Khắc khoải cùng bưu thiếp ảnh miền bắc Việt Nam những năm 90 của Shari Kessler

Postcards from Hà Nội của Shari Kessler hé lộ thêm một góc nhìn nữa về thủ đô cùng vùng ven xanh rì. Tác phẩm này còn gợi thêm cảm hứng cho bạn viết bưu thiếp nữa đấy!


Người phụ nữ phía sau ống kính
& mối duyên với Việt Nam


Shari Kessler hiện đang sinh sống tại New Mexico (Mỹ). Phiên bản đầu tiên của Postcards from Hà Nội được phát hành bởi NXB Chiaroscuro (Ấn Độ) vào năm 1994. Có khá ít thông tin về việc xuất bản trong quyển sách nhưng trên trang web của mình, cô cho biết Postcards from Hà Nội có mặt tại Việt Nam với 500 phiên bản, được ngân hàng Citibank đặt làm quà khi khai trương chi nhánh ở Hà Nội năm 1995.

Vào những năm 60, Shari Kessler diễu hành tại Washington và tham gia vào nhiều cuộc biểu tình khác nhau. Cô phản đối việc quân đội Mĩ can thiệp tại Đông Nam Á nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày mình đặt chân đến Việt Nam.

Chân dung tác giả trên website

Hơn hai mươi năm sau khi đang cư ngụ tại Đông Nam Á, Shari được điều đến Việt Nam vào tháng 11/1991, với tư cách là nhiếp ảnh gia y khoa cho tổ chức Operation Smile. Lúc đấy là thời điểm bác sĩ phẫu thuật của Mĩ và nhân viên hỗ trợ được gửi đến nhiều quốc gia đang phát triển, nhằm thực hiện các ca phẫu thuật cho trẻ em.

Vào năm 1991, Việt Nam vẫn là điểm du lịch lạ lẫm; các bưu thiếp tại đây vẫn không được chăm chút để quảng bá. Nhưng ở chuyến đi đầu tiên này, những người lữ khách ít ỏi mà cô gặp đều thích thú gửi bưu thiếp về nhà. Họ thôi thúc cô tạo ra chúng theo cách riêng của mình. Cùng lúc ấy, Shari được một hiệp hội tại Hà Nội mời triển lãm series ảnh chụp tại châu Á của mình. Cô là người phụ nữ ngoại quốc và nghệ sĩ người Mĩ đầu tiên có triển lãm riêng tại thủ đô.

Phần giới thiệu về tác giả ở cuối sách.

Kể từ sau 1991, cô đến Việt Nam hơn bảy lần và nhìn thấy sự thay đổi trong mỗi chuyến đi. Trong lời tựa cho quyển sách, cô viết:

Tôi yêu Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội.
Tôi muốn giữ lấy cảm giác ấy,
nắm bắt từng khoảnh khắc trước khi
những chuyên gia kinh tế tái định lại văn hóa;
trước lúc xe hơi thay thế cho xe đạp;
bao người phụ nữ trong tà áo dài truyền thống
cùng nón lá rồi chỉ còn để thu hút khách du lịch mà thôi;
trước khi cái hồn của nơi này biến mất vĩnh viễn.


Nói thêm về ý tưởng sử dụng format như những tấm bưu thiếp, Shari cho hay suy nghĩ cá nhân về chúng:

Những tấm bưu thiếp khắc họa một chuyến đi,
kể một sự thật thú vị, gợi lại những mùi và vị kỳ lạ,
mô tả thứ cảm xúc cũng như vô vàn câu chuyện liên quan.
Chúng bắt lấy rồi lưu mãi những ấn tượng
thoáng qua về con người và nơi chốn.
Bưu thiếp là những bức hình, hiển nhiên là để nhìn ngắm,
nhưng lại thường không được xem xét kĩ lưỡng…


Những kí ức riêng tại Hà Nội

Bút tích ở phần tựa sách bên trong,
có thể là từ người chủ trước của quyển sách.

Không chỉ tìm một thử nghiệm khác để trình bày tác phẩm cá nhân, Shari Kessler còn lồng vào đó những câu chuyện cô biết về Việt Nam. Sách với bìa cứng và in màu đậm đà khiến người xem nhìn thấy được chất ảnh phim vào những năm 90. Bố cục trang đôi một nền trắng (cho phần chữ) và nền đen (cho phần ảnh) làm tăng tương phản cho hai mặt bưu thiếp; tác giả cũng giữ lại riêng phần chữ viết tay cho phần nội dung.

Một trang giấy lót bìa của Postcards from Hà Nội.
Phần mặt sau của bưu thiếp mà Shari gởi đến bạn bè và người thân.
Mỗi tấm là một câu chuyện thường ngày hoặc mô tả bức ảnh ở mặt trước.
“Tôi nghĩ rằng những thứ mất đi ở đâu đó đều sẽ tìm được lại ở nơi này.
Hà Nội vẫn có một linh hồn.”

Những câu chuyện về lịch sử và văn hóa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, chúng vẫn mộc mạc và như chính Shari tự kể, nhắc mình hơn là để gửi đi. Ví dụ chuyện hồ Hoàn Kiếm, múa lân, mâm ngũ quả giữa Việt Nam và nước khác, cách phân biệt các nơi thờ cúng, so sánh Trung Thu như Halloween tại phương Tây với mặt nạ nhiều màu sắc hay đơn thuần chỉ là cuộc trò chuyện với những người tri thức Hà Nội,… Có cảm giác khi lướt qua từng trang, ta như thể đang đọc phần nhật kí hành trình ngắn của cô vậy.

 Shari Kessler bắt đầu lời kể trong một bưu thiếp bằng câu:
“Về những đứa trẻ đáng yêu nhất thế gian này, Việt Nam là Số Một!”
Shari bày tỏ sự trân trọng với múa rối nước Việt Nam ở mặt sau bưu thiếp,
ước mong lại được xem biểu diễn tại ao làng.

Sách có một vài hình ảnh tại đồng bằng sông Hồng hay vịnh Hạ Long, chúng không quá nổi bật, có câu chuyện muôn thuở của bao người lao động nghèo đi tìm khách qua lời kể của Shari. Cô nhìn Việt Nam dưới góc độ của người du khách. Dẫu vậy, Shari Kessler cũng như bất kì ai với mảnh đất nào đó, luôn sẽ có cho mình câu chuyện riêng cùng bao khoảnh khắc mà người khác không bao giờ tìm lại được.


Chuyện bưu thiếp của hôm nay

Shari Kessler đến thăm xưởng vẽ của họa sĩ Trần Khánh Chương (ảnh trái)

Giờ đây, chuyện trao đổi bưu thiếp cho nhau vẫn luôn được lưu giữ bởi những cá nhân yêu việc gửi thư tay và kể cho nhau những điều tủn mủn đến người thân quen lẫn xa lạ. iDesign xin gợi ý ba cách thường được sử dụng trong việc trao gửi bưu thiếp cho bạn tham khảo:

  • Tự dàn layout hoặc in template (có sẵn trên mạng) với tác phẩm của chính mình;
  • Mua bưu thiếp ở các hội chợ cuối tuần như một cách ủng hộ nghệ sĩ địa phương;
  • Gợi ý trao đổi bưu thiếp + tác phẩm bạn có/ được thiết kế thủ công/ tự photo hoặc in (có thể đi kèm với thiệp, thiệp, hoa khô được ép, món đồ nho nhỏ mà bạn nghĩ phù hợp với người được tặng,…)

Postcards from Hà Nội là một kí ức khác về thủ đô ngày nào của riêng Shari Kessler, gợi điều gì đó bồi hồi cho người xem; hay lại khiến ta bỗng muốn gửi đi một tấm bưu thiếp nào đó chăng?


Bài & ảnh review:  Lệ Lin
* Có trích dịch phần giới thiệu
của tác giả trong quyển sách
tại bài viết này.

Cùng tác giả

#Tag

ảnh phim hà nội Heirstory nhiếp ảnh nhiếp ảnh đường phố review sách sách ảnh sách hay việt nam

iDesign Must-try

Sách ảnh rùng rợn được chụp trong 20 năm về trang phục Halloween trong tàu điện ngầm
Sách ảnh rùng rợn được chụp trong 20 năm về trang phục Halloween trong tàu điện ngầm
Trong 20 năm qua, nhiếp ảnh gia Seymour Licht đã chụp rất nhiều ảnh về những người mặc trang phục Halloween trên tàu điện ngầm ở New York. Giờ đây,…
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Khoảnh khắc hoài niệm và kỳ diệu ở những nơi biệt lập nhất Bắc Mỹ
Lớn lên trong một cộng đồng biệt lập, nhiếp ảnh gia Brendon Burton đã phát triển khả năng quan sát cách các tòa nhà đổ nát nép mình vào cảnh…
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
[TCBC] Triển lãm ảnh ‘Rạp chiếu phim - Teatros’ của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert
Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam và Matca xin hân hạnh giới thiệu triển lãm ảnh “Rạp chiếu phim – Teatros” của nhiếp ảnh gia Bert Danckaert. Bộ ảnh…
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ Soi chiếu Hoa và Mắt tại Triển lãm ‘Hoa Mắt’ của nhiếp ảnh gia Thiên Minh
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Lần đầu tiên, sau 10 năm miệt mài theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh chuyên…