Người nghệ sĩ Nhật Bản đan những sợi tre nối thiên nhiên với con người

“Tôi dùng chính nguyên liệu của tự nhiên – tre – để thể hiện kết nối giữa tự nhiên – con người – lịch sử.”

Tanabe Chikuunsai IV mang trên mình gánh nặng kế thừa truyền thống nghề đan tre vùng Osaka qua nhiều thế kỉ. Nhờ vào những kĩ thuật truyền thống do tổ tiên truyền lại cùng với thành quả nghiên cứu của bản thân mà Tanabe đã tạo ra được một cá tính rất riêng cho những tác phẩm đan tre khổng lồ của mình.

Tác phẩm của Tanabe lấy cảm hứng từ thiên nhiên và gạt bỏ đi những thứ quá công nghiệp trong đời sống hiện đại. Những tác phẩm của nghệ sĩ là sợi dây kết nối giữa anh và gia đình, giữa anh với thế giới, đi từ sự cá nhân đến tính toàn cầu.

idesign nghe si dan tre nhat ban 06

Cây tre là hiện thân của vẻ đẹp và phước lành trong văn hóa Nhật Bản. Cây vươn thẳng và cao, là tre trong gió tạo ra những âm thanh du dương, êm dịu. Tanabe có thể làm việc điêu luyện với trên 20 loại tre như madake (tre khổng lồ), torachiku (tre vằn hổ trồng ở một vùng duy nhất có loại đất tạo ra được sọc vằn đặc trưng trên thân tre), kurochiku (tre đen), susudake (tre hun khói) và kikko-chiku (tre mai rùa)…

Cái tên Chikuunsai là minh chứng và lịch sử gia đình gắn liền với nghề làm tre đan. Ông của Tanabe nhận cái tên ấy từ cha mình, trở thành Chikuunsai II, rồi truyền cho cha của Tanabe là Chikuunsai III trước khi cái tên ấy được truyền cho Tanabe – Chikuunsai IV.

Nhận cái tên là nhận cả kĩ thuật tổ tiên đúc kết (như kĩ thuật đan tạo kết cấu nhẹ, mở và tự do từ loại tre tốt nhất của ông nội hay kĩ thuật tạo hình trừu tượng phức tạp, không đan cài từ tre non của cha mình…) và nhận cả gánh nặng duy trì và phát huy cái tên nổi danh trong làng nghệ thuật Nhật Bản ấy.

Tanabe bắt đầu làm quen với tre từ khi còn nhỏ, sau đó theo học tạo hình tại Đại học Nghệ thuật Tokyo. Đã từng có thời gian Tanabe nghi ngờ ý nghĩa của việc theo đuổi con đường truyền thống của gia đình nhưng rồi sau những khám phá, anh nhận ra tre và môn nghệ thuật đan tre đã thành một phần con người mình.

idesign nghe si dan tre nhat ban 02
idesign nghe si dan tre nhat ban 03
idesign nghe si dan tre nhat ban 04
Tanabe hoàn thiện tác phẩm The Bounty of Water (Nguồn nước) của mình

Kết hợp giữa kĩ thuật đan tre truyền thống của Nhật Bản với những đường nét chắc chắn, đối xứng đều đặn và kĩ thuật bản thân tự mày mò, và sự phóng khoáng, uyển chuyển trong từng đường đan, Tanabe đã tạo ra được phong cách của riêng mình. Anh duy trì song song việc sáng tác những tác phẩm truyền thống ở trong nước và phô bày những tác phẩm sắp đặt kết hợp truyền thống và hiện đại ở các triển lãm quốc tế.

Trong những tác phẩm cỡ lớn trưng bày trong các triển lãm khắp nơi trên thế giới, Tanabe đã để những sợi tre bám lấy sàn, tường hay trần nhà. Anh sẽ phác thảo kết cấu của tác phẩm lên giấy rồi đánh dấu những điểm tiếp xúc của tre với không gian xung quanh.

Những sợi tre mảnh đã được làm ẩm bằng nước sẽ được đan thành từng mảng nhỏ hơn trước khi được kết nối lại thành một tác phẩm hoàn chỉnh qua bàn tay của Tanabe và các học trò của mình. Những sợi tre trong các tác phẩm có thể được tái sử dụng cho các tác phẩm tiếp theo, không chỉ một lần mà có thể lên đến cả chục lần.

idesign nghe si dan tre nhat ban 12
Tác phẩm Heaven and Earth (Trời và Đất)
idesign nghe si dan tre nhat ban 08
Tác phẩm Connection (Sự kết nối) tại Brazil
idesign nghe si dan tre nhat ban 05
Tác phẩm GODAI (Ngũ hành) tại Pháp

Một cây tre thẳng và cứng cáp được chẻ thành những sợi mảnh dẻo dai rồi đan thành những kết cấu có độ uốn lượn và độ xoắn, kết nối giữa phần của không gian triển lãm, kết nối đất và trời, kết nối con người và tự nhiên, quá khứ và hiện tại…

Những kết cấu khổng lồ này là sự kết hợp của những đường đan cơ bản nhất để tạo ra những kết cấu phức tạp. Chúng mang trong mình những đường cong uyển chuyển nhưng lại không hề lỏng lẻo dù mỗi đường đan đều thật phóng khoáng và gợi mở.

Quá trình hoàn thiện một tác phẩm trưng bày cỡ lớn của Tanabe

Với những gì đã làm được có thể nói Tanabe đã không phụ lòng những thế hệ đi trước trong gia đình mình.

“Kĩ thuật và kĩ năng rất quan trọng. Nhưng cha mẹ tôi còn dạy rằng tinh thần mới là thứ quan trọng nhất. Thế nên tôi khi dùng tre cố gắng giữ được tinh thần và truyền thống trong tim mình để tạo ra các tác phẩm”.

Tanabe
idesign nghe si dan tre nhat ban 07
idesign nghe si dan tre nhat ban 01
Tác phẩm Connection (Sự kết nối) cao tới hơn 6m

Nguồn: Tanabe Chikuunsai IVDomain of Chaumont-sur-Loire và re:sculpt
Biên tập: Xanh Va
Ảnh và video: Tanabe Chikunnsai IV

Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị nhật bản sắp đặt tạo hình tre đan tre

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
Những người bạn đất sét, nét mặt của cảm xúc và sự dịu dàng
Những người bạn đất sét, nét mặt của cảm xúc và sự dịu dàng
Gửi lời chào đến những người bạn Caymen ngộ nghĩnh và hài hước. Mấy bạn này được tạo ra bởi Aman Khanna, với nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Heta-uma - Khi những bức tranh xấu mà lại đẹp
Vì sao heta-uma lại có nghĩa là 'xấu mà đẹp'? Phong cách thẩm mỹ này nhằm ám chỉ điều gì?
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Khi đạo diễn Akira Kurosawa cầm cọ
Đạo diễn Akira Kurosawa là cái tên đằng sau hàng loạt bộ phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản thời hoàng kim. Nhưng không chỉ làm phim, ông còn…