Cách nhận diện và đương đầu với nỗi lo âu nơi làm việc

Bạn không chắc về những thứ cần làm hoặc nơi mình muốn đến nhưng lại nhận thức rất rõ là mình không thể tiếp tục thực hiện những thứ đang làm? Kristine Steinberg là người chuyên giúp những nhân viên và chuyên viên cấp cao đương đầu với lo âu, tìm thấy sự hài lòng khi làm việc với phương pháp tư vấn và huấn luyện của cô.

Figure sitting in lotus position at their desk.

Sẽ có lúc bạn cảm thấy có gì đó không đúng đang diễn ra khi làm việc nhưng lại không thể xác định rõ ràng đó gì? Có thể bạn đang trong quá trình nhận việc mới hoặc đảm nhiệm thực hiện một dự án lớn (hay có thể đó chỉ là một ngày thứ 3 bình thường) để rồi có cảm giác mơ hồ rằng cái gì đó sai sai, cảm giác không tốt chút nào. Thật sự là vậy. Bạn không chắc về những thứ cần làm hoặc nơi mình muốn đến nhưng lại nhận thức rất rõ là mình không thể tiếp tục thực hiện những thứ đang làm. Đó là một cảm giác khó chịu và nếu đã trải qua thì bạn sẽ biết chính xác chủ đề đang được nói đến: lo âu, và cụ thể hơn là lo âu ở nơi làm việc.

“Lo âu nơi làm việc là khi xuất hiện cảm giác cực kì bồn chồn và lo sợ rằng chúng sẽ khiến bạn làm việc không hiệu quả, không thể phát triển,” Kristine Steinberg, chuyên viên tư vấn tập trung giúp đỡ định hướng trong công việc và cuộc sống, chia sẻ. “Đó là một cảm giác nội tại khó nói thành lời, một cảm giác của sự gò bó về thể chất và lo âu tột cùng mà bạn không biết lý do vì sao. Bạn luôn lo sợ những chuyện không hay sẽ xảy ra, tựa như đang trong tình thế đương đầu hoặc ngã quỵ, khiến bạn nghĩ rằng ‘Mình không chắc liệu bản thân có an toàn không.’”

Steinberg là giám đốc điều hành và nhà sáng lập của Kismet Consulting và đã làm việc với các doanh nhân cấp cao các công ty như Bain, Soho House, TED và vâng vâng. Cô tổ chức các buổi hội thảo và giúp đỡ mọi người không chỉ nhận ra tiềm năng tối đa của chính mình mà còn hướng dẫn cách vận dụng chúng. Đó là lý do vì sao chúng tôi đã trao đổi với cô bởi một điều liên quan đến lo âu, rằng nó là một vấn đề 2 mặt. Bạn cần phải xác định rõ ràng cảm giác của mình và có can đảm để thay đổi. Dưới đây là lộ trình của Steinberg để nhận diện lo âu và cách đương đầu với nó.

Đó có phải lo âu không? Hay là cảm giác tiêu cực?

Kết quả hình ảnh cho anxiety

“Có rất nhiều cảm giác tiêu cực xảy ra ở nơi làm việc như thiếu tự tin, năng lượng độc hại hoặc sợ hãi,” Steinberg giải thích. Dù những cảm giác này có thể gây nên lo âu trong bạn thì bản thân chúng cũng đã là một con quái vật rồi. Vậy thì làm sao nhận ra được lúc nào bạn lo âu và khi nào bạn chỉ đang đương đầu với cảm xúc tồi tệ? Hãy hỏi chính mình khi bạn cảm thấy “không an toàn”.

Điều này không có nghĩa là bạn nghĩ mình đang trong tình thế nguy hiểm mà cơ bản là có một thứ gì đó ngăn bạn cảm thấy an toàn về thể chất và tinh thần. Steinberg nói tiếp:

“Lo âu có thể khiến bạn muốn chạy trốn, như thể bạn phải làm điều gì đó để thoát khỏi tình cảnh này. Đôi khi, ở nơi làm việc, hoạt động đó có thể là lên mạng và tìm mua một đôi giày hoặc mua đồ uống khi ăn trưa và quay trở lại với guồng quay công việc. Bạn đang tìm một hướng để thoát khỏi tình cảnh này. Cơ chế giải quyết nhanh này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian ngắn nhưng thật sự không triệt để và chỉ làm cho nỗi lo âu trở nên tồi tệ hơn mà thôi.


Nhận ra sự mất mát phương hướng do trạng thái lo âu

Việc xác định nguồn gốc sâu xa của vấn đề thay vì tư tưởng “có điều gì đó sai sai” là vô cùng quan trọng. “Lo âu là khi trạng thái năng lượng nặng nề, điên cuồng nắm quyền làm chủ. Nó là một hình thái khác của cảm giác tê liệt thần kinh,” Steinberg chia sẻ. “Khi lo âu, bạn không thể nhìn nhận sự việc toàn diện,” cô chia sẻ. Lo âu sẽ làm hỏng khả năng tư duy mạch lạc và khiến bạn mất phương hướng. Khi bạn ở trong trạng thái đó thì sẽ cảm giác như không thể thoát khỏi nó.

Quan trọng là bạn cần nhớ rằng lo âu có thể tồn tại khi không tự hiện hữu dưới hình thái “tấn công” mà chỉ là cảm giác không thoải mái chung chung thường trực (hoặc gần như là vậy). Bạn không cần phải thở vào túi giấy để chịu đựng lo âu vì nó có thể không giúp được gì cho tình hình hiện tại.


Tạo không gian để đưa chính mình về trạng thái đúng

Khi có quá nhiều việc cần giải quyết thì trạng thái khách quan là điều không khả thi, thậm chí có thể phản tác dụng. Khi bạn nhận ra nỗi lo âu đang dần chiếm lĩnh tâm trí, “Điều đầu tiên là hãy thở thật sâu,” Steinberg chia sẻ. “Hãy hít một hơi thật sâu, từ từ chậm rãi và cố gắng tạo ra khoảng không trong tâm trí và thể chất.” Việc trang bị kĩ thuật thở sâu định tâm cho bản thân là điều cần thiết khi bạn nhận thấy mình sắp bị lo âu điều khiển. Box breathing, một bài tập hít thở được Navy SEALs áp dụng để cảm thấy bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng, có thể sẽ giúp ích hoặc đơn giản là bạn chỉ cần tập trung vào hơi thở của mình thôi (được mô tả ở đây #3). Dù gì đi nữa thì bạn cũng cần tìm ra cách thức phù hợp giúp bản thân thoát khỏi khoảng không lo âu.


Định vị vấn đề

Đầu óc đã thông thoáng hơn và bạn nhận ra được vấn đề. Vậy thì sao? “Hãy nhìn nhận và bắt đầu giai đoạn giải quyết vấn đề,” Steinberg giải thích.

Bằng cách nào? Hãy tập ghi chú. Steinberg đề nghị bắt đầu thực hành với 4 câu hỏi sau:

  1. Vấn đề là gì?
  2. Làm sao để xác định vấn đề mình đang gặp phải?
  3. Mình lo sợ điều gì khi phải thay đổi?
  4. 3 hành động mà mình có thể làm để cải thiện tình hình là gì?

Mục đích của việc ghi chép những câu hỏi này là đưa vấn đề vào trung tâm và khiến bạn biết mình phải làm tiếp theo. “Điều mà chúng tôi đang cố gắng làm là khiến bạn cảm thấy không bế tắc để hành động hiệu quả,” Steinberg giải thích. Viết ra mọi thứ giúp bạn nắm bắt rõ hơn những gì đang diễn ra và thấu hiểu cảm xúc để thật sự hiểu được tình hình.


Bắt đầu hành động…với từng bước nhỏ

Từ thời điểm này, mọi chuyện đều xoay quanh các bước đi nhỏ: “Bạn có một đồng nghiệp hoặc người bạn đáng tin để trao đổi những thứ trên?” cô gợi ý và nói thêm là đây không phải là một quyết định cần bị xem nhẹ, đặc biệt khi nó liên quan đến sự nghiệp của bạn. “Bạn cần phải thận trọng bởi bạn sẽ không hề muốn thông báo sự lo âu trong lòng đến nhầm đối tượng.” Cô nhắc nhở rằng nếu bạn làm như thế thì lo âu sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Trong hầu hết các tình huống, lo âu là biểu hiện của sự trống rỗng đâu đó trong thực tế và cách duy nhất để xoa dịu cảm giác ấy là xác định và loại bỏ khoảng trống ấy. “Giải phóng lo âu tức là nhìn xuyên thấu vào thời điểm hiện tại,” Steinberg giải thích. Cách tốt nhất để chúng ta có thể tiếp tục tiến bước? “Hãy chuẩn bị tâm thế thoải mái với hiện tại, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ những gì cần làm để thay đổi mọi thứ.”

Bài học:

  • Nếu cảm thấy sự an toàn của bản thân bị đe dọa và tâm trí đang cố gắng thoát khỏi nó, có lẽ bạn đang bị lo âu.
  • Rất dễ đánh mất phương hướng khi bạn đang trong trạng thái lo âu.
  • Viết ra suy nghĩ và cảm xúc sẽ giúp bạn ghi lại mọi thứ và tìm ra “khoảng không” gây nên lo âu, từ đó bạn sẽ biết mình cần làm gì tiếp theo.

Tác giả: Erin Scottberg 
Người dịch: Đáo
Nguồn:
99U

Cùng tác giả

#Tag

anxiety giải quyết vấn đề lo âu

iDesign Must-try

Hướng dẫn cơ bản về UX - Kỳ 6: Giải quyết và kiểm tra vấn đề
Hướng dẫn cơ bản về UX - Kỳ 6: Giải quyết và kiểm tra vấn đề
Chào mừng bạn đến với loạt các bài viết ngắn về thiết kế UX nhằm giải thích những điều cơ bản nhất về lĩnh vực này. Hướng dẫn cơ bản về UX…
Rối loạn lo âu có cảm giác như thế nào?
Rối loạn lo âu có cảm giác như thế nào?
Rachel Denti là một nhà thiết kế đồ hoạ đến từ Brazil, theo học nghệ thuật tại Den Haag, Hà Lan. Thế mạnh của cô là đồ hoạ, minh hoạ,…
Tishk Barzanji - hoạ sỹ vẽ tranh siêu thực bằng sự cô độc lo âu
Tishk Barzanji - hoạ sỹ vẽ tranh siêu thực bằng sự cô độc lo âu
Nghệ sĩ minh họa người Kurd Tishk Barzanji tạo ra những khung cảnh siêu thực, ảo mộng trong tông màu pastel, và mang ý nghĩa tăm tối hơn vẻ ngoài…