Sự khác nhau giữa tưởng tượng và sáng tạo
Tưởng tượng là do bẩm sinh nhưng sáng tạo lại qua học hỏi.
Bài viết của Jack Preston King – biên tập viên tại beyondtherobot
Câu chuyện tưởng tượng Vs câu chuyện kể lại
Theo Pixabay.com
Tôi nhớ chính xác thời điểm mà tôi phát hiện ra rằng tưởng tượng là một điều tôi có thể tạo ra, một cách có ý thức, mặc dù lúc ấy chẳng có gì xảy ra cả. Khi tôi lên 6 tuổi, như bao đứa trẻ khác, tôi tự nhiên tưởng tượng ra mình di chuyển trong không gian.
Tôi chỉ xem những chương trình truyền hình mà tôi yêu thích, tôi thích những pha hành động của Adam West trong bộ phim dài tập Batman vào những năm 60.
Theo Wikimedia Commons
Bam! Pow! Thật là một bộ phim tuyệt vời! Khi nhạc kết thúc vang lên, tôi rất phấn khích và tôi thực sự đã thở hổn hển với sức mạnh siêu cường. Tôi nhắm mắt lại, rõ ràng tôi đã thấy Batman đứng trước mặt. Tôi biết tôi không nhìn thấy anh ta bằng cách nhìn vật lý bình thường bởi vì tôi đã nhắm mắt lại. Nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy anh ấy. Tôi mong anh ta sẽ ném một cú đấm và anh ta đã làm. Tôi thấy Cesar Romero trong một khung cảnh màu hồng, và Kapow! nắm đấm của Batman đã làm anh ta bay lên. Tôi rất hồi hộp. Đây là phép màu chăng! Nó tạo một đường cong còn tuyệt vời hơn cả xem TV thậm chí là đọc sách. Tôi đã kiểm soát được chúng. Tôi có thể tưởng tượng bất cứ điều gì tôi muốn, bất cứ lúc nào tôi muốn với nhiều mục đích.
Vài năm sau đó, lúc tôi 10 tuổi, tôi thông báo với gia đình rằng tôi muốn trở thành một nhà văn. Mẹ tôi đã mang một cái máy đánh chữ cũ về nhà. Với sự tinh tế, tôi đã sắp xếp chúng vào phòng ngủ của mình và đặt một chiếc ghế sau nó. Tôi tưởng tượng mình viết, giống như tôi tưởng tượng Batman đánh Joker. Tôi muốn các ngón tay của tôi tự tin lướt qua các phím, tôi hình dung ra niềm tự hào của mẹ tôi khi bà ấy chia sẻ tiểu thuyết đầu tiên của tôi với bạn bè của mẹ. Tôi đã được xây dựng một cốt truyện trong trí tưởng tượng của tôi trong một tuần về một phi hành gia với một vỏ bọc không gian bị đánh bật bởi một thiên thạch. Anh tỉnh dậy trên chiếc tàu vũ trụ ngoài hành tinh và có một cuộc đối thoại thần giao cách cảm với một thám tử có thể chất rất khủng khiếp, cùng với sự khôn ngoan và tử tế Saturnian đã cứu anh. Tôi có thể nhìn thấy nó rất rõ ràng. Tất cả những gì tôi phải làm bây giờ là đưa câu chuyện của tôi vào máy đánh chữ…
Nhưng không có từ nào diễn tả được. Tôi có thể hình dung một cách sinh động câu chuyện, nhưng tôi không biết làm thế nào để tạo ra nó.
…
Sáng tạo là gì?
Theo Pixabay.com
Trong một cuốn sách mang tên The Creating Brain: NXB The Neuroscience of Genius, Nancy C. Andreasen xác định ba yếu tố cần phải có để trí tưởng tượng tăng lên mức độ sáng tạo.
Thứ nhất, những gì được tưởng tượng phải có khởi đầu. Ở năm bảy tuổi, tôi tưởng tượng Batman đấm Joker là tưởng tượng chứ không phải sáng tạo. Tôi đã tưởng tượng một điều mà tôi đã nhìn thấy trên TV, sao chép chứ không phải là tạo ra. Người phi hành gia của tôi gặp là một người lạ mặt đáng sợ và đó là khởi đâu của tôi. Tôi chắc chắn rằng tôi đã được truyền cảm hứng bởi TV và truyện tranh, nhưng những cảnh tôi đặc biệt xâu chuỗi với nhau thành một câu chuyện là tất cả của tôi.
Thứ hai, những gì được tưởng tượng phải tiện ích. Nó phải phục vụ con người. Andreasen đưa ra ví dụ về tưởng tượng một chiếc ô tô không có bánh xe. Vâng, đó sẽ là một hành động của trí tưởng tượng. Nhưng kể từ khi một chiếc xe không có bánh xe thì sẽ không một ai sử dụng được, tưởng tượng khác xa với sáng tạo. Tiện ích không phải là thực tế (tiện dụng), nhưng nó phải tồn tại. Các ứng dụng phổ biến nhất mà chúng tôi có đối với nghệ thuật là giải trí, sự đánh giá, và cảm hứng, tất cả đều được tính là tiện ích. Phi hành gia của tôi đã được dùng để giải trí, nếu không có gì khác. Và tôi đã sử dụng tiện ích.
Cuối cùng, quá trình sáng tạo phải dẫn đến một sản phẩm tách biệt với người sáng tạo của nó, một sản phẩm mà người khác có thể tham gia. Một bức tranh, một tác phẩm điêu khắc, một câu chuyện, một bài hát, một bộ phim, hoặc thậm chí một giả thuyết khoa học (sáng tạo mở rộng vượt ra ngoài nghệ thuật). Tôi có thể hình dung một cách sinh động các nhân vật và cốt truyện của tôi, nhưng năm mười tuổi, tôi thiếu các kỹ năng viết cần thiết để làm cho câu chuyện có ích cho người khác. Tôi đã có trí tưởng tượng, nhưng chưa co sức sáng tạo.
Những cách giúp tạo ra nhiều kiểu sáng tạo
Theo Pixabay.com
Theo Nancy C. Andreasen:
“Sáng tạo = trí tưởng tượng + tính độc đáo, và khả năng hình thành trí tưởng tượng của chúng ta từ những hình thức độc lập có khả năng khuấy động trí tưởng tượng của người khác.“
Thất vọng và bế tắc, tôi cảm thấy lúc tôi mười tuổi – ngón tay của tôi đã sẵn sàng trên các phím, mẹ tôi ở phòng kế bên đã sẵn sàng lắng nghe tiếng đánh máy, nhưng sau đó tôi đã sụp đổ đầu hàng trước sự im lặng của máy đánh chữ – tôi có thể tránh được nếu tôi hiểu sự khác biệt cơ bản giữa trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Mô hình của Andreasen làm sự khác biệt trở nên rõ ràng.
Vào năm tôi mười tuổi, tôi không phải là một nhà văn thất bại như tôi đã nghĩ. Tôi đã là một đứa trẻ với rất nhiều những ý tưởng đơn giản và giải trí, vì chưa học được học kỹ năng cần thiết để tạo ra hình tượng trong tưởng tượng của tôi.
Hai điều này không khác biệt nhiều. Điều này cũng đúng với cả người lớn.
Nếu bạn cố gắng mang những ý tưởng tuyệt vời của bạn về những câu chuyện, thơ, tranh, đồ gốm, điêu khắc, phim ảnh, bài hát, v.v… cho cuộc sống, hãy biết điều này:
Bạn không phải là một người thất bại.
Khi đã hết ý tưởng sáng tạo, đừng bao giờ hỏi:
“Tôi làm sao vậy nhỉ?”.
Hãy hỏi những gì kỹ năng có thể học được sẽ làm giảm khoảng cách sáng tạo và trí tưởng tượng của bạn, sau đó tìm hiểu chúng. Hãy theo một lớp học, theo đuổi ở nhiều mức độ, thuê người dạy kèm, yêu cầu học nghề, chuyển đến Hollywood, hoặc cộng đồng nghệ thuật, hoặc một lớp âm nhạc.
Bạn có thể trả lời sự thất vọng đó từ một người lớn với một lời khuyên tốt mà bạn muốn cung cấp cho bất kỳ nhà văn, nghệ sĩ, nhà làm phim hoặc nhạc sĩ đầy tham vọng chỉ mười tuổi:
“Tất cả chúng ta – những đứa trẻ đều sinh ra có trí tưởng tượng, nhưng sự sáng tạo là do học hỏi. Và bạn xứng đáng có cơ hội để học nó.”
Người dịch: Thao Lee
Nguồn: medium