Hiểu hơn về trường phái Pointillist qua bức tranh ‘Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte’ của Seurat
Trong suốt chiều dài lịch sử nghệ thuật, một số tác phẩm đã trở thành biểu tượng cho chính thể loại nghệ thuật mà nó mang trên mình.
Ví dụ cụ thể là Mona Lisa của Leonardo và David của Michelangelo mang đậm phong cách Phục hưng Ý, The Scream của Edvard Munch điển hình cho Chủ nghĩa Biểu hiện, và với trường phái Pointillism được thể hiện tiêu biểu bởi họa sĩ Georges Seurat thì bức họa A Sunday Afternoon the the Island of La Grande Jatte (tạm dịch: Một chiều Chủ nhật trên đảo Grande Jatte) là đại diện.
Seurat hoàn thành kiệt tác vĩ đại này vào những năm 1880. Để tạo ra khung cảnh ấn tượng hơn cả thực tế, nghệ sĩ đã vẽ tỉ mỉ với hàng triệu chấm màu. Seurat cũng là người đi tiên phong trong kỹ thuật này khi vẽ Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte, châm ngòi cho sự khởi đầu của phong trào Pointillist.
Pointillism là gì?
Được khai phá bởi Georges Seurat và nghệ sĩ đồng nghiệp người Pháp Paul Signac vào năm 1886, Pointillism là một kỹ thuật vẽ tranh trong đó các chấm nhỏ kết hợp với nhau để tạo ra một bố cục gắn kết. Mặc dù phương pháp này phần lớn được lấy cảm hứng từ những nét vẽ lắt léo của trường phái Ấn tượng, nhưng thực tế thể loại này là một nhánh của chủ nghĩa Hậu ấn tượng, một phong trào lớn xuất hiện vào những năm 1890.
Phong cách mà các nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng thể hiện rất đa dạng, đặc trưng nhất là sự bằng phẳng, trang trọng và màu sắc cường điệu, chúng đều được nhìn thấy rõ nét trong tác phẩm Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte.
Về tác phẩm ‘Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte’
1. Quá trình thực hiện
Georges Seurat bắt đầu vẽ Một buổi chiều Chủ nhật trên đảo La Grande Jatte vào mùa xuân năm 1884. Trong thời gian này, họa sĩ đã sống và làm việc cùng với các họa sĩ Ấn tượng ở Paris. Giống như các nghệ sĩ khác, Seurat thường vẽ phong cảnh bên ngoài thủ đô của Pháp, bao gồm La Grande Jatte, một hòn đảo cạnh sông Seine nằm ở phía tây Paris.
Để hoàn thiện bức tranh về công viên nổi tiếng này, Seurat có hẳn một bộ sưu tập các bản phác thảo và bản vẽ sơ bộ. Lấy gợi ý từ những người theo trường phái Ấn tượng, ông đã nghiên cứu từ phòng tranh của mình đến en plein air (vẽ ngoài trời). Cách tiếp cận này cho phép Seurat nắm bắt được màu sắc, ánh sáng và chuyển động của khung cảnh, ông đã ghé thăm nơi đây nhiều lần trước khi hoàn thành bản cuối cùng của bức tranh quy mô lớn này vào năm 1886.
Tại sao ông dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho các bản phác thảo đến vậy? Đối với Pointillist, Seurat và Signac đặc biệt thích khai phá nhận thức và thử nghiệm với quang học, điều đó dẫn đến quá trình vẽ tranh vô cùng tỉ mỉ và toàn diện.
“Đối mặt với vấn đề của mình”, ông Signac giải thích, “Seurat bắt đầu bằng màu vẽ, nghiên cứu, so sánh, quan sát bằng sự cảm nhận về ánh sáng và bóng tối, sự tương phản, cô lập phản xạ, anh thử nghiệm trong một thời gian dài với các bìa hộp tương tự như bảng màu, sau đó cắt nhỏ chúng ra và sắp xếp theo thứ tự quang phổ, các yếu tố màu khác nhau tạo thành những sắc thái truyền tải bí ẩn mà anh ta cảm thụ được.”
2. Về bức tranh
Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte mô tả một chuyến đi chơi đặc trưng của người Paris sống vào những năm 1880. Trước mặt họ là dòng sông lung linh với bóng mát từ những chiếc ô và hàng cây xanh mướt, họ dường như đang tận hưởng một cuộc bình yên, xa rời những ồn ào của thành phố, một vài người tản bộ trên bãi cỏ, hay buông cần câu cá trên sông, thậm chí sự nhẹ nhàng của bình yên còn hiện hữu trên cả chú khỉ cưng đang nô đùa.
Mặc dù Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte được thể hiện theo phong cách phi thực tế và gần như tối giản, nhưng Seurat đã thể hiện rất nhiều vị trí khác nhau cho các nhân vật: “Một số người chúng ta nhìn thấy lưng, một số chúng ta nhìn thấy toàn diện, một số ngồi ở góc bên phải, một số được nằm theo chiều ngang, một số đứng thẳng”, nhà phê bình nghệ thuật Félix Fénéon nhận xét vào năm 1886). Điều này tạo cho bức tranh cảm giác chân thực và thu hút người xem vào khung cảnh thiên nhiên.
Một “tuyệt chiêu” về quang học khác được thể hiện rõ trong bức tranh này là “khung hình” sáng tạo của Seurat. Theo Viện Nghệ thuật Chicago, đường viền phong cách Pointillist “làm cho trải nghiệm của bức tranh trở nên mãnh liệt hơn” bằng cách thêm nhiều màu sắc, tông màu và kết cấu.
Sau khi hoàn thành bức tranh vào năm 1886, Seurat đã đưa tác phẩm đến triển lãm Ấn tượng thứ tám và lần cuối cùng. Mặc dù bức tranh đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhưng nó vẫn là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của nghệ sĩ cho đến khi ông mất vào năm 1891 (và cả sau này).
3. Ý nghĩa trường tồn
Cho đến đầu thế kỷ 21, Một chiều chủ nhật trên đảo La Grande Jatte vẫn thuộc sở hữu của gia đình Seurat. Sau đó, nó đã được bán cho các nhà kinh doanh tranh khác nhau đến năm 1925, khi đó bức tranh được tìm thấy tại một ngôi nhà lâu đời ở Viện Nghệ thuật Chicago. Ngày nay, bức tranh vẫn là một kiệt tác trong bộ sưu tập của bảo tàng và được cho là tác phẩm nổi tiếng nhất về Pointillism trên thế giới.
Biên tập: Thao Lee
Tác giả: Kelly Richman-Abdou
Nguồn: mymodernmet