200 Thời điểm đáng nhớ nhất của thiết kế (p10)
128. Cuốn sách "THE MUSHROOM GIRLS VIRUS" được phát hành bởi studio Die Gestalten Verlag năm 2005, cuốn sách về minh hoạ của Deanne Cheuk có cảm giác như một cuốn sách về nhận dạng các loại nấm ăn.
Nó dẫn đầu trong ngành công nghiệp minh họa bằng cách tiếp cận truyền thông kết hợp và khả năng sử dụng màu sắc lão luyện của Cheuk. Hiện nay mỗi quyển được bán với giá từ 150 đến 300 bảng Anh.
129. Mạng lưới sáng tạo trẻ (Young Creative Network-YCN) tích cực hoạt động
Khi lần đầu khởi xướng năm 2001, YCN trụ sở tại London tổ chức các sự kiện và sắp xếp các chương trình giáo dục để giúp các nhà sáng tạo trẻ bắt đầu sự nghiệp của họ một cách tốt đẹp.
Phát triển mạnh ngay từ ban đầu, cộng thêm việc hỗ trợ các nhà thiết kế và minh họa, YCN tự hình thành một tổ chức bảo hộ với đầy đủ ý nghĩa của nó với một nhóm thành viên nội bộ và mạng lưới cộng tác viên.
Thực chất, tổ chức này có thể chỉ cho các nhà sáng tạo trẻ cách để tìm việc làm, giúp đỡ nâng cao kỹ năng của họ, và thực sự cung cấp cho họ việc làm.
Còn có những triển lãm của YCN, tổ chức này còn xuất bản tạp chí hàng quý, và có một thư viện đầy đủ các loại sách và DVD về lĩnh vực sáng tạo.
130. PAULA SCHER và tổ chức PENTAGRAM thiết kế cho Win 8
Ở một khía cạnh nào đó, chắc hẳn Apple là sự lựa chọn của nhiều nhà thiết kế, song việc có được một khách hàng như “gã khổng lồ Microsoft” cũng mang đến niềm tự hào cho Pentagram.
Tác phẩm thiết kế quan trọng nhất gần đây của Paula Scher cho Microsoft chính là biểu tượng hệ điều hành Window 8.
Cô đã từng đặt câu hỏi trên blog của Pentagram trong những ngày đầu mới bắt tay vào dự án thiết kế này rằng: “Tên nó là Cửa sổ, tại sao nó lại mang hình ảnh lá cờ?”.
Thế là thiết kế lá cờ bốn màu đang tung bay phải nhường chỗ cho khung cửa sổ bốn ô, màu xanh, phẳng, nghiêng rộng về phía chữ Window được viết theo dạng san serif.
Biểu tượng này đơn giản hơn, không có đường cong, không bóng đổ, không đường viền gắn kết và cũng không mang diện mạo “chrome” – như cách mà các nhà thiết kế hay gọi những biểu tượng trước của Windows.
Đây là một bước chuyển táo bạo, nhưng lại rất hợp phong cách thiết kế mà mọi người đã đặt tên cho giao diện cực kỳ đặc sắc của Windows Phone – phong cách Metro.
Tựu trung lại, nó là một thiết kế mang tính cổ điển, quay về biểu tượng khởi nguồn của Window mà Scher đã đặc biệt dành cho Microsoft.
131. Nhà thiết kế Hoss và trò chơi “SPANK THE MONKEY”
Năm 1995, nhà thiết kế Hoss Gifford thuộc Flammable Jam đã tung ra một flash game rất thú vị mang tên Spank the Monkey.
Người chơi tham gia trò này sẽ sử dụng con trỏ để đánh càng nhanh càng tốt vào mông một chú khỉ bằng cao su được thổi phồng lên. Game cực kỳ thành công và trở thành một viral hit của công ty.
132. Tạp chí Carson, hay là một trò đùa?
Cuối năm 2010, những người đi theo nhà thiết kế hàng đầu của Mỹ- David Carson, tỏ ra hào hứng khi những tin đồn bắt đầu nổ ra rằng ông đang thiết kế một thương hiệu tạp chí mới được gọi là Carson.
Một số đã ra, nhận được một chút đánh giá tiêu cực rải rác, và sau đó có tiết lộ rằng Carson phủ nhận tất cả sự liên quan trong dự án này.
Ngay sau khi tranh chấp nổ ra trên Twitter và hiển nhiên trên các blog thiết kế, sự khuếch đại bởi những người hâm mộ bồn chồn đã nêu ra sự tranh cãi không rõ ràng giữa nhà xuất bản Alex Storch và Carson trên tất cả các loại kênh truyền thông xã hội.
Tạp chí này về sau được gọi là Untitled (không tựa đề), và vẫn tiếp tục xuất bản.
133. STUDIO FORM và ban nhạcDEPECHE MODE
Một trong những gói dự án âm nhạc tốt được thực hiện bởi studio Form ở London là bìa của album Exciter năm 2001 của ban nhạc Depeche Mode, nổi bật hình ảnh của một bông hoa màu xanh lá cây kỳ lạ, gợi tả, và với dòng chữ như viết tay.
Album này khá thô mộc và tối giản so với những album khác phát hành bởi ban nhạc, và thiết kế dường như đã phản ánh điều này.
Studio Form đã làm việc với một loạt các dự án khác gồm Pendulum, Pixie Lott và Girls Aloud, và đã thực hiện rất nhiều tác phẩm không liên quan đến âm nhạc, chẳng hạn như cuốn sách giới thiệu cho tổ chức du lịch không gian Virgin Galactic.
134. Liên hoan “PICK ME UP”
Hỗ trợ một làn sóng mới của các nhà thiết kế/nhà sản xuất và họa sĩ /nhà minh họa, liên hoan Pick Me Up tổ chức sự kiện thường niên lần đầu của mình tại Somerset House năm 2010.
Các nhà sáng tạo được mời để thực hiện và bán các tác phẩm tại triển lãm. Rob Ryan đã thiết lập một studio tại nơi ở trong sự kiện đầu tiên. Các thành viên tham gia sau đó gồm McBess, Jules Julien, Revenge is Sweet và Sarah Arnett.
135. Báo The Time tái thiết kế
Nhà thiết kế đa tài Luke Prowse đã chứng minh sự tài năng của ông khi làm việc với Neville Brody tại studio Research bằng việc thiết kế lại báo The Times năm 2006.
Sau khi nghiên cứu sự phát triển của font Times Roman qua nhiều thế kỷ, ông trau chuốt font chữ và tạo nên phần tên trên cùng của báo. Điều này giúp một trong những tờ báo hàng đầu của thế giới "tìm thấy chân" của nó một lần nữa sau khi chuyển sang dạng thu gọn.
136. By Designer For Designer (BD4D)
Sau sự bùng nổ ngành kinh doanh trực tuyến, các sáng tạo kỹ thuật số của Ryan Carson và Ryan Shelton tìm ra trang BD4D năm 2001 như là một cách để các nhà thiết kế để chia sẻ kỹ năng và ý tưởng.
Họ tìm thấy các nhà phát ngôn truyền cảm hứng, một địa điểm và một nhà tài trợ để uống bia bia miễn phí. Chẳng bao lâu họ có những sự kiện ở London, New York và San Francisco. Carson giờ đây vận hành tổ chức Treehouse, và Shelton thành lập công ty thiết kế The Noble Union.
137. SUDTIPOS STUDIO chuyên về kiểu chữ viết tay
Vào năm 2006, khi Sudtipos bắt tay vào sáng tạo script font (font chữ mô phỏng dạng chữ viết tay) thì quả thật nó đã thổi vào lĩnh vực này một làn gió mới.
Mỗi font chữ chúng ta nhìn thấy trong bộ sưu tập mang tên Bluemlein chính là một phiên bản số hóa của font chữ nghệ thuật do Charles Bluemlein đã thiết kế vào những năm 1940.
Tất nhiên, cũng phải kể đến một số font rất đẹp khác thuộc dạng serif, sans serif, slab… của riêng Sudtipos. Đây là công ty đầu tiên ở Argentia hoạt động thiên về lĩnh vực sáng tạo font chữ.
Tất nhiên, bạn có thể có được một số font trình bày đẹp, serif, sans serif, và cũng như kiểu chữ slab từ Sudtipos. Bản đúc đầu tiên của loại chữ này được tạo ra ở Argentina.
138. DESIGN MUSEUM thiết kế lại thương hiệu.
Không có gì có uy tín hơn bằng việc được yêu cầu sáng tạo một bộ nhận diện cho Bảo tàng Thiết kế – được ví như thánh địa Mecca của ngành thiết kế.
Studio Spin đã được trao vinh dự xây dựng lại thương hiệu cho cửa hàng trực tuyến của cơ quan này, và công bố tác phẩm của mình vào đầu năm 2012.
Bộ nhận diện trước đây được tạo bởi Build năm 2007, cùng với logo dạng chữ được tạo bởi tổ chức tư vấn thiết kế Graphic Thought Facility năm 2003.
139. Phong cách Scandinavian(Bắc Âu) của Siggi
Nhà minh hoạ người Iceland, Siggi Eggertsson trở nên nổi tiếng năm 2003 bằng việc xây dựng hình ảnh một cách độc đáo từ hình tam giác và các hình dạng cơ bản khác.
Pha trộn chủ nghĩa hiện đại với sự sáng tạo truyền thống Bắc Âu, một loạt các nhà minh họa Bắc Âu đã theo ông đi vào xu hướng này, như Edvard Scott (Thụy Điển), Sanna Annukka (Anh / Phần Lan) và Janine Rewell (Phần Lan).
140. Phần mềm CINEMA 4D dành cho 3D
Phiên bản thứ ba của phần mềm Cinema 4D ra mắt trên máy tính Commodore Amiga năm 1995, có khả năng chạy ứng dụng này mặc dù nó là máy tính để bàn trong quá trình sản xuất.
Một năm sau, C4D được đưa vào Windows và sau đó là Mac. Kể từ đó nó trở thành công cụ cho các nhà minh họa muốn thêm lựa chọn các yếu tố 3D.
141 Dựng hình ảnh bằng Màn chiếu (Projection mapping) – kết quả tuyệt vời
Đôi khi các giải pháp đơn giản nhất tạo ra các hiệu ứng hình ảnh hấp dẫn nhất. Sử dụng máy chiếu LED mạnh mẽ, studio Superbien của Pháp đã chiếu sáng cấu trúc hình học 3D bằng đồ họa động và dữ liệu hình ảnh gây ấn tượng mạnh từ năm 2010.
Kết hợp một số hình dạng vào đồ họa và sử dụng màu sắc mạnh mẽ làm cho hiệu ứng thậm chí hấp dẫn hơn khi xem.
142 Bìa handmade cho tạp chí Wallpaper*
Năm 2010, James Joyce, Hort, Kam Tang, Anthony Burrill và Nigel Robinson, tất cả tạo ra các yếu tố cho một ứng dụng được phân phối cho số handmade của tạp chí của Wallpaper*.
Người đọc gửi thiết kế của họ được tạo ra bằng cách sử dụng ứng dụng, khi tạp chí đến nó có hình ảnh được đặt làm ở mặt trước.
143. Đoạn giới thiệu bộ phim “SE7EN”
Brad Pitt, Morgan Freeman và Gwyneth Paltrow có thể là ngôi sao của bộ phim” Se7en” năm 1995, nhưng Kyle Cooper người đạo diễn cho phần giới thiệu tên đáng kinh ngạc của film nhìn thấy các diễn viên trong 26 chữ của bảng chữ cái.
Ông và nhóm của mình vẽ tay mỗi chữ cái và đạo diễn chúng nhờ tất cả các loại chuyển động mang tính kỹ thuật số và bằng máy quay theo một phong cách mà sau này được gọi là đồ họa chữ động.
144. Cuốn sách "The Art Of Looking Sideways"
Một trong những nhà thiết kế vĩ đại người Anh, Alan Fletcher qua đời tháng 9 năm 2006. Ông làm việc với Colin Forbes và Bob Gill trong những năm 1960, tìm ra cách thực hành mà phát triển tổ chức Pentagram (sao năm cánh) trong năm 1972.
Logo ông thiết kế cho Reuters và V&A vẫn còn được sử dụng đến ngày nay. Cuốn sách năm 2001 của ông- The Art of Looking Sideways phân tích một bộ sưu tập lớn các dự án thiết kế đồ họa có ảnh hưởng những năm qua.
145. FREEHAND 7 được phát hành
Chính thức được gọi là FreeHand Graphics Studio 7, ứng dụng đồ họa vector của Macromedia ở vị trí hàng đầu trong cuộc cạnh tranh của hãng năm 1996. Fontographer 4.1, Extreme 3D 2 và XRES đến thành từng góigọn gàng, đồ họa vector trở thành cái nhìn bản chất trong thập kỷ tới.
146. Thành lập STUDIO BUILD
Sau chín năm gắn bó với TDR (studio The Design Republic), Michael C. Place quyết định lăn lộn thiết kế của riêng mình trong lĩnh vực minh họa và thiết kế chữ, thiết lập studio Build năm 2001. Nokia, Sony, Getty Images và nhiều hơn nữa, một danh sách khách hàng đã đến với Studio vì cách tiếp cận thiết kế bản năng của nó.
147. V&A tiến tới bán lẻ
Từ năm 2008, thương hiệu Bảo tàng Victoria and Albert đã trở nên khá quan trọng như chính bảo tàng. Đặc tính bán lẻ của bảo tàng hiện giờ có thể được thấy trong các cửa hàng quà tặng khắp đất nước, với một logo dạng chữ được thiết kế qua việc hợp nhất các ký tự bởi studio Why Not Associates.
148. Tận hưởng văn hoá hiện đại cùng PIXELSURGEON
Trước cả khi khái niệm “blogging” trở nên thông dụng với mọi người, Richard May, Jason Arber và Cheung đã mang đến những bài phân tích, bình luận trực tuyến nhằm phục vụ cho nhu cầu trao đổi về thị hiếu, sở thích của các nhà thiết kế đồ họa kỹ thuật số, về thông tin nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh…trên website Pixelsurgoen của mình.
Đáng tiếc là đến năm 2007 thì website này ngưng hoạt động.
149. Hình ảnh bạn thấy khi tạm biệt DÜSSELDORF
Có thể cho rằng font chữ Info của nhà thiết kế Erik Spiekermann có tính hữu dụng nhất dù chưa đẹp (theo chủ nghĩa hiện đại), font chữ này được tạo ra để sử dụng trong hệ thống chỉ dẫn lối đi ở Sân bay Düsseldorf năm 1997.
Nhà thiết kế này là người hướng dẫn bạn rất hiệu quả khi bạn đến hoặc đi khỏi thành phố.
150. BRIAN CANNON, Ở đây, bây giờ.
Bìa album “Be Here Now” của Oasis phát hành năm 1997, có thể là bìa đĩa quay tổng kết tốt nhất cho những năm 1990, thiết kế bởi Brian Cannon của Microdot.
Ban đầu ông gặp Noel Gallagher của Oasis thỏa thuận thu âm trước trong một thang máy khi tay guitar này đã tỏ ra ngưỡng mộ đôi giày Adidas của ông.
Aprilaries184 dịch từ ComputerArt