adidas tung chiến lược sản xuất không-rác-thải với sneaker làm từ nhựa tái chế
Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh và quy trình sản xuất cho thấy adidas là một công ty thời trang thể thao có thể hiện sự quan tâm đến môi trường.
Trước khi tìm hiểu về sản phẩm giày thể thao mới của adidas, chúng ta cần biết một điều rằng họ đã hợp tác với 3 nhãn hàng Parley, Futurecraft và Speedfactory. Thông qua sự hợp tác với Parley, các dòng sản phẩm giày của adidas đều được làm từ các nguyên liệu như nhựa tái chế từ con tàu, từ đó cho thấy sự thay đổi trong nhận thức về môi trường của nhãn hàng. Trước khi Parley hợp tác với một công ty để sản xuất, họ yêu cầu sự đảm bảo từ đối tác bằng kế hoạch hoạt động tiết chế sử dụng nhựa gây hại cho môi trường trong quy trình sản xuất. Sự hợp tác với Parley cuối cùng cũng đã có kết quả tốt đẹp, đó là một sản phẩm cho thấy adidas với cương vị là một công ty thời trang thể thao có thể hiện sự quan tâm đến môi trường.
Sau đó họ hợp tác với Speedfactory và Futurecraf, tập trung vào sự cải tiến và cá nhân hóa trong quy trình sản xuất công nghiệp. “Speedfactories” đặt tại Đức tập trung sắp xếp quá trình điều chỉnh và sản xuất các sản phẩm độc đáo tùy vào nhu cầu của mỗi khách hàng. Futurecraft là tổ chức hướng đến sự cải tiến với tâm điểm là Futurecraft 4Ds, một sản phẩm giày chạy bộ với chi tiết in 3D nổi với sự hợp tác của Carbon. Mục tiêu khi hợp tác với Futurecraft 4D là tính cá nhân hóa bởi vì quá trình in 3D sẽ thích ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng với chi tiết đế đệm giày có độ nhúng khác nhau.
Parley, Speedfactory và Futurecraft được tách biệt hoàn toàn dù chúng có chút tương đồng, adidas chỉ thông báo sản phẩm và chiến lược kinh doanh mới dưới danh nghĩa của Futurecraft, kết hợp các yếu tố quan trọng từ cả 3 nhãn hàng này.
Futurecraft.loop là một phương thức thiết kế các sản phẩm giày thể thao sử dụng một nguyên liệu duy nhất (100% chất liệu TPU có thể tái chế được) và không keo dán. TPU được chế biến theo nhiều cách khác nhau để tạo ra một đôi giày hoàn chỉnh như kéo thành sợi, đan xen, đổ khuôn và làm sạch để gắn vào trong phần đế đệm. Quá trình này cần đến công nghệ của SPEEDFACTORY, kết hợp các phương thức bền vững và mô hình sản xuất đặc biệt nhanh chóng.
Sau khi bị mòn, những đôi giày sẽ được đưa về lại adidas để làm sạch, nghiền thành viên và làm nóng chảy để tạo nguyên liệu sản xuất sản phẩm giày mới. Quá trình này không tạo ra rác thải và cũng không có nguyên liệu nào bị bỏ đi.
Thay vì tung ra một sản phẩm giày mới, adidas đã tạo ra một hệ thống hoàn toàn khác mà chúng ta đều mong muốn có thể thấy trong thực tế ở năm 2021. adidas đã cho thấy năng lực cải tiến trong mảng nguyên liệu và sản xuất các sản phẩm mang tính cá nhân hóa với tốc độ nhanh chóng. Vấn đề ở đây là làm sao để ứng dụng tất cả những gì sẵn có trong quá khứ vào một hệ thống kinh doanh và sản xuất không rác thải. Điều này cũng tạo điều kiện cho khách hàng mang trả lại những đôi giày cũ để làm tiền đề sản xuất các sản phẩm mới. Vậy thì cách mà họ truyền thông và thiết kế quá trình này là như thế nào? Liệu khách hàng có sẵn lòng mang trả lại những đôi giày cũ không? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời, nhưng hiện tại thì 200 người thử nghiệm sẽ là nhân tố giúp adidas xác định xem tương lai của tập đoàn sẽ ra sao.
Tác giả: Emily Engle
Người dịch: Đáo
Nguồn: Core77