‘True Blue Story’: Kĩ thuật kể chuyện độc đáo và lạ lùng trên Internet
Một kĩ thuật kể chuyện độc đáo và lạ lùng mà bạn chưa từng biết đến trên Internet.
Vài năm về trước, một người bạn của tôi gửi mail và nói rằng anh đang có ý tưởng cho một cuốn sách: Sẽ ra sao nếu màu mắt của bạn hoạch định cả tương lai phía trước?
Có một điều tôi cảm thấy rất buồn cười, là cứ mỗi lần tôi định viết sách thì bạn bè lại mang đến cho tôi những tình tiết bất ngờ. Và ý tưởng kì dị của anh bạn khiến tôi ám ảnh mọi lúc, dù là đang dắt chó đi dạo hay rửa bát trong bếp. Đây là lý do khởi điểm cho sự ra đời của True Blue, xuất bản vào tháng 1/2017. Cuốn sách kể về hành trình tìm kiếm bản chất sâu trong con người thật của chính mình, khi đôi mắt xanh được cho là đôi mắt của những kẻ sát nhân cuồng loạn, thú tính, là đôi mắt của những kẻ vô tích sự, chây lười và không làm được trò trống gì.
Khi True Blue lần đầu tiên được xuất bản độc quyền trên Kindle, rất nhiều độc giả sau khi đọc xong đã tự chia sẻ những câu chuyện cá nhân và tạo nên sức lan truyền rất mạnh mẽ. Điều đó làm tôi có suy nghĩ: Làm thế nào để câu chuyện bốn ngàn chữ đó đặc biệt và hấp dẫn hơn, trở thành một dự án nghệ thuật online, nơi mọi người có thể tìm đến và đồng cảm?
Designer đầu tiên…
Mọi thứ bắt đầu từ anh chàng Peter Nowell.
Peter là một người bạn thân thiết và là một designer tài năng thực thụ, những thiết kế của anh luôn làm tôi mê mẩn. Anh khiến tôi có cảm giác, mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất trong tác phẩm của anh, anh đều thấu rõ cả.
Tôi mong sẽ nhận được những lời khuyên quý giá từ anh, nhưng anh đã làm tôi không khỏi bất ngờ.
Peter không đưa ra lời khuyên. Peter muốn trở thành một cộng sự trong dự án.
Định hình tác phẩm
Hàng loạt hướng phát triển được nghĩ ra cho True Blue. Biến tấu thành một cuốn truyện tranh? Phim hoạt hình? Hay một nhân vật hư cấu nào đó trên tạp chí? Kêu gọi vốn trên Kickstarter? Cũng có thể là một buổi triễn lãm sắp đặt?
Lục tìm và chắt lọc hàng mớ ý tưởng được nghĩ ra trong suốt những đêm dài không ngủ, những điều chúng tôi mong muốn dần tỏ hiện:
- Phải có các yếu tố thị giác (visual).
- Là một phiên bản online, mà ai cũng có thể tiếp cận.
- Không phải là một cuốn truyện tranh (comic), bài viết (article), sách minh hoạ (illustrated book), một website đơn thuần, hay nghệ thuật sắp đặt (art installation), mà là một cái gì đó được tổ hợp từ các dạng trên.
Cùng với 3 mục tiêu như trên, chúng tôi bắt đầu hành trình đi tìm một artist.
Đi tìm một Artist
Đó là quãng thời gian dài và khá khó khăn, khi Peter và tôi đã lùng sục mọi ngõ ngách trên Internet, xem qua không biết bao nhiêu portfolio, cả kể phỏng vấn, gặp mặt trực tiếp ngoài đời, rốt cuộc chỉ mong muốn gặp được một người, một người lột tả được những tầng sâu cảm xúc trong True Blue.
Bên dưới là bản brief và Moodboard, chúng bao gồm những yêu cầu thực hiện và phong cách thiết kế mà tôi và Peter mong muốn có được cho True Blue.
Peter sử dụng một số hình ảnh bên dưới để diễn đạt điều anh muốn diễn đạt cho True Blue, cái cách mà những dòng chữ (text) và minh hoạ (illustration) hoà quyện lại thành một câu chuyện thống nhất.
Để người khác dễ dàng hình dung, hai chúng tôi thậm chí đã trích dẫn một số đoạn trong cuốn True Blue.
Chúng tôi cần một artist có thể đóng vai trò trong việc định hướng nghệ thuật (art direction), đưa ra những đóng góp để việc truyền tải thị giác được hiệu quả hơn, chứ không đơn thuần chỉ là làm theo danh sách việc làm có sẵn. Người đó có thể chỉ rõ những điểm nào chưa thực sự tốt, cần được bổ sung chỉnh sửa, hay thậm chí là chuyển theo một hướng hoàn toàn khác.
Và khi nhìn các tác phẩm của Phoebe Morris, chúng tôi biết rằng mình khó có thể nào tìm được ai phù hợp hơn.
Phoebe là một nữ hoạ sĩ vẽ minh hoạ, đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá, làm việc qua khắp các lĩnh vực, từ minh hoạ sách trẻ em đến nghệ thuật sắp đặt. Chúng tôi rất thích sự đa dạng phong cách và tính tươi vui mà cô đã thổi hồn vào tác phẩm.
Chúng tôi thực sự khâm phục cái cách cô thổi hồn vào tác phẩm.
Nhưng vượt xa những điều trên, chúng tôi chọn cô là vì cô đã đem những viễn cảnh và góc nhìn mới lạ đến cho dự án, một True Blue đến từ của riêng cô. Chúng tôi không đơn thuần chỉ tìm một người biết vẽ minh hoạ, chúng tôi tìm một người cộng sự trên chặng đường dài này.
Những con người nằm cách rất xa nhau
Và True Blue, suốt những tháng ngày sau đó, được Phobe đảm nhiệm phần vẽ minh hoạ.
Cô ấy bắt đầu nhìn tổng quát toàn bộ dự án. Cô tìm cách làm sao cho các bức minh hoạ hiện rõ được các cung bậc cảm xúc ẩn sâu bên trong câu chuyện, một thế giới huyền ảo, với lối kể chuyện đầy ma mị. Từng bức hình đều được chọn lựa, và đồng bộ với đoạn chữ, để chúng hoà lại thành một khối không gian thống nhất.
Ba con người với khoảng cách giữa họ rất xa nhau trên quả địa cầu: Peter sống ở Argentina, Phoebe thì tại New Zealand, và còn tôi thì đang ở California. Thế là tất cả cuộc họp, các cuộc trao đổi thảo luận toàn bộ đều được thực hiện qua Skype, qua mạng. Lạ lùng thay, chính sự phối hợp thông qua vũ trụ mạng toàn cầu như thế này, vừa kì ảo vừa siêu thực, vô tình bắt nhịp được mạch cảm xúc của chính câu chuyện.
Sau đó, Phoebe bắt tay vào công việc phác thảo những đường nét thô sơ ban đầu và các khối hình sáng tối cho bộ tranh. Tiếp theo, cô đi sâu hơn vào chi tiết của nhân vật và phủ chất liệu cho toàn bộ khung hình. Kĩ thuật vẽ truyền thống và hiện đại được cô khéo léo lồng ghép vào tác phẩm – khi những nét vẽ đòi hỏi độ chi tiết cao và chính xác thì phần mềm kĩ thuật số là một lựa chọn tuyệt vời, còn đối với hậu cảnh đầy sự xáo trộn thì việc vẽ bằng than chì mang lại hiệu quả thị giác rất ấn tượng.
Vì đây là một dự án nghệ thuật cộng đồng, Phoebe không muốn các bức hình giống như được “thương mại hoá” hay phổ biến trên thị thường. Trong tâm trí cô, đây giống như là một bộ phim nghệ thuật, khi cô luôn tự hỏi chính mình “camera” (ánh sáng) nên đặt ở đâu là hợp lý nhất. Ngoài ra, cô còn đặc biệt quan tấm đến những ngụ ý trong câu chuyện gốc, sự cân bằng thị giác giữa nghĩa bóng và đen, khiến người xem phải hoà mình vào trí tưởng tượng của bản thân.
Thời gian dự án đã kéo dài đến tận 1 năm, điều này tạo cho Phoebe một khoảng không đủ dài để cô thoả sức thử nghiệm và đôi khi khám phá những ngóc ngách sáng tạo không ngờ đến. Trong năm đó, thật sự rất tuyệt vời khi ngắm nhìn dự án dần hiện hình theo một cách rất chậm rãi và khoan thai.
Công việc của Peter
Đã có bộ hình minh hoạ trong tay, giờ là lúc Peter thực sự ra trận.
Khi anh ta chia sẻ tiến độ dự án của mình cho những người bạn, thì đại đa số đều cho rằng: ‘Thế còn cái quái gì nữa đâu mà làm?”. Nội dung câu chuyện đã có sẵn. Hình minh hoạ cũng đã xong. Và tất nhiên, việc xuất bản chúng lên website là chuyện đâu mấy khó khăn.
Họ có thể đã đúng. Thế nhưng khi thử nghiệm với các hệ thống xuất bản điện tử (CMS) hiện nay, thì vấn đề mới được thấy rõ. Ngay từ đầu, chúng tôi đã định hình đây là một dự án nghệ thuật, chúng tôi không muốn tác phẩm của mình bị bóp méo, hay bị cắt bớt do các kích cỡ màn hình điện tử khác nhau. Chúng tôi đòi hỏi các tác phẩm phải được bảo toàn trọn vẹn, thay đổi tuỳ theo kích thước màn hình cuả người xem, mọi thứ phải hoạt động thống nhất để tạo nên một mạch cảm xúc liền lạc.
Và điều đó có nghĩa là hàng đống việc đang chờ Peter giải quyết, độ khoảng gấp 5 lần dự định ban đầu. Anh ấy tự thiết kế kiểu chữ riêng, trang bìa (cover page), bố cục, hiệu ứng chuyển cảnh, logo, icon, background. Peter cố gắng tối ưu code để trải nghiệm đọc và thời gian tải trang được tuyệt vời nhất có thể. Mọi chi tiết điều được anh tính toán cẩn thận, và xây dựng nguyên bản dành riêng cho dự án.
Peter cũng kiêm luôn vị trí định hướng nghệ thuật và post-production (hậu kỳ) cho bộ minh hoạ. Ngay từ ban đầu, chúng tôi hình dung phong cách ảnh minh hoạ là từ hai sắc thái đen trắng, ngoài ra thì tô điểm thêm bằng một vài vệt xanh da trời, thế nhưng những sắc xanh cơ bản hoàn toàn không đủ khả năng làm nổi bật không khí câu chuyện.Và vì thế, Phoebe lại tiếp tục tạo tác ra thêm các vệt màu nước loang lỗ, những vệt than chì táo bạo, những chất liệu này giúp Peter định hướng câu chuyện theo cách hấp dẫn hơn.
Chúng ta điều biết rằng, những đường nét chi tiết, rõ ràng thường lột tả cảm nhận về hình thể của một sự vật nào đó. Với mong muốn tăng thêm tính mờ ảo và ngụ ý cho câu chuyện, các đường nét trong bức vẽ được chúng tôi làm nhạt nhoà đi, và ẩn giấu vào trong bóng tối.
Một điều tuyệt vời nữa mà Peter đã thực hiện cho dự án: anh ấy đã tự viết ra một công cụ mà ở đó các bức tranh không những thay đổi kích thước phù hợp với từng màn hình, mà còn thay đổi linh hoạt bố cục của bức tranh. Kĩ thuật này cho phép câu chuyện được truyền đạt theo cách rất mới lạ và độc đáo, Narrative Responsive Design.
Trong suốt quãng thời giang dài 6 tháng, từng thứ li ti, nhỏ nhặt nhất đều được Peter hợp thành một câu chuyện kể thống nhất từ nội dung đến yếu tố thị giác, mọi thứ bạn nhìn thấy trên web, đều độc nhất và bước ra từ thế giới của True Blue.
Đối với cả nhóm chúng tôi, True Blue chắc chắn là một hành trình gian nan cực kì đáng nhớ. Chúng tôi luôn tìm kiếm các cách kể chuyện khác thường, sâu sắc cho độc giả. Chúng tôi hy vọng trong vô vàn website trên internet, có một câu chuyện được trang hoàng đẹp mắt, một câu chuyện khơi dậy sự ly kỳ trong cuộc sống. Dẫu có những sai lầm không mong muốn, hãy để nó dẫn dắt các bạn đi xa hơn những thành quả mà chúng tôi mang đến.
Và phần quan trọng nhất…
Bạn hãy tự phiêu mình vào thế giới của câu chuyện True Blue đầy ma mị và lôi cuốn này nhé!
Link: https://truebluestory.com
Người dịch: Đông Đông
Tác giả: Eliot Peper