LÀM SAO ĐÁNH GIÁ MỘT Ý TƯỞNG TỆ?
– Khi bạn đến với 1 ý tưởng, làm sao bạn biết đó là ý tưởng tốt? Đó là 1 ý tưởng đáng để theo đuổi, hay chỉ là 1 thứ vô dụng và đáng được cho vào thùng rác?
– Là 1 người thiết kế, chúng ta phải đối mặt với thử thách này trong mỗi dự án ta làm. Chúng ta sợ đi đến buổi thuyết trình, chỉ bởi vì sợ ý tưởng của chúng ta sẽ bị khách hàng hay hội đồng đánh giá. Một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy là giống như đã tìm thấy kim cương trong mớ hỗn độn ấy. “Tôi là thiên tài!”. Trong khi những ngày còn lại, ý tưởng của bạn như rác rưởi. “Tại sao tôi không thể nhận ra điều này?”
Thử làm bài kiểm tra nào!
– Sau khoảng thời gian hơn chục năm làm trong ngành công nghiệp thiết kế, tôi đúc kết 1 công thức để đo lường ý tưởng của chính tôi. Đó là trong quá trình thiết kế, tôi luôn hỏi chính bản thân 3 câu hỏi sau:
1. Ý tưởng đó có đạt mục tiêu đề ra hay không?
2. Thông điệp truyền tải hay câu chuyện bạn muốn kể có rõ ràng chưa?
3. Ý tưởng đó có hứng thú hay không?
– Từ những buổi đánh giá ban đầu, cho đến ngày thực thi. Tôi sử dụng công thức này để kiểm tra, chọn lọc, và gọt giũa ý tưởng của mình. Điều này đã mang đến cho tôi sự tự tin để tôi có thể truyền tải 1 thứ gì đó có giá trị đến khách hàng của mình, và cả những khách hàng mục tiêu trong chiến dịch.
1.Ý TƯỞNG ĐÓ CÓ ĐẠT MỤC TIÊU ĐỀ RA HAY KHÔNG?
– Vào đầu mỗi dự án, bạn nên lập ra mục tiêu rõ ràng. Những điều cần làm là gì. Làm cho ai. Ý tưởng đó cần thêm gì để đi được xa. Đây có phải là vấn đề mà bạn đang giải quyết.
– Nếu bạn đang thiếu đi sự rõ ràng trong việc xác định mục tiêu, xin hãy dừng ngay việc thiết kế. Hãy trở về với vấn đề của khách hàng và chẩn đoán xem vấn đề thật sự nằm ở đâu. Hãy đào thật sâu và hãy hỏi cặn kẽ. Đối diện với những thử thách theo lối hướng về khách hàng, thì cơ hội đạt được mục tiêu sẽ càng cao.
– Bạn, cũng như khách hàng của bạn, sẽ sử dụng điều này như là thước đo căn bản để đánh giá những ý tưởng của bạn. Ý tưởng của bạn không thể là giải pháp thành công cho đến khi chúng vượt qua đợt kiểm tra quan trọng đầu tiên này.
2.THÔNG ĐIỆP TRUYỀN TẢI HAY CÂU CHUYỆN BẠN MUỐN KỂ CÓ RÕ RÀNG CHƯA?
– Thông điệp có xuyên suốt không? Cấu trúc về thông tin có theo đúng trật tự hay không? Điều này có làm cho người xem cảm nhận được 1 điều gì đó không?
– Cách tốt nhất để kiểm tra điều này là trưng bày các tác phẩm của bạn ra ngoài. Một người nào đó sẽ giống với tập khách hàng mục tiêu mà bạn đang theo đuổi. Không cần phải giải thích nhiều (ngữ cảnh sẽ nói lên điều đó), những gì mà họ đã nghĩ về tác phẩm của bạn là gì? Họ đã đọc gì đầu tiên, rồi thứ hai, thứ ba? Điều đó làm họ cảm thấy như thế nào?
– Nếu như người xem không có những phản ứng như bạn đã đề cập ở trên, thì bạn sẽ có được cơ hội nói và phải nói thật nhiều hay là thông điệp của bạn được chôn quá sâu, tìm hoài không thấy. Hãy trở về với mục tiêu của mình. Sửa lại cho sát với thực tế và đơn giản hóa chúng. Hãy đảm bảo rằng thông điệp truyền tải căn bản của bạn đã rõ. Nếu không vượt qua được đợt kiểm tra thứ 2 này, thì bất kể bạn đang thiết kế gì cũng sẽ không hiệu quả
3.Ý TƯỞNG ĐÓ CÓ HỨNG THÚ HAY KHÔNG?
– Điều đó có làm bạn suy nghĩ không? Điều đó có thử thách bạn không? Bạn có đang kết nối hai ý tưởng khác xa nhau để tạo nên 1 ý nghĩa mới không?
– Nếu bạn vượt qua hai đợt kiểm tra trên, thì ý tưởng của bạn đã vượt qua được thử thách. Cho những dự án truyền tải thông điệp, thì nhiêu đó đã đủ. Xin chúc mừng! Nhưng trong lĩnh vực thiết kế, tiếp thị và quảng cáo, chúng ta gặp thử thách rất nhiều. Từ việc cắt bỏ yếu tố gây sao nhãng và tập trung vào các yếu tố gây sự chú ý. Cứ từ từ tạo ra cảm giác ham muốn và xây dựng mọi ý đồ từ đó. Cuối cùng là thu hút người xem thực hiện hành động.
Những gì tôi đã học được là những ý tưởng sáng tạo nhất, là thứ mà làm bạn bất ngờ. Chris Do có câu, “Sự sáng tạo có thể được dạy?”, và anh ta đã tổng kết lại 1 cách ngắn gọn như sau:
“Với tôi, sáng tạo là khả năng kết nối 2 hay nhiều các ý tưởng rời rạc, không liên quan gì đến nhau, để tạo nên 1 ý nghĩa mới. Tổng thể thì tuyệt hơn những phần nhỏ gộp lại.”
Sau đây là 1 vài ví dụ hay để minh chứng cho ý tưởng này:
Lần tới, khi bạn đang không rõ, phân vân về ý tưởng của bạn, hãy thực hiện bài kiểm tra với 3 câu hỏi trên. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian của bạn và sẽ giúp bạn trở lại với mục tiêu khi bạn bị mất phương hướng.
(Sưu tầm – how_do_you_know_if_your_idea_sucks)