Nghịch đảo Xuân Hương: Bộ ảnh nghệ thuật khai thác đề tài dân số Việt Nam

Hiện nay, gia tăng dân số và hiện trạng kế hoạch hoá gia đình sơ sài tại Việt Nam đang là một trong những vấn đề bức bách của xã hội. Trên nền tảng này, nhiếp ảnh gia tự do hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh Chiron Dương đã khai thác vấn đề xã hội trên dưới góc nhìn nghệ thuật đầy chất riêng của mình bằng bộ ảnh Nghịch Đảo Xuân Hương mang nhiều biểu tượng và hình ảnh đặc sắc.

Bộ ảnh bắt nguồn từ hiện trạng tăng dân số nhanh chóng ở nông thôn Việt Nam kể từ thời phong kiến cho đến nay. Mặc dù điều kiện kinh tế vùng quê rất khó khăn, nhưng đa số phụ nữ nông thôn vẫn mang nặng tư tưởng phải sinh thật nhiều con để có thể duy trì hạnh phúc gia đình và giảm áp lực từ phía nhà chồng. Thực ra, hiện trạng này đã bắt đầu từ thời phong kiến Việt Nam và vẫn luôn tồn tại đến bây giờ.

Đồng thời, trong giai đoạn những đề tài nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đang dần được khơi gợi và tái sinh trong đời sống hiện đại, nhiếp ảnh gia luôn trăn trở về câu hỏi “Những di sản văn hoá nghệ thuật đặc sắc của dân tộc sẽ trở nên tàn lụi hay được tiếp nổi bởi những loại hình văn hoá mới để trở thành di sản nghệ thuật dành cho đời sau?”, đó là lý do Chiron Dương kết hợp loại hình tài liệu với nhiếp ảnh mỹ thuật để ghi lại yếu tố thời điểm của xã hội trong bộ ảnh.

Từ ấp ủ đó, bộ ảnh hình thành biểu tượng cho cây cầu kết nối giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại của Việt Nam về một vấn đề mang tính thời sự trong xã hội đương đại.

Bộ ảnh được lấy cảm hứng từ hai câu thơ của nhà thơ Hồ Xuân Hương:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”.

(Lấy chồng chung, Hồ Xuân Hương)

Trong xã hội phong kiến, người đàn ông luôn là người được hưởng đặc quyền của xã hội với tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”, họ được tự do với quyền lợi năm thê bảy thiếp. Vì vậy thân phận của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ luôn bị thiệt thòi vì phải hy sinh cho chồng, cho con. Hy vọng mong manh cuối cùng của họ để tồn tại và vươn lên trong những gia đình phong kiến là phải sinh được con trai.

Tuy nhiên, tại thời điểm thế kỷ 21, đã rất lâu kể từ thời phong kiến Việt Nam, nhưng xung quanh ta những tư tưởng cổ hủ đó vẫn còn ăn sâu vào trong tâm trí không chỉ người phụ nữ mà còn ở những người mẹ, người chồng, và đặc biệt phản ánh rõ nhất ở gia đình nông thôn Việt Nam.

Trường hợp khi người vợ không thể sinh nở được đồng nghĩa với việc người phụ nữ không làm tròn bổn phận một người vợ trong gia đình, và người chồng hoàn toàn có quyền được tìm người phụ nữ khác có thể làm tròn nghĩa vụ của người vợ này. Hay khi một người phụ nữ có thể sinh sản bình thường nhưng chỉ biết chiều theo ý chồng để sinh con đẻ cái vô tội vạ mà không cần đắn đo đến điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình có thực sự cho phép, đã dấy lên nỗi bức xúc trong tâm trí nhiếp ảnh gia về lối tư duy lạc hậu và sáo rỗng trong thời hiện đại, khi thế giới đã dần tiến đến bình đẳng giữa nhiều giới, thì đâu đó vẫn còn tồn tại những hoàn cảnh ngặt nghèo không thể nào thoát ra nổi.

Bộ ảnh khai thác một khía cạnh trong đề tài dân số Việt Nam trên cảm hứng từ bài thơ Lấy chồng chung của Hồ Xuân Hương, đặc biệt ở cuối loạt ảnh, yếu tố nữ tính và nét đẹp huyền ảo được thêm vào để khuyến khích người phụ nữ phải học cách tôn thờ chính bản thân mình.

Ê-kíp

Định hướng nghệ thuật và nhiếp ảnh: Chiron Duong.

Stylist : Vy Ngo

Thiết kế thời trang: Tu Bong

Người mẫu : Le Thanh Huyen, Quynh Mai, Ngan Bui.

Make up artist: Khiet An, Hoang Phuong.

Nghệ sĩ hỗ trợ: Hoang Vo, Todd Huynh.

Ban biên tập iDesign

Cùng tác giả

#Tag

biểu tượng dân số hồ chí minh nhiếp ảnh sài gòn trừu tượng việt nam vogue

iDesign Must-try

Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Lớn lên trong một cộng đồng biệt lập, nhiếp ảnh gia Brendon Burton đã phát triển khả năng quan sát cách các tòa nhà đổ nát nép mình vào cảnh…
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam và Matca xin hân hạnh giới thiệu triển lãm ảnh “Rạp chiếu phim – Teatros” của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert. Bộ ảnh…
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Lần đầu tiên, sau 10 năm miệt mài theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh chuyên…
Khai quật hàng trăm bức ảnh của các nữ nhiếp ảnh gia làm phong phú thêm ống kính Canon
Khai quật hàng trăm bức ảnh của các nữ nhiếp ảnh gia làm phong phú thêm ống kính Canon
Nhiếp ảnh thường được quảng cáo là một trong những phương tiện dân chủ và dễ tiếp cận nhất, khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người…