200 thời điểm đáng nhớ nhất của thiết kế (p8)

Tiếp tục tới phần 8 củahành trình điểm lại các mốc thiết kế quan trọng trải qua trongthời gian hoạt độngcủa tạp chí Nghệ thuật đồ họa (ComputerArt).

101. SỰ GIA NHẬP CỦA CÔNG TY EBOY

Nền công nghiệp đồ họa thủa ban đầuxây dựng các hình ảnh đơn giản theo bằng các pixel, sau đó ngành công nghiệp này đã nỗ lực về công nghệ để ngày càng hiện thực hóa nó.

pixel-art

Steffen Sauerteig, Svend Smital và Kai Vermeer đã thành lập eBoy năm 1997 và đón nhận tính thẩm mỹ số sơ khai đó, biến nó thành một phong cách minh họa vô cùng phổ biến bởi tất cả những gì mà nó sở hữu.

102. STUDIO ‘”UNIVERSAL EVERYTHING” VÀ HÃNG NOKIA

Mang phong cách cá nhân riêng, tính truyền đạt cao và làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn: tuy khó tin, nhưng hàng ngàn quả bóng, một số có màu sắc, một số chỉ là đen và trắng va chạm với nhau để kể về một câu chuyện ấn tượng và giàu cảm xúc khi Studio Universal Everything sáng tạo nên bộ film nghệ thuật quảng cáo cho Smartphone E71 của Nokia năm 2008.

103 ALBUM “SET THE TWILIGHT REELING”

Một công việc cảm tính đã đưa Stefan Sagmeister trở thành nhà thiết kế tiếng tăm năm 1996.Trên poster cho album “Set the Twilight Reeling” của Lou Reed, ông viết kín lên cả khuôn mặt ca sĩ.

sagmeister_02

Trong khi một poster hấp dẫn khác của ông quảng cáo cho AIGA (học viện nghệ thuật đồ họa Mỹ) thể hiện ấn phẩm Fresh Dialogue, nổi bật với hình ảnh hai cái lưỡi căng lên phiền phức. Sau đó, năm 1999 ông lên bìa ấn phẩm đó bằng cách khắc chữ vào da thịt mình trên một poster khác của AIGA.

104 SỰ PHỨC TẠP CỦA SI SCOTT

si-scott

Những đường nét nghệ thuật vặn xoáy đẹp mắt bật ra khỏi nét chữ in đậm, tỏa đi tinh tế từ các dạng chữ, tìm ra không gian mới và sáng tạo nên một dáng vẻ mới: cách tạo chữ trang trí của Si Scott thật sự bắt mắt khi ông bất ngờ nổi tiếng năm 2006.

Ông đi tới ý tưởng sáng tạo những minh họa và các tác phẩm chuyển động tuyệt vời, hiện giờ ông đang theo đuổi lĩnh vực sáng tạo 3D.

Xem thêm các tác phẩm của Si Scott tại đây.

105. “SUNSHINE, IN A BAG”

Tên một bài hát của nhóm Gorillaz. Có thể nói rằng, ban nhạc được minh họa đầu tiên của thế giới- Gorillaz là một mô hình được kết hợp bởi Damon Albarn của ban nhạc Blur và nghệ sĩ truyện tranh Jamie Hewlett năm 1997.

Sau đó, đạo diễn hình ảnh động Pete Candeland tham gia cùng họ, ông sáng tạo nên toàn bộ các video. Đĩa mở rộng (EP) đầu tiên (EP: extended play), " Tomorrow Comes Today” phát hành năm 2001 giới thiệu các thành viên tiếp theo: Murdoc, 2D, Noodle và Russel Hobbs

106 MINH HỌA BÌA CỦA JON BURGERMAN

john_BURGERMAN

Một trong những nghệ sĩ minh họa yêu thích của chúng tôi, Jon Burgermanhas đã sáng tạo nên một vài trang bìa cho tạp chí Nghệ thuật đồ họa những năm qua.

Số 127 trong tháng 9 năm 2006 là tác phẩm đầu tiên – ông hăng hái tạo ra một bố cục với những nét nghuệch ngoạc các nhân vật kỳ quặc cùng với rất nhiều màu sắc. Trong số 151 ông trở lại minh họa trên trang bìa của chúng tôi và chia sẻ suy nghĩ ẩn sau của ông về Gallery trưng bày mà ông đang tự mình bắt đầu .

107 CHIA TAY MÀU BEIGE

Năm 1999 các máy tính xử lý Photoshop tốt hơn hơn bao giờ hết, trong khi máy tính Mac vẫn còn là những chiếc hộp màu beige đắt tiền – cho đến khi Apple tung ra sản phẩm máy Power Mac G3 với màu xanh thông minh và lớp vỏ nhựa Perspex, Mac trở lại công việc sáng tạo phần mềm Radar Pro.

108 PHẦN MỀM FREEHAND NGỪNG PHÁT TRIỂN

Trước khi Adobe mua lại Macromedia và dòng phần mềm của hãng này năm 2005, chương trình vẽ vector Freehand vẫn là một sự lựa chọn rất phổ biến đối với các nhà thiết kế, năm 2001 chúng tôi phát hiện ra rằng khi chúng tôi tiết lộ về một bản sao đầy đủ, miễn phí của FreeHand 7 trên bìa đĩa CD của chúng tôi thì số đó bán hết sạch .

Tuy nhiên, kể từ năm 2007 Adobe đã ngừng phát triển Freehand để làm lợi cho sản phẩm của chính hãng – Illustrator. Một số nhà thiết kế vẫn yêu nó, ví dụ là poster World Cup Nam Phi 2010 đã được tạo ra bởi phần mềm này.

Alex Trochut vẫn tin vào các đặc tính của Freehand- những thứ mà không có trong Illustrator. Đáng buồn thay, nó không chạy dưới hệ điều hành OS X mới nhất của Apple.

109 CUỘC VẬN ĐỘNG CHO “WAR ORPHANS”

War-Orphans-01

War-Orphans-02

War-Orphans-03

Hãng Kolle Rebbe của Đức chiến thắng giải Bút chì đen D&AD năm 2007 với việc sử dụng các hình ảnh minh họa trong War Orphans (những đứa trẻ mồ côi vì chiến tranh), một chiến dịch quảng bá đanh thép của tổ chức từ thiện Misereor.

Trong mỗi trường hợp, minh họa hồn nhiên của một gia đình được thể hiện, với hình ảnh cha mẹ bị phá huỷ bởi những viên đạn hay mảnh bom. Chiến dịch này phản đối chiến tranh ở Somalia, Iraq và Chechnya.

110. CHUCK ANDERSON VÀ ESPN

espn

Kết hợp với truyền thông và sử dụng các kỹ năng kỹ thuật số của mình, các bức mô tả của Chuck Anderson cho hoạt động thể thao bùng nổ của Mỹ trên tạp chí ESPN năm 2004 chỉ là sự khởi đầu.

Kể từ khi ông được làm việc với các tổ chức quảng cáo, các thương hiệu tiêu dùng quốc tế hàng đầu và, trên thực tế là tạp chí Nghệ thuật đồ họa.

111 LATTE, MŨI TÊN TRÚNG HAI ĐÍCH

starburk

Lễ kỷ niệm 40 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của công ty, hãng Starbucks thiết kế lại logo của mình năm 2011, bỏ chữ đi hoàn toàn.

Trong một thiết kế lại trước đó, biểu tượng nữ thần đuôi cá hay nàng tiên cá đã được coi là quá khêu gợi và phần ngực của cô đã được bỏ đi…Chẹp.

112 ĐOẠN QUẢNG CÁO HAPPINESS FACTORY (nhà máy hạnh phúc)

Năm 2006, cùng với phương án ý tưởng tuyệt vời của hãng Wieden + Kennedy và các kỹ năng đồ họa hoạt hình sáng chói của hãng Psyop, chúng ta khám phá ra rằng bên trong tất cả các máy bán Coca-Cola là một vương quốc công nghệ steampunk (một thể loại khoa học viễn tưởng mà nổi bật với máy móc chạy bằng hơi nước chứ không phải nhờ công nghệ tiên tiến) và một khu rừng rậm đầy những sinh vật đáng yêu, lắm lông. Chúng cùng nhau làm việc để sản xuất ra mỗi chai Coca-Cola mát lạnh.

Aprilaries184 dịch từ ComputerArt

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.