10 bộ phim không thể bỏ qua tại Cannes 2018

Liên hoan phim Cannes 2018 tại Pháp vừa qua đã mang đến một thế giới điện ảnh ngập tràn thú vị với chất lượng cao, thậm chí là tốt hơn mức cần thiết so với mọi năm.

Nhiều ngôi sao điện ảnh và đạo diễn nổi tiếng đã không còn tham dự, nhưng bù lại, chúng ta có một liên hoan phim cân bằng hoàn hảo giữa những hào hoa trên thảm đỏ và cốt lõi là việc tán dương nền điện ảnh hôm nay.

Năm nay lại là một giám khảo nữ nắm vai trò chủ tịch hội đồng. Cate Blanchett đã hoàn toàn xuất sắc trong vị trí của mình, cô và bồi thẩm đoàn của mình đã đưa ra những quyết định tuyệt vời trong nhiệm vụ trao giải thưởng.

Yomeddine

cannes film 01
Bộ phim đầu tay của A.B. Shawky đã được chọn để tranh giải “Cành cọ vàng” lừng lẫy.

Bộ phim “Yomeddine” của A.B Shawky (tên tiếng Việt: Ngày phán xét) đã thật sự làm rung động mọi người như thể chẳng có đối thủ trong việc tranh giải “Cành cọ vàng”. “Yomeddine” là một bộ phim Ai Cập xoay quanh người đàn ông tên Beshay, nhân vật được đặt trong bối cảnh dù đã chữa khỏi bệnh phong nhưng những vết thẹo xấu xí vẫn còn ở đấy cùng với bàn tay xù xì. Beshay bắt đầu hành trình tìm lại gia đình dù họ đã bỏ ông ở lại trại bệnh khi còn nhỏ.

Đi khắp đất nước trên con lừa và giỏ hàng của mình, kèm theo một đứa trẻ mồ côi tên Obama, Beshay gặp gỡ rất nhiều loại người khác nhau, nhiều người tốt và cũng không ít người xấu. Điểm nhấn của bộ phim là diễn xuất tuyệt vời của nhân vật chính. Ngoài ra, “Yomeddine” còn gửi gắm một thông điệp về lòng khoan dung dành cho những người có hoàn cảnh không may mắn, nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Ash is Purest White

Jia Zhangke là một trong những nhà làm phim thú vị nhất Trung Quốc hiện nay.

“Ash is Purest White” được xem là một bộ phim bộc tả được sự biến đổi của Trung Quốc ngày nay cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại đây. Người làm nên sự thành công của bộ phim là vị đạo diễn nổi tiếng Jia Zhangke. Lấy bối cảnh thời gian khoảng mười năm về trước hoặc lâu hơn, bộ phim là thiên chuyện buồn về cặp tình nhân bị cuốn vào vòng xoáy cờ bạc của thế giới ngầm. Theo đó hi vọng và tham vọng của họ cũng vỡ ra thành từng mảnh.

Hồi hai của bộ phim là một kiệt tác và được thể hiện bởi người bạn đời của đạo diễn Jia Zhangke – Zhao Tao. Một lần nữa, Zhao Tao mang đến màn biểu diễn ngoạn mục với vai diễn ả điếm của một cựu gangster với rất ít lựa chọn trong đời.

BlackKklansman

David John Washington và Laura Harrier trong “BlacKkKlansman” của Spike Lee.

Spike Lee đã đoạt giải thưởng uy tín thứ hai tại liên hoan – Grand Prix (Giải thưởng lớn), và “BlacKkKlansman” là chiến thắng xứng đáng cho một trong những bộ phim hay nhất của anh sau một thời gian dài.

Có thể bộ phim sở hữu một kịch bản châm biếm nhưng nó dựa trên câu chuyện có thật trong thực tế. Thập niên 70, một thám tử người Mỹ gốc Phi thâm nhập vào Ku Klux Klan, tại thị trấn Colorado Springs. Trong khi bối cảnh phim là tìm cách giải quyết một vấn đề rất nghiêm trọng, Lee đã đưa rất nhiều miếng hài kịch vào các thủ tục tố tụng và rất hăng hái đả kích các cuộc vận động Alt-right* ngày nay cũng như những “thằng cha” trong Nhà Trắng – ý chỉ Tổng thống Trump. “BlacKkKlansman” thật sự là một bộ phim rất tuyệt vời.

*Alt-right: là một nhóm tổ chức lỏng lẻo của những người có tư tưởng cực Hữu, chối bỏ dòng chính của chủ nghĩa bảo thủ tại Hoa Kỳ. Các bài đăng của Alt-right thường ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump của đảng Cộng hòa, chống nhập cư, đa văn hóa và ngôn ngữ hay chính sách đúng đắn chính trị. (Nguồn: wikipedia)

The Dead and The Others

“The Dead and The Others” đã giành giải thưởng của hạng mục “Un Certain Regard”.

Un Certain Regard (một góc nhìn đặc biệt) là một hạng mục trong danh sách tuyển chọn chính thức của Liên hoan phim Cannes. Mỗi năm, hạng mục này giới thiệu một danh sách các bộ phim với nhiều đề tài và phong cách khác nhau bao gồm những tác phẩm “truyền thống và khác biệt” mong muốn có được sự công nhận của cộng đồng quốc tế.

“The Dead and The Others” không giống như bất kỳ bộ phim truyền hình nào mà bạn từng thấy. Trong khu rừng nhiệt đới Amazon, một cậu bé 15 tuổi đang chuẩn bị trở thành một pháp sư, nhưng tất cả những gì cậu có thể nghĩ đến là chạy trốn đến thị trấn gần đó và thoát khỏi ngôi làng biệt lập của mình.

Các chủ đề về trầm cảm, mất mát, trách nhiệm và đau buồn, phim điện ảnh 16mm có độ tương phản cao (high-contrast) và hạt phim (grain) đã mang lại một phong cách vô cùng ấn tượng cho phim. Như thể họa sĩ Monet vĩ đại đã bước chân đến Brazil và vẽ ra cánh rừng nhiệt đới rồi làm cho chúng xuất hiện ở đời thực. Đó thật sự là một trải nghiệm xem siêu việt.

The House That Jack Built

Matt Dillon là Jack – kẻ giết người hàng loạt, trong bộ phim mới xuất sắc của Lars von Trier.

Cannes sẽ chẳng phải là Cannes nếu không có một bộ phim gây tranh cãi xuất hiện. Lars von Trier được tham dự lần cuối tại liên hoan phim năm 2011, khi lỡ lời bình luận về Đức Quốc Xã và Adolph Hitler. Sau đó ông bị cấm tham dự khỏi các mùa Cannes sau này.

“The House That Jack Built” gây ra một số tranh cãi ở giới phê bình phim, nhưng có thể nói rằng tín đồ mê phim kinh dị có lẽ chưa từng chiêm ngưỡng bộ phim nào chứa hàng loạt hình ảnh đẫm máu và cực đoan như thế này trước đây. Phim mô tả chi tiết 5 tập cuộc đời của một kẻ giết người hàng loạt (Matt Dillon thủ vai), bộ phim có kỹ thuật làm phim tuyệt vời và góc nhìn hài hước khiến nó trở thành một cuộc đàm luận về cái ác và sự thúc đẩy của nghệ thuật.

Climax

“Climax” của Gaspar Noé được đánh giá là “rất điên loạn”.

Với bộ phim “Climax”, Gaspar Noé đã có những đánh giá gây tranh cãi lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Đặt bối cảnh những năm 1990 và dựa trên các sự kiện có thật, bộ phim kể về một đoàn nhảy chuẩn bị có tour diễn khắp nước Mỹ quyết định tổ chức tiệc. Nhưng sự việc vượt xa khỏi tầm kiểm soát khi ai đó trong số họ bỏ ma túy gây ảo giác mạnh LSD vào trong bát nước hoa quả Sangria. Một cơn điên loạn kéo dài 95 phút của bộ phim đã làm đầy không gian hẹp với âm nhạc, đèn vũ trường, tình dục, bạo lực và ảo ảnh do ma túy gây nên. 

Bộ phim chỉ quay trong 15 ngày với phần lớn các diễn viên không chuyên, điểm sáng là sự xuất hiện của cô vũ công Sofia Boutella. “Climax” đã xử lý khéo léo các mánh khóe để tạo nên sự thú vị cũng như đẩy tình tiết đến mức khiêu khích một cách khó chịu. Nhạc nền với sự góp mặt của Aphex Twin, Daft Punk, Giorgio Moroder và Marc Almond khiến bộ phim càng trở nên tuyệt vời.

Cold War

“Cold War” được đạo diễn bởi đạo diễn người Ba Lan, Pawel Pawlikowski.

Pawel Pawlikowski đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho bộ phim lãng mạn bi thảm của mình, “Cold War” –  Chiến tranh lạnh. Lấy bối cảnh sau Thế chiến thứ hai, nhà làm phim người Ba Lan đã được truyền cảm hứng từ câu chuyện của cha mẹ mình. Zula (Joanna Kulig) và Wiktor (Tomasz Kot) gặp nhau tại một học viện âm nhạc mới được thành lập ở Ba Lan, nơi cô là sinh viên còn anh là giáo viên. Họ yêu nhau chân thành nhưng mối quan hệ quá nồng cháy và nhiều sự kiện xảy ra khiến họ phải rời xa nhau một thời gian dài. Hiệu ứng đen trắng đơn sắc cùng với diễn xuất hiếm có từ dàn diễn viên khiến bộ phim có cái nhìn vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

Birds of Passage

Người dân bản địa đang chống lại gã tù nhân trong “Birds of Passage”.

Ciro Guerra đã khiến chúng ta phải tán thưởng vào năm 2015, khi anh xuất hiện tại Cannes với bộ phim đầu tay “Embrace of the Serpent”. Với bộ phim thứ hai này, Ciro Guerra có vợ mình là Cristina Gallego đồng đạo diễn thế nhưng thật bất ngờ khi nó thậm chí không nằm trong danh sách bình chọn chính thức. Thay vào đó lại được chọn chiếu mở màn tại chương trình bên lề Quinzaine của Cannes.

“Birds of Passage” là một bộ phim tội phạm và thuộc dòng phim “viễn tây axit” (acid western*). Đặt bối cảnh trong vùng duyên hải bán khô cằn của Guajira, bắc Colombia, nội dung “Birds of Passage” tập trung vào việc buôn bán ma túy trước thập niên 1980 của Pablo Escobar và cho chúng ta thấy cách những kẻ buôn bán ma tuý đã phá hủy các bộ tộc bản địa cũng như cách sống của họ như thế nào.

*viễn tây axit (acid western): là một nhánh nhỏ của dòng phim viễn Tây. Thông thường, các bộ phim viễn Tây sẽ miêu tả cuộc sống phía Tây vô cùng hùng tráng. Tuy nhiên ngược lại, với viễn tây axit, hành trình về phía Tây là một cơn ác mộng với nhiều vấn đề liên quan đến thực tại và chính trị.

The Wild Pear Tree

“The Wild Pear Tree” là kiệt tác mới nhất của nhà làm phim vĩ đại nhất Thổ Nhĩ Kỳ.

Nuri Bilge Ceylan – bậc thầy của phong cách phim chậm (slow cinema*), cũng là người có nhiều thành tựu lớn về văn học đã quay trở lại Cannes sau khi “Winter Sleep” giành giải “Cành cọ vàng” 2014.

Bộ phim “The Wild Pear Tree” kéo dài trong 3 giờ 8 phút và đòi hỏi rất nhiều ở người xem. Nhưng sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của khán giả được đáp trả xứng đáng với một kết thúc mang tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đáng kinh ngạc. Câu chuyện kể về một sinh viên trẻ tốt nghiệp trở về quê hương nhàm chán của mình. Anh ngày càng cảm thấy khó chịu với cuộc sống và người cha thất lạc. “The Wild Pear Tree” chính là bộ phim hội tụ những yếu tố hoành tráng và nổi bật mà nền điện ảnh đáng ra nên có.

*slow cinema: thể loại này còn được gọi là “điện ảnh chiêm nghiệm” hay “điện ảnh suy tư”, chỉ chung những bộ phim có cú máy dài, cấu trúc tinh giản, có tính quan sát và rất ít hoặc không có tính trần thuật.

Ayka

Samal Yeslyamova trong bộ phim mới lạ của Sergey Dvortsevoy, “Ayka”.

Samal Yeslyamova giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất, một quyết định khiến nhiều nhà phê bình ngạc nhiên. Cuộc thi năm nay đã mở rộng với nhiều diễn viên nữ tranh nhau trên cuộc đua, nhưng chiến thắng của Yeslyamova hoàn toàn xứng đáng. Vừa là một công nhân nhập cư và vừa mới bắt đầu làm mẹ, nhân vật chính đã phải chịu áp lực trả nợ hàng ngàn Rúp (đồng Liên Xô) cho những tay xã hội đen. Diễn xuất của Samal rất thu hút bởi bộ phim đòi hỏi những sắc thái phức tạp và đặc biệt mà không phải ai cũng thể hiện được.

Đạo diễn Sergey Dvortsevoy đã trở lại sau lần cuối tham gia Cannes năm 2008, “Ayka” là bức chân dung bị tàn phá của một phụ nữ trẻ đang chết đuối trong một thế giới vô tâm.

Hình ảnh được cung cấp bởi bộ báo chí Liên hoan phim Cannes © các hãng phim tương ứng

Tác giả: Martin Conterio
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: illusion

Cùng tác giả

#Tag

acid western cành cọ vàng cannes 2018 liên hoan phim phim ảnh phim nghệ thuật slow cinema tua phim điện ảnh

iDesign Must-try

Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Xem Lê Phan vẽ lại những khung cảnh điện ảnh tiêu biểu bằng màu nước
Dạo quanh Instagram của nam hoạ sĩ trẻ, ánh mắt ngay lập tức vào những khung cảnh tuy quen thuộc nhưng lại ngờ ngợ bởi cách vẽ mới mẻ, đặc…
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Những chú mèo siêu thực trong poster phim Cộng hòa Séc và Ba Lan
Chẳng biết vô tình hay hữu ý, mèo xuất hiện rất nhiều trong những tấm poster phim của Séc và Ba Lan thập niên 1960 - 1970, với đủ hình…
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Mặc dù máy tính đảm nhiệm hầu hết các công việc trong những bộ phim mà con người thưởng thức, nhưng có thể nói rằng nếu không có Méliès thì…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)
Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám thêm 4 tựa phim…
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Chuyến hành trình đầy gian nan, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị của bộ phim Up đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều khán giả. Trong đó,…
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 3)
Tiếp nối loạt bài Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội, tuần này iDesign sẽ mang đến bốn tựa phim “đáng dán mắt”…