10 nguyên tắc thiết kế tốt của Dieter Rams (hết)

Một nguyên tắc tuyệt vời của thiết kế tốt là trung thực, có lẽ là một nguyên tắc tuyệt vời không chỉ cho lĩnh vực thiết kế. Nhưng nó có nghĩa gì? Thế nào là trung thực trong khái niệm về chủ nghĩa tư bản, nơi thiết kế cũng chỉ là một mặt hàng.

6. Thiết kế tốt là trung thực

Một nguyên tắc tuyệt vời của thiết kế tốt là trung thực, có lẽ là một nguyên tắc tuyệt vời không chỉ cho lĩnh vực thiết kế. Nhưng nó có nghĩa gì? Thế nào là trung thực trong khái niệm về chủ nghĩa tư bản, nơi thiết kế cũng chỉ là một mặt hàng.

Trung thực được được hiểu theo nghĩa đen. Có thể thiết kế tốt là thiết kế của chính bạn chứ không phải ăn cắp của ai đó. Nó có thể xuất phát từ những nguồn cảm hứng khác nhau (hoặc là một) nhưng hình thức cuối cùng của nó phải là duy nhất.

Nó cũng có thể xác định như là tinh thần, ví dụ. Một thiết kế tốt là một thiết kế thuần khiết. Hay nói cách khác hình thức đúng với chức năng, các vật liệu đúng với giá trị về lý do thiết kế nó.

Cuối cùng, nó nên được nhìn từ góc độ thẩm mỹ: trung thực là cái đẹp, hoặc không phụ thuộc vào mục tiêu của nhà thiết kế.

Đối ngược với những thiết kế trung thực, là những thiết kế giả dối? Và nếu nó là giả, thì nó là gì? một vật liệu tồi? Chất lượng thấp?

Sai! Nó là sự Khoe khoang, hào nhoáng vô giá trị!

7. Thiết kế tốt là lâu dài

Khi một đối tượng thiết kế tồn tại lâu dài. Nó đem lại đồng thời hai tác động.

Đầu tiên chúng có sự tôn trọng vì sự ổn định, bền bỉ. Nó trở thành một người bạn cũ, một cái gì đó ta hoàn toàn hiểu rõ, như chiếc ghế ta ngồi làm việc, chiếc cặp ta dùng – tất cả đều gây ấn tượng cho chúng ta về sự gắn bó lâu dài. Có thể nó là những cái cũ nhưng lại vô cùng dễ chịu khi đối mặt hàng ngày.

Thứ hai, khi chúng ta dành thời gian cho một đối tượng, nó tạo thành thói quen sử dụng dựa trên kinh nghiệm của bạn. Phần đỡ cánh tay của chiếc ghế phải nằm ngay dưới cánh tay. Số điện thoại người thân được ghi nguệch ngoạc ở mặt sau cuốn sách.

Theo cách này có nghĩa là, một thiết kế tốt có giá trị bất tử với mọi lần sử dụng.

Nhưng với kỷ nguyên pixels, bits, bytes thì thế nào? Nếu tôi qua đời ngày mai, tôi có thể tự tin giả định rằng những cuốn sách trên giá của tôi sẽ còn mãi hàng trăm năm sau.

Nhưng những tài liệu trên latop, nơi tôi gõ những từ này có khi không tồn tại 1 tới 2 năm. Những từ tôi viết blog tồn tại có khi ngắn hơn nếu ổ cứng bị lỗi, hoặc nơi lưu trữ không được trả phí sẽ xóa.

Liệu nó có nghĩa là tầm thường? Có lẽ. Nhưng có thể thay vì trong thời gian dài thì bây giờ có thể chỉ trong vài năm, nhưng trong tâm trí không phải là một đối tượng tồn tại bao lâu, mà bao nhiêu người vì nó mà thay đổi.

Một cuốn sách được đọc bởi hàng triệu người, nhưng biến mất trong vòng thập kỷ, tốt hơn một cuốn không được để mắt tới trong hàng thiên niên kỷ.

Nói về sự tàn phá của thư viện Alexandria, Borges đã nói “Nếu một cuốn sách bị mất, một ai đó sẽ viết lại nó.” Điều đó có nghĩa là, không có gì vĩnh cửu, nhưng có những thứ đủ lâu.

8. Thiết kế tốt là chú ý tới từng chi tiết cuối cùng

Tóm lại, Mười nguyên tắc của thiết kế tốt của Dieter Rams đại diện cho nguyên tắc Bauhaus thời hiện đại, các nguyên tắc Bauhaus vẫn vô cùng hữu ích cho những học viên ngày nay, nó đã được áp dụng thành công bởi Pop và Post-Modern (Hậu hiện đại)

Nguyên tắc “Thiết kế tốt là chú ý tới từng chi tiết cuối cùng” có thể lập luận đơn giản là để củng cố các nguyên lý khác, và so sánh với các nguyên lý còn lại nó có vẻ là thứ gì đó không cần “động não” – sau tất cả, chúng ta cần xem xét toàn diện một cái gì đó, chẳng hạn như đảm bảo tính sáng tạo, hữu ích, thẩm mỹ, dễ hiểu, thân thiện môi trường…

9. Thiết kế tốt là thân thiện với môi trường

Người thiết kế không phải thợ đốn củi, chặt cây hay tạo rác thải. Thay vào đó chúng ta khiến các vật liệu nốt hơn hoặc xấu hơn. Chúng ta tạo ra kinh nghiệm, cung cấp thông tin, thúc đẩy tương tác hay không gian chúng ta đang sống.

Rams hoàn toàn tự tin với tuyên bố của mình “Thiết kế tốt là thân thiện với môi trường”. Ngày nay, bảo vệ môi trường là yếu tố cấp bách. Bạn sẽ khó kiếm được một tập tài liệu, một bao bì, hoặc một mảnh kim loại nhỏ mà có những lời nhắn nhủ về việc bảo vệ môi trường.

Tệ hơn, những thương hiệu lớn dường như chào bán chính môi trường sống – đó là điều không thể chấp nhận.

10. Thiết kế tốt là ít thiết kế nhất có thể

Tôi là một người hâm mộ lớn với Dieter Rams và mười nguyên tắc của ông. Đây là nguyên tắc cuối cùng hội tụ cả chín nguyên tắc trên. Điều này gần như hoàn hảo khi bạn nói về thiết kế nếu là thiết kế sản phẩm.

Với thiết kế, một “Thiết kế tốt”, ông nói tới đến thiết kế như một hình thức cơ bản. Với thiết kế như là “ít thiết kế” ông đề cập tới tiến trình của việc tạo hình dạng. Đừng cố tìm cách phức tạp các hình dạng, hoàn hảo nhất là làm nó hoạt động hiệu quả và gần gũi với con người.

Xem phần 1 tại đây 

iDesign.vn dịch từ inksie

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức nguyên tắc

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Hé lộ 12 nguyên tắc tạo chuyển động của Disney
Hé lộ 12 nguyên tắc tạo chuyển động của Disney
12 nguyên tắc hoạt hình lần đầu tiên được giới thiệu bởi các nhà hoạt hình Disney-  Ollie Johnston và Frank Thomas – trong cuốn sách Illusion of Life: Disney Animation,…