Nhà hàng không rác thải - Hướng đi mới cho ngành ẩm thực?

Một nhà hàng không rác thải giữa một trong những kinh đô ẩm thực của thế giới. Không chỉ tạo ra một không gian nghệ thuật đầy tính thẩm mĩ, những người “chủ” của nhà hàng còn giới thiệu một loạt sản phẩm và giải pháp vì một ngành công nghiệp ẩm thực ít rác hơn.

Trong khuôn khổ sự kiện NYCxDESIGN vừa qua tại New York, Finnish Cultural Institute in New York (Tổ chức văn hóa Phần Lan tại New York) đã mang tới cho người tham dự một nhà hàng hoàn toàn không thải ra rác. Nhà hàng này đã giới thiệu rất nhiều ý tưởng phát triển bền vững, giảm thiểu rác thải cho ngành công nghiệp ẩm thực.

Là kết quả hợp tác của những nghệ sĩ và đơn vị sáng tạo cùng chung mục đích hành động theo hướng bền vững, Zero Waste Bistro – Nhà hàng không rác thải đã làm được điều tưởng như không thể: không thải ra các loại rác không phân hủy. Đặt trong bối cảnh thực tế khi một nhà hàng có thể thải ra cả tấn rác mỗi tuần thì đây thực sự là một công trình có giá trị.

idesign nha hang khong rac 01
Nhà hàng Zero Waste Bistro

Thông tin dự án

Ý tưởng & sản xuất: The Finnish Cultural Institute in New York
Phụ trách: Harri Koskinen & Linda Bergroth
Thiết kế: Linda Bergroth
Đồ ăn: Restaurant Nolla, Helsinki
Địa điểm: Wanted Design, Manhattan

Zero Waste Bistro được dựng lên từ những bức tường mộc có tông xanh. với kết cấu như một hành lang kéo dài, các cổng vòm phía trên đầu, ở giữa là một bàn ăn dài. Căn phòng dựng lên bởi vật liệu tái chế từ rác thải bao bì do công ty ReWall nghiên cứu và sản xuất. Công ty này sử dụng các phế liệu, chủ yếu là bao bì đóng gói để làm ra những tấm vật liệu xây dựng có khả năng chống ẩm mốc, chịu lực và tái chế được. Tại nhà hàng Zero Waste Bistro, ReWall mang đến tông màu xanh với bề mặt và họa tiết giống terrazzo.

idesign nha hang khong rac 06
Cận cảnh bức tường làm từ vật liệu xây dựng tái chế ReWall.| Ảnh: artsmartgallery

Zero Waste Bistro không chỉ hướng tới việc sử dụng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường mà còn muốn thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm có tuổi thọ cao để giảm lượng rác thải tạo ra. Nội thất và bộ đồ ăn sử dụng trong nhà hàng đặc biệt này đến từ hai nhãn hàng nổi tiếng của Phần Lan là ArtekIittala do chuỗi cửa hàng nội thất Finish Design Shop cung cấp. Đây là những công ty luôn chú trọng đến độ bền, tính đơn giản và ứng dụng của sản phẩm bên cạnh giá trị thẩm mĩ.

idesign nha hang khong rac 03
Đồ nội thất và bộ đồ ăn từ những thương hiệu danh tiếng của Phần Lan.

Chiếc bàn lớn ở trung tâm nhà hàng được làm từ loại vật liệu mang tên Durat. Durat là vật liệu cứng được tạo ra từ 30% phế liệu công nghiệp, màu tự nhiên và hoàn toàn tái chế được. Phế liệu công nghiệp khi nghiền thành hạt và đưa vào vật liệu tạo ra kết cấu đặc trưng cho Durat. Màu sắc chiếc bàn sử dụng tại Zero Waste Bistro nằm trong bộ sưu tập Durat Palace, một sản phẩm hợp tác của Durat và công ty thiết kế Most Collective.

idesign nha hang khong rac 04
Chiếc bàn và một số hộp đựng, đĩa làm từ vật liệu Durat.

Chia sẻ về việc đưa các sản phẩm tái chế vào nhà hàng của mình, nhà thiết kế Linda cho biết đó lời tuyên bố rằng rác người này thải ra có thể trở nên có ích với người khác. “Tôi đã tạo ra nhà hàng với ý tưởng không gian lồng không gian. Thiết kế này vừa là một tác phẩm sắp đặt vừa là một nhà hàng, vừa là nơi để chúng ta nói chuyện và tranh luận về việc bảo vệ môi trường.”

idesign nha hang khong rac 07

Các món ăn do các đầu bếp tới từ nhà hàng Nolla (Helsinki) phụ trách. Người tham dự sẽ có thể thưởng thức một bữa sáng ngon lành hay một bữa trưa với 5 – 6 món ăn được làm ra dựa trên triết lí ẩm thực Phần Lan và nguyên lý không tạo ra rác thải. Những đầu bếp từ Nolla chia sẻ rằng:

“Các món ăn của chúng tôi được làm ra từ các nguyên liệu hữu cơ tại địa phương và những sản phẩm phụ trong hệ thống sản xuất đồ ăn hiện tại.”

D
idesign nha hang khong rac 05
Đồ ăn từ nhà hàng Nolla với những đầu bếp từng làm việc tại các nhà hàng Michelin.

Các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường khác được sử dụng tại Zero Waste Bistro:

Kotkamills cung cấp loại cốc giấy dùng một lần không chứa nhựa PE. Loại cốc này có thể được nghiền lại thành bột giấy để tái chế.

idesign nha hang khong rac 08
Cốc giấy Kotkamills.

Sulapac là vật liệu đóng gói phân hủy được làm từ những nguyên liệu thô có tính bền vững và khả năng tái tạo, không chứa hạt vi nhựa. Sulapac được làm từ gỗ trồng trong những khu rừng được quản lý theo hướng bền vững và vật liệu sinh học có khả năng phân hủy.

Oklin cung cấp giải pháp xử lý rác thải ăn uống cho các nhà hàng và tổ chức có quy mô lớn. Máy móc của Oklin sử dụng công nghệ vi sinh vật, giảm tới 90% lượng rác thải, giảm giá thành xử lý rác và tạo ra những sản phẩm giàu dưỡng chất, có tính ứng dụng ở cuối chu trình xử lý 24h.

idesign nha hang khong rac 10
Ảnh: nycxdesign

Đã đến lúc chúng ta xem lại cách mình sống, ăn và vật liệu mình đang dùng. Đại dương đang ngập tràn rác thải nhựa. Chỉ riêng ở Mỹ đã có tới hơn 58 tỉ chiếc cốc dùng một lần thải ra môi trường mỗi năm. Hãy thử nghĩ xem sẽ ra sao nếu toàn bộ số cốc ấy có thể phân hủy, tái chế hay tái sử dụng được?
Sẽ ra sao nếu chúng ta sử dụng đồ đóng gói không chứa nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và ô nhiễm chất độc vi nhựa trong đất và nguồn nước? Sẽ ra sao nếu chúng ta cùng nhau cam kết chỉ mua những sản phẩm mình thực sự yêu thích và có tuổi thọ lâu dài?

Kaarina Gould, Giám đốc điều hành Finish Cultural Institute.

Nguồn: Design Boom và Finish Cultural Institute in New York
Biên dịch: Xanh Va
Ảnh: Nicholas Calcott

Cùng tác giả

#Tag

ẩm thực bền vững cây thành thị nhà hàng NYCxDESIGN rác thải vật liệu bền vững

iDesign Must-try

Monobloc: Từ ghế nhựa quốc dân cho đến giải pháp bền vững
Monobloc: Từ ghế nhựa quốc dân cho đến giải pháp bền vững
Hiện thân của chủ nghĩa tiêu dùng đại chúng, những chiếc ghế Monobloc trở thành một biểu tượng của thiết kế toàn cầu nhưng đi cùng với đó là rất…
Bộ nhận diện nhà hàng Quận 5: Mang phố Tàu Sài Gòn ra Hà Nội bằng ẩm thực
Bộ nhận diện nhà hàng Quận 5: Mang phố Tàu Sài Gòn ra Hà Nội bằng ẩm thực
Nhà hàng Quận 5 muốn mang hai thứ tinh tế từ phương Nam ra Hà Nội: bầu không khí của khu phố Tàu Sài Gòn và hương vị ẩm thực…
Eat Eat - Dự án của nhà thiết kế mê mở quán đồ ăn vặt Việt
Eat Eat - Dự án của nhà thiết kế mê mở quán đồ ăn vặt Việt
Bình Nguyễn muốn mang đến những cái nhìn tươi mới hơn về ẩm thực đường phố Việt Nam thông qua dự án mang tên Eat Eat.
Cảm hứng từ tranh ký hoạ trong bộ nhận diện nhà hàng Việt tại Tây Ban Nha
Cảm hứng từ tranh ký hoạ trong bộ nhận diện nhà hàng Việt tại Tây Ban Nha
Bộ nhận diện của nhà hàng do María Fuentenebro thực hiện tập trung vào vẻ đẹp bình dị của đường phố và những gánh hàng ăn Việt Nam.
Khu cà phê rực rỡ sắc hồng ‘nịnh mắt’ bên trong tiệm pizza Humble
Khu cà phê rực rỡ sắc hồng ‘nịnh mắt’ bên trong tiệm pizza Humble
Khu cà phê trong tiệm pizza Humble mới mở gần đây trên King’s Road (London), khu phố cùng tên với trào lưu thời trang, âm nhạc và văn hoá đại…
Thẩm mỹ của Art Deco thập niên 20 hòa cùng nét hiện đại trong nhà hàng The Deco
Thẩm mỹ của Art Deco thập niên 20 hòa cùng nét hiện đại trong nhà hàng The Deco
Lối thẩm mỹ vào thập niên 20 kết hợp cùng nét hiện đại ở New York đã tạo nên bộ nhận diện thị giác mới của LMNOP Creative. Thiết kế…