Following (1998) - bộ phim đầu tay ấn tượng của Christopher Nolan

Là một bài tập cho phong cách neo-noir* khá thông minh, sản phẩm đầu tay của Christopher Nolan vừa đặc biệt – như thể đến từ một hãng Anh chính thống – vừa để lại cảm giác như một bộ phim độc lập kiểu Mĩ .

Với ngân sách thấp, phim trắng đen khổ 16mm, bộ phim vẫn để lại một cái nhìn gai góc không bị lệ thuộc bởi hạn chế diễn xuất hay việc thể hiện câu chuyện trong phim.

*neo-noir: phim noir mới, những tác phẩm ảnh hưởng bởi phim noir của những thời 1940-1950. Phim Noir thuộc thời kỳ này thường có xu hướng triết lý phức tạp và hay được dùng để nhắc đến các phim tội phạm, đòi hỏi người xem phải suy nghĩ nhiều hơn khi xem phim.

Người kể chuyện – Bill (Jeremy Theobald thủ vai) – là một người đàn ông tầm 30 mong muốn trở thành một nhà văn, không nhận mình thất nghiệp mà chỉ đang “nhảy giữa việc này và việc kia”, sống ở nơi tồi tàn như còn là thời sinh viên. Vì thiếu hụt ý tưởng hay ho, anh bắt đầu “theo dõi ” những người lạ xung quanh thành phố London (Anh), tự biện hộ là đang “thu thập tài liệu cho các nhân vật của tôi.” Trong thực tế, thú vui này khá đơn giản, nhanh gây nghiện và mang tính phiêu lưu cao.

Bill dần gặp rắc rối khi tự phá vỡ “quy tắc cơ bản”: không bao giờ được đi theo một người lạ hai lần. Người đàn ông bảnh bao tên Cobb (Alex Haw) vô tình nhận ra cái đuôi theo mình, thẳng thừng đối mặt với Bill sượng sùng vì bị phát giác. Tuy vậy, hóa ra chính Cobb cũng như Bill, “tôi cũng có hứng thú với mọi người như anh” – hắn ta đột nhập căn hộ của những kẻ xa lạ, đụng chạm vào vật dụng cá nhân để đấm vào sự tự mãn của chủ nhà một cách gian xảo trong lúc trộm tiền của họ. Mặc dù lo lắng, Bill cũng khó lòng cưỡng lại sự mới mẻ của hình thức trộm cắp tinh vi này.

Phải: nhân vật chính của câu chuyện – Bill (Jeremy Theobald thủ vai)
Trái: Cobb (Alex Haw thủ vai)

Trong khi đó, các hình ảnh cứ chồng chéo lên nhau, tiết lộ một hậu quả nhất định (cuộc thẩm vấn với cảnh sát, Bill bị đánh tệ hại, mối quan hệ lãng mạn giữa nhân vật và người tình của ông trùm găng-xtơ) trước khi chúng ta biết được điều gì xúi giục những hệ lụy đó xảy ra. Khi Bill bị cuốn vào câu chuyện này nhiều hơn, các sự kiện cũng dần tăng tốc. Anh ta cướp tủ két sắt vì cô tình nhân tóc vàng (Lucy Russell), nhưng kết thúc một cách thảm hại khi người đàn bà này có dính líu đến mối phức tạp trong một âm mưu mà Bill sẽ không phải là nạn nhân duy nhất.

Đầy tham vọng, tăm tối nhưng vụng về và lạnh lùng, bộ phim đầu tay của Christopher Nolan (nổi danh với Inception và The Dark Knight), Following, chứng tỏ nỗ lực vô hạn của người viết kiêm đạo diễn tài năng này khi cho người xem thấy được một loại thủ thuật trong phim ảnh của anh.

Được tạo ra hầu như chẳng vì mục đích nào, trong hơn một năm vào những ngày cuối tuần (giữa các công việc làm phim và thu âm cho một công ty), chịu ảnh hưởng của Robert Rodriguez (El Mariachi) và Kevin Smith (Clerks), Nolan đã dự tính về một bộ phim có thể khám phá khía cạnh yêu thích của ông ở phim noir: những kẻ được định danh bởi hành động táo bạo của họ.

Đạo diễn Christopher Nolan

Ý tưởng của phim khá liều lĩnh: lấy không quá hai phân cảnh đầu có thể sử dụng được trong một lần dựng, chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên trong các địa điểm quay rẻ tiền và có sẵn; làm việc với dàn diễn viên và đội ngũ đều có công việc toàn thời gian như chính anh.

Sự chồng chéo lên tới đỉnh điểm tạo ra một sự thỏa mãn, mặc dù người kiến tạo cảnh quan – Nolan –  không thật sự có điểm nhấn mạnh đáng giá nào: Sự hài hước ẩn ý nhẹ nhàng, hồi hộp vừa đủ, lối tạo nhân vật cổ điển Bill còn thiếu chiều sâu để gặt thêm cảm thông từ người xem cũng như cấu trúc phức tạp mở ra còn thiếu sự khéo léo. Kết quả là bộ phim có tính giải trí, nhưng vẫn chưa phát triển đầy đủ hay có tiềm năng sắc sảo như những bộ phim có hiệu ứng tương tự là “Shallow Grave” hoặc “The Last Seduction”.

Các diễn viên trong phim đều nghiệp dư 
và là bạn bè của đạo diễn Nolan

Sự ra mắt của Nolan mặc dù gây thỏa mãn nhưng vẫn còn một chút nông cạn khi tính phi tuyến tính trong cách kể chỉ cho thấy bề nổi thuần túy, một bài tập trong việc thu hút khán giả nhưng thiếu sự tường minh và biện hộ rõ ràng trong lối dẫn dắt câu chuyện. Trong khi bộ phim như (500) Days of Summer chia nhỏ lối tuyến tính để gợi lên sự chuyển động thất thường của bộ nhớ, hay Memento của Nolan (phát hành vào năm 2000, chỉ hai năm sau Following) lại rõ ràng định hướng cấu trúc phi thời gian của nó để so sánh với người anh hùng bị mất trí nhớ và cảm nhận thời gian như từng mảnh rời rạc, thì Follwing có lẽ đã có thể tốt hơn nếu câu chuyện được kể thẳng một mạch. Vậy nên điều duy nhất còn thiếu có lẽ chính là niềm vui thích khi thấy được những khoảng trống được chia nhỏ rồi lấp dần của phong cách Nolan – biến những điều còn thiếu sót thành tổng thể hoàn chỉnh.

Dù vậy, cấu trúc giống như câu chuyện của Following có sự cộng hưởng đáng kể với các tác phẩm còn lại của Nolan. Ngoài việc có nhiều điều thú vị, nó còn thể hiện sự khởi đầu cho thử nghiệm lâu dài của người đạo diễn về khái niệm thời gian trong điện ảnh. Cụ thể hơn, anh giới thiệu một khoảng sâu xa cách giữa fabula (một thuật ngữ, có nguồn gốc từ chủ nghĩa hình thức của Nga, mô tả thứ tự thời gian của các sự kiện trong một câu chuyện) và syuzhet (cách những sự kiện này được trình bày cho người xem / người đọc). Thông qua việc tăng khoảng cách giữa thời gian của một bộ phim và trải nghiệm của người xem về nó, Nolan đã mở rộng khả năng kể chuyện điện ảnh trong nhiều năm, một nỗ lực bắt đầu với tác phẩm đầu tay.


Poster của Following với sự xuất hiện của Lucy Russell.
một femme fatale trong phim

Trong Following, sự lật đổ khéo léo của Nolan về tiêu chuẩn tuyến tính, như đã đề cập, chỉ thành công một nửa; nhưng dù sao phim cũng cho ta thấy một linh cảm đặc biệt về một tài năng lớn; một ấn tượng cho thấy việc tài tình biến hóa từ ảnh hưởng của những thước phim cũ. Chụp trên định dạng 16mm phim đen trắng và sự xuất hiện của những diễn viên nghiệp dư, Following thể hiện xúc cảm thị giác của làn sóng Pháp mới (The French New Wave), nhưng tinh thần của nó lại nằm giữa Hitchcock và phim noir cổ điển. Sự tương đồng với Double Indemnity (1944) và Out of the Past (1947) được gợi lên trong những hình bóng nặng nề, kiểu nguyên mẫu femme fatale (thuật ngữ chỉ nhân vật nữ xinh đẹp đem lại rắc rối cho nhân vật nam) và thực tế là phần lớn bộ phim được kể trong hồi tưởng. Bậc thầy của phim gay cấn (đạo diễn Alfred Hitchcook), mặt khác, xuất hiện trong nhiều chi tiết như: bộ đôi tội phạm nam lịch lãm làm gợi nhớ tới Rope (1948) của Alfred, những bất ngờ bạo lực bùng nổ về tâm thần, cách thức mà cốt truyện chỉ điểm những thói tò mò bệnh hoạn ở các vụ trộm song song với sự hấp dẫn của việc xâm hại đời tư và đi quá ranh giới pháp luật.

Nghiêng hoàn toàn về nơi hợp lưu của những cái bẫy ở phong cách noir và khuynh hướng tâm sinh lý các phim của Hitchook có thể giúp bộ phim trở thành một kiệt tác khéo léo. Tuy vậy, Nolan dành quá nhiều thời gian vào kịch bản thuần túy – những nút thắt kịch tính và mở thắt – cũng như dành quá ít sự quan tâm cho các nhân vật gây ra hành động. Nhân vật chính lang thang đáng lẽ phải được khám phá nhiều hơn, cho thấy động cơ của anh ta gây hứng thú đến thế nào. Tại sao anh ta theo dõi người khác? Tại sao anh ta xem việc phá cửa và đột nhập như một trò tiêu khiển? Tại sao, trong một lượt kể hấp dẫn, anh ta giả vờ rằng căn hộ của chính mình là của người khác và sau đó đột nhập vào nó với kẻ chỉ dẫn kiêm đồng bọn – Cobb? Lời ca tụng cho Nolan vì đã mở lối cho những câu hỏi này và nỗ lực để trả lời, nhưng lẽ ra sự cố gắng đó có thể đi sâu hơn, dư chấn nó để lại có thể to lớn hơn nữa.

Dù vậy, khi bạn bị cuốn vào những cơn giằng xé của phim, các động cơ bẩn thỉu, sự than phiền sẽ hiếm khi ngự trị trong tâm trí bạn. Kể từ khi thực hiện bộ ba phim The Dark Knight, tên của Nolan ngày càng gắn liền với các bom tấn và nỗi ám ảnh chung với sự hoành tráng (xu hướng chụp gần đây của anh với IMAX — và bây giờ với Dunkirk, sử dụng phim 70mm — càng củng cố điều này). Tuy nhiên, cũng không thể quên rằng là đây chính là anh chàng đã tạo ra những cốt truyện chặt chẽ, các mê cung, những hình ảnh gây nhức não một cách tuyệt vời. Ngoài ra anh còn khai thác các chủ đề theo nhiều chiều sâu, từ độc tính của sự cạnh tranh (trong phim The Prestige) đến khủng hoảng nhân sinh của một người đàn ông bị mắc kẹt trong cái bẫy của thời gian (phim Memento).

Nolan nguyên bản này bắt đầu mọi thứ với một bộ phim được tạo hình tỉ mỉ bởi chính niềm say mê trong anh cùng ý thức cá nhân về lối kể. Mặc dù Nolan của những bom tấn hoành tráng có một ưu thế riêng, ta vẫn hãy nhớ về khía cạnh khác biệt, có phần tinh quái hơn của anh ở những ngày đầu như với Following.


Nguồn: Variety, Rogerebert,
PasteMagazine
& DenofGeek
Ảnh: iMDB
Tổng hợp và lược dịch: Lệ Lin


Cùng tác giả

#Tag

black and white cảm hứng phim Christopher Nolan neo-noir phân tích phim review phim tua phim điện ảnh

iDesign Must-try

Những đặc sắc nghệ thuật trong ‘Tro Tàn Rực Rỡ’ - phim Việt tranh giải Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo
Những đặc sắc nghệ thuật trong ‘Tro Tàn Rực Rỡ’ - phim Việt tranh giải Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo
Vừa qua, tại Liên Hoan Phim Quốc Tế Tokyo (TIFF) lần thứ 35, lần đầu tiên, “Tro Tàn Rực Rỡ” – một bộ phim điện ảnh của Việt Nam được…
Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Dạo quanh Instagram của nam hoạ sĩ trẻ, ánh mắt ngay lập tức vào những khung cảnh tuy quen thuộc nhưng lại ngờ ngợ bởi cách vẽ mới mẻ, đặc…
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Chẳng biết vô tình hay hữu ý, mèo xuất hiện rất nhiều trong những tấm poster phim của Séc và Ba Lan thập niên 1960 - 1970, với đủ hình…
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Mặc dù máy tính đảm nhiệm hầu hết các công việc trong những bộ phim mà con người thưởng thức, nhưng có thể nói rằng nếu không có Méliès thì…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 5)
Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới khiến ngành điện ảnh đứng trước sự chững lại trong gần hai năm nay. Trong khi chờ đợi được trở…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám thêm 4 tựa phim…