Leonardo da Vinci: Vạn vật sẽ phong phú hơn nếu ta không áp đặt góc nhìn

Cuối năm 2017, một bức tranh được bán với giá 450,3 triệu USD có tên là Salvator Mundi – một trong những bức tranh của Leonardo da Vinci. Đối với một đứa con hoang trong thế kỷ 15 thì có thể xem đó là một thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây chưa phải là đóng góp đáng kể của ông dành cho nhân loại.

Một người đàn ông may mắn đã sở hữu bức tranh Salvator Mundi với giá 450,3 triệu USD

Khi nhắc đến “Phục hưng”, da Vinci là người đầu tiên mọi người nghĩ đến. Ông không chỉ là một chuyên gia trong hội họa mà còn là một nhà phát minh đầy nhiệt huyết đã đóng góp trong nhiều lĩnh vực, từ kiến ​​trúc, âm nhạc đến giải phẫu và hình học.

Để hình dung rõ hơn về con người gần như đã trở thành huyền thoại này, sẽ khó mà không thừa nhận một sự thật trong nhiều thập kỷ qua: Leonardo da Vinci là một thiên tài. Ông là một thiên tài mà trước và sau chúng ta sẽ khó tìm được ai hội tụ nhiều tài năng như vậy. Liệu rằng sự tài giỏi ấy có phải là bẩm sinh mà ông đã sớm có được ngay từ khi sinh ra hay không?

Chân dung vĩ nhân của thế giới Leonardo da Vinci

Chẳng dễ gì đưa ra một kết luận rõ ràng về người đã sống cách đây hơn 500 năm, nhưng dường như sự thiên tài của da Vinci đến từ kinh nghiệm nhiều hơn là vận may, như Walter Isaacson đã tranh luận trong cuốn sách của ông.

Qua những ghi chép về ông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được Leonardo da Vinci luôn dành toàn bộ thời gian phục vụ cho sự tò mò vô tận của mình, đó mới là tố chất giúp ông trở thành thiên tài. Và ta có thể hiểu rằng, với thói quen tưởng tượng, học hỏi, ông đã thực hiện nhiều thứ rất bình thường theo một cách phi thường. Mặc dù các thành tựu của ông vẫn là một điều khó lý giải, nhưng qua phương pháp của ông có thể cho chúng ta thấy cách nuôi dưỡng sự tò mò, khám phá mọi thứ trong cuộc sống của chính mình.

1. Đừng để khái niệm, định kiến áp đặt vào óc quan sát

Khi bạn nhìn qua ống kính lịch sử và nghiên cứu cuộc đời của nhiều nhà phát minh vĩ đại, kỹ sư và người sáng tạo, bạn sẽ thấy ở họ luôn có một tố chất chung nhất định. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều như vậy nhưng sự thật là một số đóng góp quan trọng nhất được thêm vào dòng chảy của văn hóa được tìm thấy đều liên quan đến sự kết hợp khoa học và nghệ thuật.

Thay vì chuyên sâu duy nhất một lĩnh vực, điều chúng ta thấy là sự kỳ diệu của khả năng sáng tạo và sự khéo léo của con người – đó là một sản phẩm pha trộn, kết hợp đa dạng các lĩnh vực, quan điểm khác nhau. Đây là điều rõ ràng khi nhìn vào những đóng góp của da Vinci, ông rất giỏi khai thác ở các ngã rẽ giao thoa.

Tuy nhiên, có thể nói Leonardo da Vinci chưa bao giờ có suy nghĩ phân biệt về những lĩnh vực mà ông biết. Dường như có ít sự tách biệt giữa các lĩnh vực trong óc quan sát và nhìn nhận của ông. Ông chỉ đơn giản là quan sát, ghi chú và bối cảnh hóa mọi thứ mà ông thấy phù hợp. Nó không giống như ông có mục đích cố ý nghiên cứu khoa học một ngày và nghệ thuật một ngày khác. Đối với Leonardo da Vinci, tất cả là một và đều giống nhau. Chúng song hành và hỗ trợ với nhau, không thể hiểu được lĩnh vực này mà không liên quan đến lĩnh vực khác.

Những ghi chép về giải phẫu hình học của Leonardo da Vinci

Mặc dù chúng ta ngày càng thấy có nhiều chủ đề bàn tán về lợi ích của việc học tập và tư duy đa ngành, tuy vậy chúng ta vẫn tạo ra những ranh giới vững chắc được cai trị bởi các giới hạn được xem là đã tồn tại từ lâu. Thực tế là, những điều chúng ta vẫn gọi là “khoa học” hay “nghệ thuật” chỉ là các khái niệm mà con người đặt ra để hiểu được những khía cạnh khác nhau của thế giới.

Chỉ có một thực tại, thực tại đó chồng chéo và trộn lẫn vào nhau mà chúng ta không thể gọi chúng bằng một cái tên cụ thể.

Tất nhiên, việc đặt tên, phân loại và tạo ra các ranh giới sẽ giúp chúng ta sắp xếp và hiểu rõ hơn về thế giới, nhưng đồng thời đấy cũng là vật cản hạn chế sự tò mò của chúng ta ở một ngách khác.

Nếu bạn muốn nhìn rõ thế giới như đúng bản chất của nó – bạn phải có góc nhìn quan sát mà không có sự giới hạn, áp đặt nào bởi những định kiến, khái niệm có sẵn.

2. Đừng chấp nhận những điều hiển nhiên mà hãy đặt câu hỏi cho chúng

Hiện nay, cuốn sổ tay nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci hiện tại chỉ còn sót lại 7.200 trang trên thế giới. Và đó chỉ là ước tính khoảng một phần tư tổng khối lượng đã từng tồn tại. Mặc dù vậy, tất cả ghi chép ấy đều cung cấp một cái nhìn sâu sắc đáng kinh ngạc cho các thế hệ sau.

Sổ tay lưu giữ những ghi chép về thời gian Leonardo da Vinci ở cả Florence và Milan, đi sâu vào cảm giác nghi ngờ và bất an và mối quan hệ của ông với bạn bè và những người cộng tác.

“Tôi lang thang trên khắp đất nước để tìm kiếm câu trả lời cho những điều tôi không hiểu. Tại sao vỏ sò lại xuất hiện trên đỉnh núi với dấu vết của san hô – những thứ thuộc về biển cả? Tại sao tiếng sấm lại kéo dài hơn thời gian nó hình thành và tại sao chúng ta lại nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm? Tại sao một hòn đá rơi xuống mặt nước lại tạo ra các vòng tròn và tại sao chim lại sống được trên không? Những câu hỏi, những điều khác thường cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi suốt cuộc đời”, Leonard da Vinci ghi chú.

Hình ảnh có liên quan
Bên trong một bảo tàng về danh họa Leonardo da Vinci 

Mặc dù không phải ai cũng hứng thú với việc đặt câu hỏi, và đối với nhiều người, những câu hỏi này kém phần thú vị và chẳng liên quan đến cuộc sống của họ. Nhưng ít ai biết rằng, những điều có vẻ tầm thường và dễ bị bỏ qua đó lại chứa đựng một kho báu chưa được khai phá. Những điều đẹp đẽ lại thường cất giấu vẻ đẹp tiềm ẩn, ta sẽ chẳng dễ gì nhận ra một điều thú vị ngay từ lần đầu, cho dù là được phô bày trên bề nổi, chỉ khi được khám phá từng lớp thì những những điều giá trị kia mới dần được hé lộ.

Những câu hỏi này có thể chẳng liên quan gì đến tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ đại tài da Vinci, nhưng đó là một trong những điều giúp chúng ta hiểu thêm về ông qua cách ông nhìn nhận thế giới vô cùng phong phú. Vốn hiểu biết đa dạng đó đã góp phần vào phong cách vẽ của ông, tất cả đều bộc lộ qua đoạn thung lũng, sông núi, về cơ thể người hay là một nụ cười đầy bí ẩn. 

Thế giới ngoài kia là biển vô tận của những điều thú vị đáng để khơi gợi trí tò mò của bạn, nhưng đó là cho đến khi bạn tìm thấy chúng.

3. Làm giàu cho bản thân bằng những trải nghiệm

Chủ nghĩa cầu toàn là điều thường gặp ở bất cứ ai, từ nghệ sĩ đến doanh nhân. Sự cầu toàn bất chấp sẽ tạo ra sự sợ hãi và nghi ngờ, cản trở người ta tiến gần đến sự sáng tạo. Nhược điểm rõ ràng nhất của sự cầu toàn chính là nó khiến ta ngừng sản xuất và sáng tạo hơn nữa. Suy nghĩ cầu toàn làm tê liệt mọi khả năng vượt ra khỏi ranh giới khác biệt và có thể khiến cho quá trình cải tiến thế giới này bị đình trệ chỉ bởi vì họ nghĩ rằng hiện tại là đã hoàn hảo, không cần thêm những thay đổi nào nữa.

Nhìn qua các bức tranh của Leonardo da Vinci, có lẽ cũng không quá bất ngờ khi chính ông cũng luôn mâu thuẫn với việc phải làm cho tốt hơn nữa. Trong thực tế, phần lớn các tác phẩm của danh họa đều bị bỏ dở nửa chừng, và thậm chí ông đã thực hiện xong nhưng lại mất thêm nhiều năm, nhiều thập kỷ để thực sự hoàn thành chúng.

Tuy nhiên, đối với người nghệ sĩ thiên tài này, mất nhiều năm để hoàn thành lại là dấu mốc cho việc tiến xa thêm một bước. Mục tiêu cuối cùng của ông không phải là trưng bày tác phẩm hoàn thiện tốt nhất, điều cốt lõi ở đây chính là da Vinci chưa bao giờ ngừng cố gắng cải thiện tất cả. Những tác phẩm mà ông sáng tạo luôn là những “tác phẩm đang trong quá trình hoàn thiện” vì ông hiểu rằng, bản thân ông vẫn cần khai thác thêm các kỹ thuật mà mình chưa biết.

Ví dụ, Mona Lisa, được cho là đã được sản xuất trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 năm nhưng có vẻ như Leonardo da Vinci vẫn nghĩ rằng thật sự nó chưa phải là một tác phẩm hoàn hảo.

Ông đã dành 14 năm để thật sự hoàn thành bức họa nàng Monalisa

Tài năng của Leonardo da Vinci về bút pháp và khả năng nghiên cứu cho đến nay vẫn là một đề tài bàn tán, có một số học giả dựa vào phong cách và phương pháp vẽ được sử dụng giả định rằng danh họa da Vinci đã dành suốt cuộc đời mình để tinh luyện kỹ năng cho đến khi chết. Leonardo da Vinci chính là minh chứng cho chúng ta thấy rằng một sản phẩm được hoàn thành không có nghĩa nó ngừng khả năng cải thiện để tốt hơn nữa, hãy luôn nghĩ về việc đó và đừng ngừng việc thử nghiệm để sản phẩm tốt hơn.

Chúng ta thường ít tìm hiểu với những gì đã được khái quát và tìm thấy trước, nhưng nếu dành cho nó một sự tò mò nhất định, bạn sẽ khám phá được nhiều thứ hơn bạn tưởng. Leonardo da Vinci đã nhìn nhận và quan sát thế giới theo cách chưa từng có ai làm, những thành tựu mà ông có được đều đến từ cách ông tương tác với thế giới. Ông quan sát và học hỏi, nhận thức và hài hòa với thế giới. 

Tác giả Austin Kleon của tựa sách Steal Like An Artist đã nói: “Tất cả mọi thứ chúng ta cần để tìm ra những viên ngọc giấu kín là con mắt tinh tường, tư duy cởi mở và thái độ sẵn sàng tìm kiếm nguồn cảm hứng ở những nơi con người không muốn hoặc không thể tìm tới”. Vì thế, tò mò là một vũ khí tinh tế và vô cùng mạnh mẽ, sự tác động của nó có thể khiến thế giới này thay đổi từng chút một nếu ai cũng dành thời gian tìm tòi và khám phá. Dù rằng tính chất này không quyết định bạn có trở thành thiên tài hay không, nhưng hãy tin rằng phần lớn các thiên tài trên thế giới đều sẵn lòng khám phá vạn vật bên ngoài dưới góc nhìn của riêng họ.

Tác giả: Zat Rana
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

danh họa góc nhìn học hỏi khác biệt kỹ năng leonardo da vinci

iDesign Must-try

/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Rembrandt 
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Rembrandt 
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
Nhà sử học người Ý xác định danh tính cây cầu bí ẩn trong bức Mona Lisa của Leonardo
Nhà sử học người Ý xác định danh tính cây cầu bí ẩn trong bức Mona Lisa của Leonardo
Một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Ý cho biết cây cầu được vẽ trên nền bức “Mona Lisa”, bức tranh mang tính biểu tượng của Leonardo da Vinci treo…
Từ “ô cửa” nhìn ra thế giới: Liệu thế giới có đang ngắm nhìn bạn? (phần 4)
Từ “ô cửa” nhìn ra thế giới: Liệu thế giới có đang ngắm nhìn bạn? (phần 4)
Khi ngắm nhìn thế giới thông qua ô cửa, có giây phút nào bạn tự hỏi: phải chăng chính mình cũng đang được quan sát bởi thế giới hay một…
Từ ‘ô cửa’ nhìn ra thế giới: Những suy tưởng nội tâm khi ngắm nhìn thế giới qua ô cửa của một ai khác (phần 3)
Từ ‘ô cửa’ nhìn ra thế giới: Những suy tưởng nội tâm khi ngắm nhìn thế giới qua ô cửa của một ai khác (phần 3)
Thế giới của bạn như thế nào? Hãy cho tôi biết được không? Chúng ta không chỉ muốn ngắm nhìn thế giới chân thực qua mắt nhìn của chính mình,…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 7/2021
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 7/2021
Tháng vừa rồi bạn có bỏ lỡ sự kiện nghệ thuật thế giới nào không… Đừng quên là chúng mình có hẹn với nhau ở chuyên mục Điểm tin để…