie Flöge, một nhà thiết kế thời trang người Vienna. Giống như chính bức tranh, mối quan hệ của họ được bao phủ trong một bí ẩn lấp lánh.

3. Love – Robert Indiana

Robert Indiana, “Love” Stock Photos from Christian Mueller/Shutterstock)

Kể từ năm 1970, các tác phẩm điêu khắc Love với quy mô lớn của Robert Indiana đã xuất hiện ở các thành phố trên thế giới. Mặc dù những tác phẩm Pop Art này mang một ý nghĩa lãng mạn, nhưng ý tưởng ban đầu của chúng ít liên quan đến Valentine mà mang tinh thần Giáng sinh nhiều hơn.

Trên thực tế, Indiana ban đầu đã đưa ra một thiết kế quen thuộc – một tập hợp các chữ cái xếp chồng lên nhau thành từ “LOVE” – dành cho thẻ kỳ nghỉ của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nguồn gốc của mô-típ này thực sự bắt nguồn từ sự giáo dục tôn giáo của Indiana“Khi còn nhỏ, tôi được nuôi dạy như một nhà khoa học Cơ đốc giáo,” Indiana giải thích trong một bức thư gửi cho một nhà sưu tập nghệ thuật.

Trong những năm qua, các tác phẩm điêu khắc của Indiana đã được trưng bày ở nhiều nơi. 

4. In Bed, The Kiss – Henri Toulouse-Lautrec

“In Bed, The Kiss,” c. 1892-1893

Họa sĩ và nhà thiết kế đồ họa theo trường phái Hậu Ấn tượng – Henri de Toulouse-Lautrec nổi tiếng với các poster, bản in và tranh vẽ Paris qua nhiều thế kỷ. Trong khi hầu hết các tác phẩm đều phác họa cuộc sống về đêm của thành phố tình yêu Paris, một số tác phẩm khác lại mang đến cái nhìn thoáng qua về những cảnh thân mật như In Bed, The Kiss .

Được vẽ vào năm 1892, bức tranh sơn dầu khắc họa nụ hôn say đắm trên giường giữa hai người phụ nữ. Có đồn đoán cho rằng nhân vật chính trong bức họa là hai người phụ nữ bán hoa tại Paris, một trong số đó là nàng thơ trong loạt tác phẩm của Toulouse-Lautrec. Tương tự những bức họa về nhà thổ khác của người họa sĩ, ‘In Bed, The Kiss’ đặc tả cuộc sống của những người phụ nữ này. Điểm đặc biệt của tác phẩm, tuy vậy, chính là xúc cảm chân thật được lột tả qua khung hình, dưới ngòi bút mạnh mẽ và đầy sinh lực của tác giả, bên cạnh nghệ thuật sử dụng màu sắc với năng lực biểu cảm.

Toulouse-Lautrec còn khám phá cuộc sống tại các nhà thổ đương thời qua loạt tác phẩm in thạch bản ‘Elles’. Ngày nay, ‘Elles’ được đón nhận rộng rãi. Tuy vậy, trong quá khứ, nó không được đánh giá cao, bởi khi ấy, công chúng không mấy quan tâm tới “sự thân mật thể xác trần tục” được phản ánh qua tác phẩm. Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại giải thích: “Nhà xuất bản nghệ thuật Gustave Pellet, người được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm khiêu dâm đã thất bại trong khâu quảng bá ‘Elles’ bởi tác phẩm không truyền tải sự khoái lạc trần tục, thay vào đó, nó là bức chân dung về những người phụ nữ Lautrec tiếp xúc trực tiếp cùng hoàn cảnh nơi họ sống và làm việc.”

5. The Kiss – Auguste Rodin

 “The Kiss,” 1901

Nhà điêu khắc người Pháp – Auguste Rodin đã hoàn thiện bức tượng ‘The Kiss’, tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch trong khoảng 1888 tới 1898. Bức tượng độc đáo toát ra sức mạnh nội tâm mang đậm chất hiện thực. Rodin đã tạo nên một kiệt tác hoàn mỹ ở mọi góc độ, tác giả khắc họa nhân vật chính trong trạng thái khỏa thân nhằm lột tả những cảm xúc chân thật nhất, điều ông muốn người xem nhận thấy ngay khi chiêm ngưỡng tác phẩm. Dù cả hai nhân vật đều khỏa thân nhưng nhờ kỹ thuật tạo tác kỳ tài, cảm xúc mà họ mang đến là khát khao bị ngăn cấm, là tình yêu vô cùng trong sáng và không mang nặng khoái cảm nhục dục. Có thể nói, ‘The Kiss’ là một trong những tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất mọi thời đại.

Mới đầu, Auguste Rodin có ý định khắc tạc bức tượng như một phần thuộc dự án đồ sộ Gates of Hell (Cổng Địa Ngục), được truyền cảm hứng từ tác phẩm Inferno (Địa Ngục) của Dante. Nhân vật chính của ‘The Kiss’ là Francesca da Rimini, con gái của Chúa tể vùng Ravenna – Ý vào thế kỷ 13, người từng xuất hiện trong tác phẩm Divine Comedy (Siêu phẩm hài kịch của Dante), cùng nhân tình là người em ruột của chồng cô.

Sau khi hoàn thiện bức tượng, Rodin nhận thấy nó như một món đồ trang hoàng lớn. Bởi vậy, ông đã quyết định tách nó ra thành một tác phẩm độc lập và chỉnh sửa lại một vài chi tiết. Chính quyết định này đã mang tới cho chúng ta một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc được biết đến và yêu thích rộng rãi như ngày nay.  

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

antonio canova Auguste Rodin gustav klimt Heirstory henri toulouse lautrec love robert indiana The Kiss

iDesign Must-try

/Tách Lớp/ Chúng ta thấy gì trong ánh mắt ưu tư của Egon Schiele
/Tách Lớp/ Chúng ta thấy gì trong ánh mắt ưu tư của Egon Schiele
Mỗi bức chân dung tự họa của Egon Schiele là một mảnh ghép tâm hồn thấu cảm, đưa người xem lang thang trong thế giới dị biệt của vô vàn…
Henri Toulouse-Lautrec - Các tác phẩm nổi bật (Phần 2)
Henri Toulouse-Lautrec - Các tác phẩm nổi bật (Phần 2)
Toulouse-Lautrec là một người vượt qua được định kiến xã hội, ông xuất thân quý tộc, giàu có và làm bạn với những thành phần “hạ lưu”, “bất hảo” của…
Henri Toulouse-Lautrec (Phần 1)
Henri Toulouse-Lautrec (Phần 1)
Toulouse-Lautrec có thể được nhớ đến nhiều nhất như là một bậc thầy về áp phích Art Nouveau, nhưng cá nhân kỳ thú này chỉ cao có một mét rưỡi,…
/Tách Lớp/ Những chi tiết ẩn trong bức ‘Chân dung Adele Bloch-Bauer I’ của Gustav Klimt
/Tách Lớp/ Những chi tiết ẩn trong bức ‘Chân dung Adele Bloch-Bauer I’ của Gustav Klimt
Xuyên suốt trong lịch sử hội họa thế giới, hiếm có ai miêu tả vẻ đẹp người phụ nữ sang trọng và lộng lẫy như cách Klimt từng thể hiện.…
Trào lưu chủ nghĩa biểu tượng (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Trào lưu chủ nghĩa biểu tượng (Phần 3) - Các tác phẩm nổi bật
Trong phần thứ ba tức phần cuối cùng của loạt bài về trào lưu chủ nghĩa Biểu tượng, ta sẽ tìm hiểu các tác phẩm nổi bật của trào lưu…
Trào lưu chủ nghĩa Biểu tượng (phần 2)
Trào lưu chủ nghĩa Biểu tượng (phần 2)
“Trong nghệ thuật này, những cảnh trí từ thiên nhiên, các hoạt động của con người, và tất cả những hiện tượng thật khác trong thế giới không nhất thiết…