Đón chờ phần cuối cùng của series ‘How to Train Your Dragon: The Hidden World’
Đã gần hơn 3 thập kỉ trôi qua sau khi “The Simpsons” trở thành một hiện tượng đắt giá của hệ thống truyền hình Fox, và Bart Simpson vẫn cứ mãi 10 tuổi cho đến tận bây giờ. Ta gọi chúng là “hiệu ứng Peter Pan”: một nhân vật hoạt hình không có tuổi, trường tồn mãi qua bao thế hệ người xem. Và lần này hãng hoạt hình DreamWork Animation với đứa con cưng của mình ““How to Train Your Dragon”, một series phim đang đi theo hướng phát triển khác hoàn toàn trên thị trường, hình ảnh vị anh hùng trong phim đang dần lớn lên cùng thời gian với độ tuổi chúng ta.
Hiccup, nhân vật lần đầu tiên xuất hiện với dáng dấp một cậu thanh niên ngộ nghĩnh, được nuôi dưỡng trong một gia đình người Viking, với cha của cậu làm tộc trưởng John Krasinski tại hòn đảo Berk, vốn là nơi quậy phá trước đây của lũ rồng. Sau một lần tình cờ bắt gặp được Night Fury, một loài rồng cực kì quý hiếm chưa bắt gặp bao giờ, kể từ đó tình bạn keo sơn giữa Hiccup và Night Furry trải qua xuyên suốt các tập phim phía sau.
Không giống chút gì với những bộ phim hoạt hình khác, với cốt truyện không bị ảnh hưởng bởi dòng thời gian. “How to Train Your Dragon: The Hidden World” đã làm người hâm mộ nức nở với những cảm xúc tuyệt vời trước đó, và sau bao nhiêu năm chờ đợi, cuộc hành trình ấy vẫn tiếp diễn một cách liền lạc. Mặc dù, “How to Train Your Dragon: The Hidden World” đã là phần thứ 3 trong series phim, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên: Sau khi được bật đèn xanh để tiếp tục sản xuất phần tiếp theo, đạo diễn Dean Deblois đã quan niệm rằng giữa các phần của bộ phim nên tạo được sự kết nối mạnh mẽ, có được một mạch truyện liên tục từ phần đầu tiên, đồng thời vẫn không làm những người mới cảm thấy bỡ ngỡ, khó hiểu.
Trong phần cuối lần này của bộ phim, “Hidden World” với sự xuất hiện mới toanh của chú rồng cái da trắng — Light Fury do cô bạn Astrid (America Ferrera) của Hiccup đặt tên — sẽ tô điểm thêm cho mối quan hệ giữa Hiccup với Răng Sún (Toothless). Ở các phần trước đó, những chú rồng và cư dân vùng Perk đã cùng nhau chung sống yên bình, và thế lực thù địch trong phần cuối lần này đến từ một tên lãnh chúa tàn bạo mới Grimmel (F. Murray Abraham), người đã ra quyết định lùng sục và tận diệt từng con Night Fury cuối cùng có mặt.
Thay vì bày vẽ ra hàng đống nhân vật mới, “Hidden World” lại chọn cách mở rộng không gian địa lý trong phim ra rộng lớn hơn. Điều đấy giúp DeBlois có thể phát triển mạch truyện hiện tại tiến xa hơn và đậm đà hơn thông qua việc làm mặn nồng thêm tình cảm giữa Hiccup và Astrid (America Ferrera) — chú rồng Night Furry Răng Sún cũng ăn trọn thính của cô rồng kiều diễm Light Furry
Và có một điều khiến cho “Hidden World” khẳng định được đặc trưng của mình. Khác với những nhân vật hoạt hình trong các bộ phim được nhắc đến ở trên, ngay từ thửo ban đầu, series này được phát triển theo phong cách đồ họa dành cho màn ảnh rộng, các động tác, sắc thái biểu cảm khuôn mặt của nhân vật được cố gắng tái hiện lại thật tinh tế và sống động. Và ở phần cuối lần này, với những kỹ xảo điện ảnh đỉnh cao sẽ khiến người xem khó có thể nào quên được hình ảnh của anh bạn Hiccup và chú rồng Răng Sún sau khi kế thúc bộ phim.
Có thể nói đây là hướng đi độc đáo, chưa được từng khám phá trong lĩnh vực làm phim hoạt hình. Bất kể Pixar đã có những hành động tương tự như “Finding Dory”, hay phần tiếp tiếp theo của bộ phim tuổi thơ “The Incredibles 2”, mặc dù mục đích đằng sau liên quan đến tình hình tài chính nhiều hơn.
Người dịch: Đông Đông
Nguồn: Variety