“Lời nhắc nhở thân thiện” về hiện trạng ô nhiễm qua vẻ đẹp pastel của nhựa
Những vật liệu này đóng vai chính trong dự án nghệ thuật mới nhất Plastic Ocean (Tạm dịch: Biển nhựa) của Thirza Schaap. Bờ biển Cape Town chính là nơi cô háo hức sưu tầm những vật bỏ đi và sáng tạo những tác phẩm hút mắt từ chúng.
“Ý tưởng của dự án là mang những vật bỏ đi đặt trong chính ngôi nhà bạn. Chúng đẹp mắt, nhưng khi ngắm kỹ bạn có thể nhận thấy tác phẩm ấy chỉ được làm từ rác,” nghệ thuật gia kiêm nhiếp ảnh gia và đạo diễn Thirza hiện đang sống tại thành phố cảng Cape Town. Bằng lối bài trí huyễn hoặc mang tính “mâu thuẫn” này, bộ ảnh đậm chất nghệ thuật mang hàm ý nâng cao nhận thức về ô nhiễm đã len lỏi sâu vào đại dương và nghiêm trọng hơn là rãi rác khắp địa cầu. Tuy nhiên, đây không phải là cuộc biểu tình vì hoạt động xã hội vẫn thường hay diễn ra, đây là màn trình diễn đẹp mắt, nhưng đối lập giữa cách chúng ta luôn cần để thay đổi sự nhìn nhận của mỗi cá nhân và hành động vứt bỏ phế liệu.






Thirza mong muốn phá vỡ những rào cản bằng việc thách thức nhận thức cá nhân về những điều thu hút chúng ta. Cô ấy kể chúng ta nghe cách một khán giả thường tập trung vào một vật hấp dẫn thị giác, nên phương pháp dùng phấn màu chà xát bộ sưu tập của cô hay bài trí phế phẩm một cách đẹp mắt có thể lý giải nhiều điều.


Bộ sưu tập thực sự thích hợp trưng bày tại chính ngôi nhà của chúng ta như trong nhà bếp hoặc tại nơi làm việc và bộ ảnh như lời nhắc nhở thân thiện bên tai về việc ngừng sử dụng sản phẩm làm từ chất dẻo. “Khi bạn nấu ăn trong bếp và lần tới bạn nếu có mua một vài thứ, bạn sẽ không nghĩ đến việc mua dưa leo bọc giấy kiếng sẵn. Bộ ảnh như đèn vàng giao thông cảnh báo nhẹ.” Thirza chia sẻ “Tôi chỉ muốn chia sẻ câu chuyện nhận thức của bản thân và suy nghĩ về những điều người khác cảm nhận.”
Sau chuyến du lịch từ Hà Lan đến Nam Mỹ vài năm trước và nhiều chuyến đi nữa giữa khoảng thời gian ấy, kế hoạch của cô bắt đầu “nảy mầm”. “Plastic Ocean” khởi đầu như một dự án “xanh” do một chuyện bất đắc dĩ đã xảy đến khi Thirza và gia đình cô trải nghiệm thế giới xung quanh mình. “Chúng tôi đã ở Bali và Mexico và chúng tôi bị kinh ngạc bởi lượng rác nhựa tại đây. Gia đình tôi chẳng thể tận hưởng kỳ nghỉ,” Thirza đã chia sẻ cùng tạp chí It’s Nice That. Cô cảm thấy choáng bởi những vật được tìm thấy tại bờ biển, cô ngán ngẩm vì có quá nhiều phế thải. Sự sửng sốt thúc đẩy cô hành động thông qua sáng tạo nghệ thuật.
“Cũng giống những cô gái nhỏ khác, tôi cũng đã từng đi nhặt vỏ ốc tại bãi biển, nhưng sau tôi lại thấy mình lượm nhầm những mảnh nhựa – Tôi thấy chúng đẹp nhưng điều này cũng thật tệ,” cô giải thích “Thế là dự án nghệ thuật hình thành và dự án không phải là sáng kiến đầu tiên nảy ra khi tôi lượm nhầm vỏ ốc. Tôi chưa bao giờ nghĩ “Đây là cách tôi sẽ thực hiện”. Dạo gần đây, khi đi dạo dọc những bãi biển tại Cape Town, Thirza nhặt những vật từ bờ biển và sàng lọc chúng tại thùng rác gần đó để xem xét vật nào sẽ về nhà cùng cô. Cách đơn giản để cô tuyển lựa những mảnh nhựa là “Tôi bị thu hút bởi màu sắc của nhựa,” cô nói.
Ngoài dự án “Plastic Ocean”, Thirza còn giữ chức vụ quản lý quảng cáo thương mại của nhiều nhãn hiệu, như McDonald’s và Pampers. Bởi vì bất cập về lợi ích của mỗi cá nhân với nhau, cô giải thích về sự cải biến là thế nào và cải biến thật sự sẽ là như vầy. “Tôi sẽ tận dụng mọi thứ nhằm xúc tiến dự án “Plastic Ocean” trong suốt cuộc đời còn lại của tôi. Dự án này truyền cho tôi rất nhiều sức mạnh và nhiệt huyết. Tôi có rất nhiều ý tưởng lớn và chúng đang lăn bánh theo đúng tiến độ. Mọi người thật sự sẵn sàng thay đổi và họ đang tìm hiểu bản thân có thể làm được gì,” cô nói. “Tôi vẫn đang vận động quảng bá cho dự án nhưng cũng chưa khiến tôi bớt lo lắng về môi trường.”
Một số hình ảnh khác trong dự án “Plastic Ocean”











Nguồn: It’s Nice That
Người dịch: Jane
iDesign Must-try

Lướt ngay 6 trang web này để giúp bạn nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo
