10 “tuyệt kỹ” mà designer cần nắm để chinh chiến (Phần 2)

Trong thời đại công nghệ luôn đổi mới từng ngày, các nhà thiết kế cần nỗ lực phát triển bản thân cũng như kỹ năng chuyên môn để không trở thành “nạn nhân” của dòng chảy đào thải.

Là nhà thiết kế, bạn luôn cần phải đổi mới bản thân, thế nên cuộc cách mạng trong cách sống và làm việc là điều cần thiết” – Bill Strohacker, giám đốc Trường thiết kế Strohacker chia sẻ. “Việc đổi mới vô cùng quan trọng để các nhà thiết kế ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Thiết kế đang phát triển và chúng ta cần thích nghi với trải nghiệm kỹ thuật số cùng những lĩnh vực liên quan.”

Ben Christie, đối tác sáng tạo tại Magpie cũng đồng ý với quan điểm trên. “Một nhà thiết kế đồ họa sẽ thực sự thành công khi họ phát triển và thích nghi với môi trường luôn thay đổi“. ông nói. “Vậy nên, bạn phải luôn tìm kiếm và học hỏi càng nhiều càng tốt.”

Tất cả chúng ta đều hiểu rõ vấn đề trên, thế nhưng, những kỹ năng nào sẽ thật sự giúp ta phát triển sự nghiệp? Cùng tham khảo 10 “tuyệt kỹ” dưới đây để có thể định hướng kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai nhé!


6. Coding

Nhắc đến thiết kế UX thì không thể không nhắc đến coding. Thật khó để một nhà thiết kế đồ họa có thể tự xây dựng website từ đầu đến cuối, vì việc này vốn dĩ dành cho nhà thiết kế web. Thế nhưng, nếu bạn càng có kiến thức về quy trình coding, bạn càng có cơ hội cộng tác hiệu quả hơn với các nhà phát triển/lập trình viên.

Tôi ghét phải nghe giáo lý ‘bạn phải biết code’” – nhà thiết kế, nhà phát triển và nghệ sĩ Mike Brondbjerg nói. “Nhưng học cách viết code ở một số cấp độ – ngay cả khi làm việc với Illustrator hay Sketch – có thể giúp bạn tạo nên ý tưởng nhanh hơn và mở ra một thế giới thú vị mà nếu chỉ thiết kế theo cách truyền thống, bạn sẽ không bao giờ biết được.

Tất cả những kỹ năng hay kiến ​​thức về cách thiết kế nên thứ gì đó đều hữu ích, tuy nhiên, lập trình là một lĩnh vực rộng lớn, việc biết cách lập trình đôi khi ít quan trọng hơn việc hiểu cách thức và những gì lập trình viên cần để tạo ra kết quả tốt“.

Việc tự học và sử dụng các nguồntài nguyên như SkillShare.com cho công việc hàng ngày luôn cần được khuyến khích. Team chúng tôi hay dành khoảng thời gian cố định để phát triển bản thân và tổ chức những ‘ngày sáng tạo’ để nạp thêm cảm hứng. Chúng tôi cũng khuyến khích đối tác và nhà cung cấp chia sẻ kỹ năng cũng như cái nhìn sâu sắc của họ về HTML và responsive coding (mã hóa đáp ứng). Laura Gibbons – nhà thiết kế chính của Nelson Bostock chia sẻ.

Bạn có thể tham gia nhiều khóa học trực tuyến như khóa học miễn phí được cung cấp bởi W3Schools, hoặc nếu muốn tiến xa hơn, hãy theo dõi Don’t Fear the Internet – tài liệu học tập của Jessica Hische và Russ Maschmeyer đặc biệt dành riêng cho thiết kế in ấn, nhiếp ảnh cùng nhiều lĩnh vực sáng tạo khác.


7. AI/AR/VR

Một vài công nghệ mới như VR (thực tế ảo), AR (thực tế tăng cường), thực tế hỗn hợp và AI (trí tuệ nhân tạo) đang dần trở nên quan trọng đối với công việc thiết kế. Là nhà thiết kế đồ họa, bạn cần theo dõi sát sao từng chuyển biến mới nhất trong những lĩnh vực này.” – Vanessa Eckstein, chủ tịch D&AD Design Jury 2018 và giám đốc tại Blok Design.

Chúng tôi đang thực hiện một dự án nhận diện thương hiệu và đang tìm cách mở rộng để thiết kế phù hợp với nhiều nền tảng và trải nghiệm khác nhau”, cô nói. “Điều này có nghĩa là, tất cả chúng ta cần có nhiều hiểu biết hơn và thông thạo hơn các phần mềm công nghệ.

Chúng ta không thể tránh khỏi cám giác choáng ngợp về những thay đổi lớn đang diễn ra trong lĩnh vực AI. AI sẽ ảnh hưởng đáng kể đến không gian sống và cách chúng ta tương tác với xã hội. Nhưng điều quan trọng không chỉ là tìm hiểu về AI mà ta cần hiểu rằng – sự phát triển đó nhanh đến mức bất cứ điều gì chúng ta nghĩ đã hiểu hôm nay, có thể không như vậy trong năm năm tới. Điều đặc biệt nên nhớ là sáng tạo và câu chuyện luôn là cốt lõi của mọi vấn đề.”


8. Thiết kế in ấn

Mặc dù kỹ thuật số đang ngày càng phát triển nhưng tầm quan trọng của phương tiện in đối với ngành thiết kế vẫn không đổi. Vì vậy, hiểu cách thiết lập thiết kế trên màn hình so với thế giới vật lý vẫn là một phần quan trọng trong nền tảng kiến ​​thức của nhà thiết kế.

Tôi muốn khuyến khích các nhà thiết kế trẻ đến thăm một nhà sản xuất in ấn“, ông Gibbons nói. “Người làm trong ngành in có thể chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm của họ về quy trình in, các loại giấy, cách sử dụng màu sắc, quy trình để hoàn thiện, v.v“.


9. Giải quyết vấn đề 

Thường thì, các nhà thiết kế chỉ tập trung vào các kỹ năng công nghệ hay một phần mềm cụ thể, nhưng Eckstein lo ngại rằng một số kỹ năng quan trọng hơn lại không được chú trọng.

Tôi nghĩ rằng chúng ta đang dần đánh mất khả năng tư duy vấn đề theo hướng mở rộng“, cô nói. “Nếu chúng ta dựa vào dữ liệu và những con số quá nhiều, chúng ta sẽ mất đi sự hiểu biết sâu sắc về một vấn đề và đây cũng chính là nền tảng của cách tư duy mới.

Vậy chúng ta có thể làm gì để trau dồi và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề?

Hãy luôn khiêm tốn, không ngừng tìm tòi học hỏi và thử nghiệm những điều bạn chưa từng làm“, cô ấy khuyên. “Các dự án mới sẽ đưa bạn thoát khỏi ranh giới an toàn và phát triển ý tưởng trong đầu. Hãy quan sát xem một ý tưởng có thể đi bao xa và nó có thể mang lại điều gì cho bạn! Đối với tôi, tôi thích hợp tác với những nhà tư tưởng, nghệ sĩ, kiến ​​trúc sư vĩ đại, v.v. và tôi học bằng cách làm việc với họ.”

Một số bài viết hữu ích của tác giả Steve Fisher về việc phát triển chủ đề thiết kế bằng giải pháp chứ không phải bằng hình ảnh, hoặc bài viết của Interaction Design Foundation cũng cung cấp một số gợi ý để giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề.


10. Mở rộng suy nghĩ

Cùng với việc giải quyết vấn đề, “khả năng suy nghĩ mở rộng” cũng là một kỹ năng hữu ích để các nhà thiết kế phát triển. Không như các kỹ năng khác phải học qua sách vở, khóa học hay sách hướng dẫn, kỹ năng này thiên về việc thực hành hằng ngày và liên tục.

Đây không phải là những gì bạn làm ra mà là cách bạn nhìn nhận thế giới”, cô ấy giải thích. “Bạn có thể bắt đầu bằng cách khơi dậy các giác quan và nhận thức về những gì đang xảy ra trong quá trình làm nghề. Tham gia các tổ chức như D&AD – nơi thảo luận đa dạng về các vấn đề và phân tích các tình huống từ những quan điểm khác nhau.”

Ví dụ, bạn có thể nuôi dưỡng sự tò mò thông qua nghệ thuật, thơ ca, kiến ​​trúc hoặc một vài cuộc trò chuyện với những ai đang làm việc cộng đồng thiết kế, hoặc tham gia vào các dự án xã hội“, cô tiếp tục.

Sự trải nghiệm đa dạng sẽ giúp bạn mở rộng những hành động và suy nghĩ thông thường. Cốt lõi của việc mở rộng suy nghĩ chính là sự nhạy bén trong tâm trí chúng ta”.

Biên tập: Thao Lee

Tác giả: Tom May 

Nguồn: creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

kỹ năng kỹ năng thiết kế thiết kế đồ hoạ

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…
Nhiếp ảnh ra đời và sự thay đổi hoàn toàn của Nghệ thuật và Thiết kế đồ họa (Phần 1)
Nhiếp ảnh ra đời và sự thay đổi hoàn toàn của Nghệ thuật và Thiết kế đồ họa (Phần 1)
Nhiếp ảnh ra đời vào đầu thế kỷ 19, và chỉ sau gần 200 năm lịch sử, nó đã trở thành một công cụ cực kỳ phổ biến với con…