Tìm hiểu về Dutch Angle - Góc quay nghiêng làm nên sự khác biệt cho “Ròm”

Với rất nhiều cái “đầu tiên” báo chí đã ghi nhận, Ròm còn được định nghĩa bởi góc máy chao nghiêng lạ lẫm xuyên suốt, đây chính là kỹ thuật mới lạ đã tạo nên điểm nhấn khác biệt cho tác phẩm.

Là cột mốc quan trọng khi trở thành phim Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng cao nhất (New Currents) tại Liên hoan phim Quốc tế Busan lần thứ 24, một trong những liên hoan phim lớn nhất châu Á, Ròm dũng cảm khai thác chủ đề mà rất ít nhà làm phim hiện tại muốn tập trung tới – thực trạng nhức nhối của tầng lớp lao động, đặc biệt là các thiếu niên đường phố.

Trải qua 4 ngày công chiếu, Ròm đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt và nhanh chóng trở thành tâm điểm của sự chú ý khi có mặt trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội cả nước. Khen có, chê có nhưng phải nói công tâm mà nói, tác phẩm tâm huyết của đạo diễn Trần Thanh Huy đã thực sự chạm đến trái tim của đại đa số khán giả Việt.

Với rất nhiều cái “đầu tiên” báo chí đã ghi nhận, Ròm còn được định nghĩa bởi góc máy chao nghiêng lạ lẫm xuyên suốt, đây chính là kỹ thuật mới lạ đã tạo nên điểm nhấn khác biệt cho toàn bộ tác phẩm. Vậy góc máy đặc sắc này là gì? Tác dụng của nó mang ý nghĩa thế nào? Hãy cùng iDesign đi sâu vào tìm hiểu Dutch Angle nào.


Định nghĩa Dutch Angle (Góc quay nghiêng/Góc quay Hà Lan)

Dutch Angle (hoặc Dutch Tilt) là một kỹ thuật liên quan đến việc nghiêng máy quay sang một bên, dẫn đến khung hình không bằng phẳng: “Góc quay cung cấp cho khán giả một góc nhìn nghiêng, hiệu ứng mong muốn giống như thể người xem đang nghiêng đầu sang một bên.”

Về cơ bản, góc quay này cho phép máy quay lăn trên trục của nó để đường chân trời không song song với đáy khung hình.

Tại sao được gọi là góc quay Hà Lan?

Góc quay Hà Lan còn được gọi là Góc quay Đức vì ban đầu nó xuất hiện trong các bộ phim Đức, đến từ phong trào phim biểu hiệu (German Expressionism) kéo dài từ năm 1910 đến khoảng năm 1930.

Đã có một cuộc bế quan toả cảng khiến các bộ phim của Đức làm về Chiến tranh thế giới thứ I không được xuất khẩu. Vì vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, phần còn lại của thế giới mới được xem những phát triển mới nhất của phim Đức, hay phim Deutsch. “Dutch” (Hà Lan) có thể là sự sai lạc của “Deutsch”, từ tiếng Đức có nghĩa là “German” (Người Đức). Vì vậy, mặc dù giờ đây nó được gọi là “Góc quay Hà Lan” nhưng trên thực tế có nguồn gốc từ Đức.

Dutch Angle sau đó bắt đầu xuất hiện trên khắp các rạp chiếu phim Mỹ. Đáng chú ý nhất, bộ phim The Third Man đã sử dụng chúng để làm nổi bật xu hướng phim noir. Những góc nghiêng trong bộ phim này khiến khán giả chú ý và là lần đầu tiên nhiều người Mỹ tiếp xúc với kỹ thuật quay này.

Ngay cả gần đây, Brian De Palma cũng đã sử dụng những góc nghiêng này để làm nổi bật sự căng thẳng trong cảnh này của Mission Impossible.

Đây là một ví dụ tuyệt vời về Dutch Angle, nhưng hãy tiếp tục xem xét thêm một vài bộ phim khác để tìm hiểu góc quay này đã được ứng dụng như thế nào trong suốt chiều dài lịch sử và cách mà bạn có thể sử dụng chúng trong tác phẩm của mình.

Jacob T. Swinney của Fandor đã tạo ra video tổng hợp dài 3 phút cho thấy kỹ thuật này đang được sử dụng trong một số lượng lớn các bộ phim.

The Dutch Angle from Fandor on Vimeo.


Tại sao nên sử dụng Dutch Angle?

Có rất nhiều lý do để sử dụng một công cụ đặc biệt này. Nhìn chung, hầu hết các nhà làm phim đều sử dụng Dutch Angle để gợi lên sự căng thẳng hoặc tâm lý căng thẳng cho nhân vật.

“Dutch Angle có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng ấn tượng và giúp miêu tả sự bất an, mất phương hướng, hành động điên cuồng hoặc tuyệt vọng, say xỉn, điên loạn, v.v., ”

MEDIACOLLEGE VIẾT.




Phim Việt Nam đầu tiên ứng dụng 99% Dutch Angle (Góc quay nghiêng/Góc quay Hà Lan)

Theo như Nguyễn Vinh Phúc – Đạo diễn hình ảnh của Ròm chia sẻ, phim được sử dụng gần như 99% Dutch Angle. Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam sử dụng góc quay nghiêng cho cả bộ phim. Kỹ thuật quay này sẽ mang lại những trải nghiệm hình ảnh mới lạ, cải thiện thị giác khi xem. Đồng thời, ê-kíp cũng muốn gửi gắm hàm ý rằng góc máy này “phù hợp mô tả cuộc sống của những người dân lao động bấp bênh, không bằng phẳng, dễ dàng”.

Đạo diễn hình ảnh Nguyễn Khắc Nhật hài hước nói thêm về “tác dụng phụ” của quá trình tác nghiệp: “Khi mình quay những góc máy nghiêng, mình phải nghĩ ra những tư thế để vác máy nên thành ra khi làm những chuyện khác cũng hay bị nghiêng nghiêng theo”.

Việc phim quay nghiêng không chỉ khó tiếp thu với khán giả mà cả giới chuyên gia. Trong nghệ thuật điện ảnh, việc quay thẳng là một điều căn bản. Đạo diễn Trần Thanh Huy tiết lộ phim từng bị từ chối tại nhiều LHP lớn, trong đó có Cannes vì “quay nghiêng quá, không đủ điều kiện ứng tuyển.” Tuy nhiên, góc máy nghiêng lại là một nét đặc trưng riêng của bộ phim.

Không chỉ thế, để đạt được hiệu quả hình ảnh cao nhất, ê-kíp đã quay ròng rã trong nhiều năm. Đơn cử như có được hình ảnh thành phố ngập nước, đoàn phim Ròm phải chờ đợi suốt 2,5 tháng để quay được cảnh đẹp nhất, chân thật nhất. Để có được ánh sáng tự nhiên , đoàn phim phải canh đúng những thời điểm thích hợp trong ngày để “phục kích” ông mặt trời. Vì sử dụng nhiều loại máy khác nhau để quay phim, chuyên gian chỉnh màu Bùi Công Anh cũng chia sẻ công đoạn chỉnh màu cũng gặp nhiều thử thách do phải cân chỉnh để màu của tất cả các footage từ các loại máy về đúng điểm cân bằng.

Đạo diễn Trần Thanh Huy tiết lộ một shot hình quay ít nhất 8 lần (có khi 10-15 lần), dữ liệu của bộ phim lên đến 36TB (1TB = 200.000 bài hát 5 phút; 310.000 hình ảnh; hoặc 500 giờ phim, 24 TB = Số lượng dữ liệu video được tải lên YouTube mỗi ngày hồi năm 2016). Ngoài ra, với dữ liệu hiện có, anh có thể dựng thành 3 bộ phim điện ảnh khác nhau.


Một vài ví dụ đặc trưng khác của Dutch Angle

Như đã đề cập ở trên, Dutch Angle trở thành một công cụ đặc trưng cho các nhà quay phim và đạo diễn khi cố gắng tạo ra tâm trạng không thoải mái. Độ nghiêng cũng là một cách tuyệt vời để thông báo về tấn bi kịch sắp xảy ra.

Quentin Tarantino sử dụng góc máy quay này một cách không rời rạc trong clip này từ Inglorious Basterds.

Hãy xem chúng ta đã thay đổi như thế nào khi chuyển dần góc nhìn từ Người Do Thái sang Đức Quốc xã, và ngược lại? Chúng ta biết có điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra cũng như độ nghiêng tinh tế này đã giúp đẩy biến cố đến cực điểm và làm cho trải nghiệm cảm xúc trở nên chân thực hơn.

Nói về sự diệt vong sắp xảy ra, còn cảnh đếm bài trong Casino thì sao?

Martin Scorsese sử dụng Dutch Angle ở đây để cho biết rằng điều này rồi sẽ gây đau đớn… cũng như nhận thức được sự lật đổ quyền lực ở đây. Cách máy quay nghiêng cho thấy người đàn ông bị đè xuống với hàng tấn trọng lượng trên lưng và ông ấy sẽ mất bàn tay của mình vì nó.

Trong loạt hình ảnh dưới đây, ta cũng có thể thấy các góc nghiêng được dùng trong điện ảnh có thể trải dài từ nhẹ nhàng (5 độ) cho đến nặng nề (90 độ).


Phần kết

Ròm đã ứng dụng Dutch Angle thành công khi liên tục đẩy khán giả vào tình thế hồi hộp để nâng cao sự căng thẳng, góp phần thể hiện sự lo lắng của các nhân vật. Phần trình diễn đạt hiệu quả cao nhất thông qua những phân cảnh rượt đuổi đầy ấn tượng. Tuy nhiên, cường độ xuất hiện của Dutch Angle trong phim lại quá dày đặc, vô hình chung tạo nên cảm giác ngột ngạt, bức bối, đôi khi có phần khó chịu. Với phần đông khán giả, đây quả thực là một thử thách khi phải tập trung cao độ mới có thể nắm bắt được hết từng khung hình cũng như ý nghĩa của chúng.

Những thủ thuật tốt nhất nên được sử dụng một cách tiết kiệm. Tôi tin rằng chính huyền thoại Roger Deakins đã từng nói, kỹ xảo điện ảnh hay nhất không có gì nổi bật, nó chỉ đơn giản phù hợp với bộ phim bạn đang xem. Hãy luôn đảm bảo rằng góc máy của bạn phù hợp với thế giới mà bạn tạo ra. Điều này thật thú vị và chính là sự khởi đầu của một loạt góc máy hoàn toàn mới. Bạn thấy Dutch Angle mang đến hiệu quả như thế nào cho Ròm, hãy để lại bình luận bên dưới phần comment nhé!

Thực hiện bởi: Nam Vu
Nguồn tổng hợp từ: nofilmschool, petapixel, filmschoolprojects, kenh14

Cùng tác giả

#Tag

cinematography dutch angle german expressionism ròm tua phim

iDesign Must-try

Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” –…
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Mặc dù máy tính đảm nhiệm hầu hết các công việc trong những bộ phim mà con người thưởng thức, nhưng có thể nói rằng nếu không có Méliès thì…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…