4 xu hướng layout nổi bật trong năm 2015

Web đang thay đổi rất nhiều trong thập kỷ vừa qua, nhưng không phải tất cả đều thay đổi. Nếu bạn nhìn lại cách đây 10 năm chúng ta sẽ thấy rằng web đã có tồn tại những mẫu layout rất quen thuộc tại nhiều trang. Những mẫu này có sự thống nhất về header, footer, menu và khu vực nội dung. Đó là những gì web được mong đợi với layout.

Khi chúng ta phát triển cùng với Macromedia Flash, thứ cho phép chúng ta tạo ra một kỷ nguyên mới về layout. Các layout lúc đó không cần phải theo khuôn mẫu nghiêm ngặt. Và dĩ nhiên sự bùng nổ của flash đã khiến những khuôn mẫu trở nên bị lu mờ một chút… tôi nói một chút, vì nó đã trở lại và lợi hại hơn xưa.

Nếu có một thống kê về những trang web phổ biến đang dùng layout nào, bạn sẽ không ngạc nhiên với việc cấu trúc cơ bản là mọi thứ nhưng không có định. Nó có thể thay đổi được ở những nơi nó hiển thị (trên các thiết bị). Đối với tôi là khả năng tuỳ biến linh hoạt (responsive) là thứ tuyệt nhất của web từng tạo ra. Chỉ tiêu mới là không có những khuôn mẫu cố định nào cả.

Tất cả những thứ đó nói lên chúng ta có thể quan sát một số xu hướng ở tầm cao về thiết kế web, những gì tôi cho là những layout khác thường. Khác thường vì chúng không theo những công thức có sẵn, hoặc các hệ thống đã được xác định.

Những gì chúng ta thấy ở đây những xu hướng kết hợp thú vị và những layout hiếm gặp, hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho bạn để khám phá những cấu trúc cơ bản mà bạn đang áp dụng cho thíêt kế. Hãy cùng xem.

Split Screens – Chia màn hình

Chúng tôi tìm thấy những trang chia màn hình theo chiều dọc. Có thể có nhiều lý do để làm điều này, và trong một số mẫu tham do tôi thấy có hai lý do chính.

Đầu tiên là, thiết kế có thể có thực có hai yếu tố chính khá quan trọng. Một cách tiếp cận thông thường với thiết kế web là lựa chọn điều gì quan trọng. Điều quan trọng là sau đó nó phản ánh về phân cấp và cấu trúc của thiết kế.

Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn thực sự có 2 thứ đều quan trọng? cách tiếp cận này cho phép bạn làm nổi bật cả hai đều và cho phép người dùng lựa chọn một trong hai thứ.

Lý do thứ hai tôi thấy với cách tiếp cận này là, đôi khi bạn cần truyền đạt cùng lúc hai thứ. Hãy xem Eight and Four web để thấy ví dụ. Ở đây họ muốn truyền đạt thực tế là điểm mạnh cốt lõi của họ là khả năng digital và những nhân viên xuất chúng. Cả hai thứ này làm nên tên tuổi của họ. Chia màn hình làm hai phần là cách đáng yêu để thể hiện điều này. Và tôi thực sự yêu thích cách dấu & nằm giữa hai bên.

split-web-01

split-web-05

split-web-04

split-web-03

split-web-02

No Chrome – Không cần khuôn

Một trong những yếu tố chính được sử dụng trong thiết kế web bao gồm các thứ như; boxes, border, shapes và những phần chứa chữ để sử dụng nhằm ngăn cách các trang. Hãy xem những thiết kế header, nơi các yếu tố bị gom lại chật chội và riêng biệt với phần nội dung. Một xu hướng phổ biến bây giờ là bỏ đi những phần khuôn này.

Đây là cách tiếp cận tối gỉan, nhưng nó đi xa hơn và có những thứ thú vị để xem. Trong ví dụ dưới đây các trang web đã bỏ đi những khái niệm về header và footer. Thay vào đó nó cho cảm giác như một ngôi nhà tương tác. Phân cấp của nội dung là chủ yếu với cách tổ chức đi từ trái qua phải, giúp cho bố cục vô cùng thu hút.

Những phần chia rẽ vùng điều hướng với nội dung đơn giản là không cần thiết. Thay thế là những sản phẩm tuyệt vời toả sáng.

nochrome-05

Trong ví dụ này, họ đã loại bỏ quan niệm của một header và footer. Nó cho chúng ta cảm thấy giống như một kiosk tương tác. Phân cấp nội dung chủ yếu được tổ chức từ trái qua phải, giúp việc bố trí rất trực quan. Và phần đóng khung (chrome) nhằm để điều hướng hướng tách biệt với nội dung đơn giản là không cần thiết. Thay vào đó, các sản phẩm đẹp tự do tỏa sáng.

nochrome-03

Ở ví dụ này thì nội dung lại được nhấn mạnh rất tốt bằng cách bỏ đi những cảm giác về header hay footer. Thay vì việc đọc header trước tiên, bạn đọc được tên của công ty và những gì họ làm một cách dễ dàng (và cả nơi họ làm việc). Phần điều hướng được chạy theo. Một cách tuyệt hảo để nhấn mạnh thương hiệu trước khi người dùng có thể đi tới những phần tiếp theo.

Nó tạo ra một luồng (flow) theo dõi độc đáo. Càng thú vị hơn khi bạn scroll trang để có thể thấy được header và rê chuột để thấy phần đóng khung. Một layout đẹp được sử dụng một cách ấn tượng.

nochrome-01

nochrome-02

nochrome-04

Mô đun hay dựa trên lưới – Modular or Grid based.

Kế tiếp là chúng ta đi tới những bố cục được xây dựng dựa trên những mô đun hoặc cấu trúc lưới. Trong các thiết kế này, mỗi mô đun có thể dịch chuyển dựa trên kích thước màn hình. Nó không không phải là cách tiếp cận mới, nhưng cách chúng dịch chuyển linh hoạt (responsive) khiến thiết kế trở nên vô cùng hữu ích.

grid-01

Ví dụ dưới đây chứng minh hoàn hảo ý tưởng. Thiết kế hoàn toàn linh hoạt. Với mỗi kích thước màn hình, các mô đun lập tức thay đổi tương ứng để có thể kín hết màn hình. Họ có điểm tốt khi giới thiệu một yếu tố (tại kích thước màn hình lớn), mà phá vỡ sự cứng nhắc giữa các mô đun.

grid-02

Ví dụ dưới là một phiên bản “dữ” hơn của các mẫu (pattern). Nó dĩ nhiên nắm cách tiếp cận mô dun, cho phép chúng dễ dàng dịch chuyển nội dung vào và ra nếu cần. Nhưng có một yếu tố thiết kế quan trọng ở đây, mà ví dụ trước không có. Kích thước của mô đun đa dạng để phản ánh thứ tự quan trọng và vị trí của nó trong việc phân cấp hình ảnh.

Một yếu tố rủi ro của cách tiếp cận mô đun là khiến mọi thứ cùng một kích thước, có nghĩa là bạn khó lòng có thể nhấn mạnh thứ gì đó. Tuy vậy, ví dụ này cho phép sáng tỏ yếu tố nào quan trọng trong thiết kế.

grid-05

grid-04

grid-03

Làm kín một màn hình (filling in signle screen)

Cuối cùng chúgn tôi có những trang web sử dụng cách tiếp cận nơi mà thiết kế có thể hoàn toàn nằm trong một khung hình. Nó là một thành phần của thiết kế linh hoạt theo cách tất cả nằm trong một khung hình.

Kiểu thiết kế nằm hoàn toàn trong khung hình này sẽ không có thanh lăn bên phải. Việc mất đi thanh lăn chuột có nghĩa nội dung hoàn toàn được tập trung, và phân cấp nội dung dễ dàng hơn nhiều. Tôi thấy sự tập trung và sáng sủa ở những trang web này.

full-01

full-02

full-03

full-04

full-05

Theo webdesignerdepot

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.