Thư viện cổ tại tu viện Melk ở Áo sừng sững trên vách đá cạnh sông Danube
Melk là tài sản Giáo hội của Hoàng đế Charlemagne và nhà Otto. Đây là một trong những tu viện dòng thánh Benedict cổ xưa nhất với sức chứa xấp xỉ 1,800 bản thảo lâu đời từ thế kỷ 9.
Toạ lạc bên sông Danube, trên đỉnh vách đá cheo leo, ngự trị nhà thờ lớn Melk. Một tu viện sừng sững theo phong cách Baroque ngay tại vùng trồng rượu vang Wachau ở Áo.
Bạn có thể đến Melk bằng xe hơi, xe bus hoặc tàu, nhưng tàu là lựa chọn tối ưu nhất, vì bạn có thể ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của đồi núi qua dòng sông Danube, những thị trấn nhỏ xinh, các vườn nho, tàn tích xưa, và nhiều thứ nữa trên đường tới Melk hoặc trên đường trở về Vienna.
Khi đã đến được Melk, bạn sẽ bị ấn tượng bởi phong cảnh và tầm nhìn rộng ngút mắt của nơi đây. Công trình đã được trùng tu nhiều lần trong vài thập kỷ qua, vì vậy nó vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp tráng lệ của mình. Bạn có thể thăm thú bảo tàng, nơi đây có 10 phòng khác nhau triển lãm về nhiều thời kỳ lịch sử tu viện đã trải qua và những bảo vật của mỗi thời kỳ. Sau khi tham quan Sảnh Cẩm thạch, bạn sẽ đi qua khu ban công nhìn xuống sông Danube và vẻ ngoài lộng lẫy của Nhà thờ cùng thư viện đẹp đẽ của nó.
Thư viện của nhà thờ Melk vô cùng ấn tượng và bạn sẽ bị chinh phục bởi hàng ngàn cuốn sách. Nhiều cuốn trong đó rất cổ, còn có cả nguyên cảo và incunabula (những cuốn sách được in trước năm 1500).
Theo lời người dẫn đoàn, “Thư viện bao gồm tổng cộng 12 phòng, gồm 1,888 nguyên cảo, 750 icunabula, 1,700 tác phẩm từ thế kỷ 16, 4,500 từ thế kỷ 17, và 18,000 từ thế kỷ 18; cộng với sách mới, xấp xỉ gần 100,000 đầu sách tổng cộng.”
Sau khi thăm quan thư viện, bạn sẽ đi xuống một cầu thang xoắn đưa du khách đến nhà thờ. Mọi bề mặt nơi đây đều được dát vàng . Bệ thờ rất đẹp, mọi thứ đều sáng loáng, và không có bất cứ hạt bụi nào như những nhà thờ trang trí kỳ công khác.
Đây là hình ảnh của một trong những “vị thánh trong hầm mộ” của nhà thờ. Các thánh tích rất quan trọng, mang đến uy tín và sự thịnh vượng cho nhà thờ. Vào thế kỷ 16 những hầm mộ La Mã bị khai quật để tìm xương cốt, đặc biệt để tìm kiếm di tích của chúa Giê Su. Còn gì hơn nữa khi họ tìm thấy những kẻ tử vì đạo? Xương cốt được phong thánh và đưa về nhà thờ trên khắp châu Âu, thường được trưng bày trong các hộp kính. Bộ xương này, có tên là St. Clemens, được đưa đến nhà thờ vào năm 1722 bởi hồng y giáo chủ ở Vienna.
Sảnh Cẩm thạch, một căn phòng lộng lẫy với bức bích hoạ năm 1731 thực hiện bởi Paul Troger và khung ảo ảnh viền quanh bức tranh. Phần vẽ kiến trúc, thực hiện bởi Gaetano Fant, cho cảm giác rằng trần phòng cao hơn và cong vòng so với thực tế, nhưng thực ra trần nhà chỉ phẳng như bao toà nhà bình thường khác.
Một trong những phương thức đầu tiên để hoả-táng-xanh. Bạn quá nghèo để mua hòm? Hãy sử dụng cách thức tuần hoàn này. Người chết sẽ được hạ xuống lòng đất và phần đáy quan tài mở ra và thả xác xuống để hòm được tiếp tục sử dụng cho những lần sau. Khá tiết kiệm nhỉ?
Bảo tàng của Nhà thờ trưng bày mỗi thời kỳ lịch sử của công trình, và mỗi phòng được thắp sáng bằng một màu đặc trưng. Trên đây là một cuốn sách cầu nguyện của thầy tu kiểu cổ.
Đồng hồ tại sân nhà thờ ở cánh đông. Có một bức tranh tường trên bốn phía của sân, vừa hiện đại nhưng cũng hoà hợp với không gian, biểu trưng cho bốn đức tính: Cẩn thận, Công bằng, Ngoan cường và Ôn hoà.
Thế giới ở Melk được giới thiệu qua cuốn sách “Tên của đoá hồng” của tác giả Umberto Eco, với người kể chuyện chính là Adso thuộc tu viện Melk, một tân viên dòng thánh Benedict người Áo. Mặc dù cốt truyện diễn ra ở một tu viện khác, Melk được nhắc đến rất nhiều lần và đưa tu viện này trở nên nổi tiếng hơn nhờ danh tiếng của cuốn sách.
- Thư viện Vatican – Nơi cất giấu bộ Kinh thánh lâu đời nhất của nhân loại
- Căn nhà ở Nhật Bản mang đậm tinh thần trà đạo
- A Summer Day Café – Mang đại dương xanh rì rào đến bên bạn
Biên tập: Chilaxu
Nguồn ảnh: themadtraveler, wikipedia