Bạn là con Giáp nào trong tác phẩm “Thập Nhị Địa Chi” của Tran Nhat?
Bạn tuổi gì? Thuộc Can Chi nào? Hãy cùng iDesign tìm hiểu và chiêm ngưỡng nét độc đáo của con Giáp đại diện cho tuổi bạn qua tác phẩm của Tran Nhat nhé.
Trong bốn ngàn năm trước, một vị sử quan dưới trướng Hiên Viên Hoàng Đế xứ Hoa Hạ là Đại Nhiêu đã kì công xây dựng nên Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi, hay còn gọi là Can Chi.
Thập Thiên Can bao gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh Tân, Nhâm và Quí.
Thập Nhị Địa Chi bao gồm: Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
Mười hai con Giáp thường được nhắc đến là cách gọi đơn giản của “Thập Nhị Địa Chi”, mỗi con Giáp, người ta đúc kết được một ý nghĩa về nó. Khi con người sinh ra vào năm nào của con Giáp gì thì quan niệm rằng sẽ biết được phần nào tính cách của con người đó.
Tran Nhat – hoạ sĩ trẻ, sinh ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh vẽ và thiết kế anh còn yêu thích khám phá những ý tưởng mới. Anh thực hiện dự án “Thập Nhị Địa Chi” như một món quà gửi đến tất cả mọi người với mong muốn góp phần phát triển gốc tích văn hoá của người xưa để lại, nhắc nhở mọi người về một dòng tranh tuyệt tác của dân tộc đang ngày càng bị lãng quên.
“Thập Nhị Địa Chi” được lấy cảm hứng từ bức tranh “Đám cưới Chuột” có tuổi đời hơn 500 năm trong dòng tranh Đông Hồ đặc sắc của Việt Nam. Tran Nhat đã áp dụng những mảng màu truyền thống của dòng tranh này vào bức vẽ nhằm gợi cho người xem một cảm xúc thân quen từ ánh nhìn đầu tiên sẽ nghĩ ngay đến dòng tranh khắc gỗ dân gian của dân tộc, kể cả khi chúng ta không nhớ ra dòng tranh Đông Hồ, chúng ta vẫn có cảm giác gần gũi như đã từng nhìn thấy ở đâu đó rồi.
Đám cưới Chuột
Ở mỗi quốc gia Thập Nhị Địa Chi lại có biến đổi. Với người Trung Quốc và Hàn Quốc, Sửu và Mão là Bò – Thỏ trong khi ở Việt Nam là Trâu – Mèo. Với người Nhật Bản, Hợi là Heo rừng trong khi ở Việt Nam là Heo nhà. Với người Kazakhstan, Dần – Thìn là Báo – Ốc Sên trong khi ở Việt Nam là Cọp và Rồng.
“Thập Nhị Địa Chi” là sự kết hợp giữa cách hoà sắc của dòng tranh Đông Hồ và hoạ tiết từ các triều đại khác nhau. Tran Nhat cho rằng: “Không nên dùng tiếp lối vẽ của tiền nhân, quá khứ cần được phát triển hơn là chép lại. Tôi muốn người xem, kể cả những ai chưa nhận ra nguồn gốc của các hoạ tiết này, cũng phải đồng tình rằng tranh Đông Hồ đã sống và sẽ sống rất tốt dù có mang hơi thở của thời đại nào”.
Hoạ tiết từ các triều đại
Dựa trên form dáng từ các nguồn tài liệu tham khảo, anh đã chọn cho mỗi Địa Chi một tính cách riêng biệt, sau đó đặc tả biểu cảm khuôn mặt, động thái tứ chi và đuôi để ra được thần thái đã qui ước cho Địa Chi đó.
Nguồn: behance.net
Trần Thị Tú – Cô gái nhỏ làm nên chuyện lớn tại Air Asia Runway
Illustrator Đốm: Đem lại ấm áp cho người khác bằng tranh vẽ
Calligrapher Đào Huy Hoàng: “Mình chẳng có gì ngoài kiên nhẫn cả”