Điểm qua các họa sĩ đồng tính nữ nổi bật trong lịch sử nghệ thuật tại Châu Âu (1850-1950) - Phần cuối
Thuật ngữ ‘lesbian artist‘ (họa sĩ đồng tính nữ) xuất phát từ phong trào nữ quyền những năm 70.
Bài viết được thực hiện bởi tác giả Birthe Havmoeller.
Xu hướng sáng tạo ở Cộng hòa Weimar được gọi là ‘Neue Sachlichkeit’ (the New Objectivity – hay ‘Tính khách quan mới’), nơi nghệ sĩ có thể mô tả thế giới một cách ’ khách quan’ như họ nhìn thấy. Vào những năm 1930, nghệ thuật Neue Sachlichkeit hồi những năm 1920 đã được xem là ‘Entartete kunst’ (nghệ thuật thoái trào) bởi Hitler và các nghệ sĩ Đức đã bị cấm triển lãm và bán các tác phẩm của họ.
Lotte Laserstein (1898 – 1993)
Họa sĩ Lotte Laserstein (1898 – 1993) sinh ra ở Preußisch Holland (Ba Lan hiện nay) trong một gia đình Do Thái. Lotte được đào tạo nghệ thuật vào năm 1921 – 1927 tại Học viện Berlin, nơi bà bước vào như một trong những sinh viên nữ đầu tiên chỉ vài năm sau khi nó mở cửa cho các họa sĩ nữ.
Lotte Laserstein là một họa sĩ đồng tính nữ và là điển hình của hình tượng Người phụ nữ mới (New Woman). Bà tự mình xuất hiện với vẻ ngoài nam tính, điển hình là với ‘kiểu tóc bob Eaton’ (thường được cắt vô cùng ngắn so với các kiểu tóc bob khác), khiến bà trông vô cùng cao ngạo.
Năm 1934, dưới thời Đức Quốc xã, Lotte bị cho là mang trong mình “ba phần tư phần Do Thái” nên bị cấm triển lãm tác phẩm trước công chúng. Năm 1935, bà bị buộc phải từ bỏ xưởng vẽ của mình. Đến năm 1937, Lotte Laserstein quyết định di cư sang Thụy Điển.
Jeanne Mammen (1890 – 1976)
Jeanne Mammen (1890 – 1976) sinh ra ở Berlin, lớn lên ở Pháp sau năm 1900. Cô bắt đầu được đào tạo như một họa sĩ truyền thống và họa sĩ đồ họa ở Paris, sau đó tiếp tục ở Brussels và Rome. Gia đình cô phải chạy trốn khỏi Pháp khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và đến năm 1915, Jeanne Mammen lại quay về Berlin.
Tại đây, cô đã thực hiện một số bản phác thảo và màu nước về những cô gái độc thân và các cặp đôi hay những cặp vợ chồng từ một hộp đêm đồng tính nữ ở Berlin. Triển lãm đầu tiên của cô lấy cảm hứng từ đường phố tại Galerie Gurlitt vào năm 1930, được các nhà phê bình nghệ thuật Berlin hoan nghênh. Triển lãm là hình ảnh của những người phụ nữ mạnh mẽ, tự tin và cộng đồng đồng tính nữ vào cuối những năm 1920.
Vài năm sau đó, Jeanne Mammen từ chối văn hóa chính trị của Đệ tam Quốc xã và trong thời gian từ 1933 đến 1945, cô không còn tham gia triển lãm nữa. Sau chiến tranh, Jeanne tiếp tục sự nghiệp của mình như một nghệ sĩ.
Berlin đã trải qua một cuộc cách mạng về giới tính vào đầu những năm 1920. Lần đầu tiên, thời trang với các bộ cánh cho phép những người phụ nữ để lộ phần chân và cánh tay xuất hiện trên đường phố và các quán cà phê; và sự hữu hình của những người đồng tính nữ được hé lộ với các ấn phẩm tạp chí dành cho họ, như Die Freundin (số đầu tiên xuất bản năm 1925) và Frauenlibe / Garçonne.
Sự hiện diện của nhiều đồng tính nữ cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ, tác giả, nhiếp ảnh gia và bác sĩ nam. Nhiếp ảnh gia người Pháp Brasasï chụp ảnh những người đồng tính nữ tại quán bar dành cho họ, ‘Le Monocle’ ở Paris, 1932.
Magnus Hirschfeld, một bác sĩ người Đức, người cũng đã đề xuất ‘giới tính thứ ba’ (third gender), để những người phụ nữ mang vẻ nam tính, những người đàn ông ẻo lả hoặc có gu thời trang phi giới tính ở Berlin trở thành đối tượng nghiên cứu y khoa và hoạt động chính trị của mình; ông được biết với tư cách là người vận động quyền dân sự cho người đồng tính nam, đồng tính nữ, phụ nữ và trẻ em ngoài giá thú.
Công trình của Magnus Hirschfeld cũng như của các nhà tình dục học* (sexologist) như Krafft-Ebbing và Havelock Ellis góp phần trong việc thiết lập mô hình y tế cho người đồng tính luyến ái, định nghĩa đây là “một dạng biến đổi sinh học tự nhiên“, thay vì xem đấy là nghi vấn về “tôn giáo” với các hành vi tội lỗi. Điều này đã gây cảm hứng cho các mối quan tâm về tình dục học tại Mỹ sau Thế chiến II về mối quan hệ đồng tính (homoerotic) và đồng tính luyến ái (homosexuality).
*sexologist: những nhà khoa học nghiên cứu về xu hướng tình dục của con người, bảo gồm hứng thú về tình dục, hành vi và chức năng của nó với con người.
Hannah Höch (1889 – 1978)
Nghệ sĩ siêu thực, thành viên của phong trào DADA ở Berlin và người phụ nữ lưỡng tính Hannah Höch (1889 – 1978) nổi tiếng với các tác phẩm cắt ghép (photomontage) bằng cách sử dụng ảnh được lấy từ các tờ báo và tạp chí nghệ thuật. Một số tác phẩm của bà thể hiện cái nhìn dí dỏm về giới tính, sự uốn cong giới tính, cái nhìn của nam giới và chính trị ở Cộng hòa Weimar
Bà tự coi mình là một phần của phong trào cho phụ nữ trong những năm 1920 và chỉ trích cách phụ nữ được miêu tả trên truyền thông, sự giả hình của nhóm Dada ở Berlin (thành viên chủ yếu là nam nghệ sĩ) và toàn xã hội Đức. Năm 1926, bà gặp nhà văn/nhà ngôn ngữ học người Hà Lan Mathilda Til ở Brugman. Họ có một mối quan hệ kéo dài trong chín năm liền.
Gisèle Freund (1908 – 2000)
Gisèle Freund (1908 – 2000) là một phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia người Đức gốc Do Thái, nổi tiếng với nhiếp ảnh tài liệu. Cô trốn khỏi Đức Quốc xã đến Paris năm 1933.
Tại Paris, Freund tiếp tục hoạt động nghệ thuật và bắt đầu học tại Sorbonne, nơi cô lấy bằng tiến sĩ vào năm 1936. Trong số các dự án với tư cách là một nhiếp ảnh gia ở Pháp, cô có một loạt các hình ảnh về sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Anh cho tạp chí Life. Tại Paris, cô trở thành bạn của Sylvia Beach và Adrienne Monnier. Năm 1935, Adrienne sắp xếp một cuộc hôn nhân thuận tiện cho Gisèle với Pierre Blum để Gisèle có được thị thực ở lại Pháp một cách hợp pháp.
Tuy nhiên, sau đó Gisèle phải chạy trốn khỏi nơi này và với sự giúp đỡ của những người bạn, cô đã trốn thoát đến Argentina. Năm 1947, Gisèle Freund là người phụ nữ đầu tiên ký hợp đồng với agency lừng lẫy – Magnum Photos (với tư cách là người đóng góp ở Mỹ Latinh), nhưng đến năm 1954, cô bị Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố là kẻ vô ơn ở đỉnh cao của Cuộc Khủng Hoảng Đỏ (Red Scare)* vì quan điểm xã hội chủ nghĩa của mình, và Robert Capa buộc cô phải phá vỡ mối quan hệ với Magnum Photos.
*Red Scare hay Khủng hoảng đỏ: Thuật ngữ chỉ hai thời kỳ riêng biệt khi phong trào chống Cộng sản đang lên cao ở Mỹ: khủng hoảng đỏ lần thứ nhất, từ 1919 đến 1921, và khủng hoảng đỏ lần thứ hai, từ 1947 đến 1957. (theo Wikipedia)
Anita Clara Rée (1885 – 1933)
Anita Clara Rée (1885 – 1933) là một họa sĩ tiên phong người Đức thời Cộng hòa Weimar. Cô sinh ra trong một gia đình Do Thái cũ của Hamburg. Cô học nghệ thuật ở Hamburg và Paris. Từ khoảng năm 1914, Anita Rée được biết rộng rãi với tư cách là họa sĩ vẽ chân dung. Tuy nhiên, cuộc sống rất khó khăn với Anita, cô tự sát vào năm 1933.
Các nhà sử học Đức cho rằng lý do một phần bởi cô phải chịu sự thù địch từ các nhóm khác nhau và sự quấy rối của các lực lượng chống Do Thái; phần khác do sự thất vọng cá nhân; hoặc cũng có ý kiến chỉ ra rằng cô có thể là một người đồng tính nữ .
Gertrude Sandmann (1893 – 1981)
Gertrude Sandmann (1893 – 1981) là một họa sĩ người Đức. Năm 1913, Gertrude bắt đầu học trường nghệ thuật của Hiệp hội Nghệ sĩ Phụ nữ Berlin dưới thời Martin Brandenburg. Là một người Do Thái bản địa ở Berlin, cô không chỉ trải qua Thế chiến I mà còn cả nỗi đau của Thế chiến II và Holocaust.
Cô thuộc về khoảng 1.700 người Do Thái sống sót sau Thế chiến II ẩn náu ở Berlin. Sau một vụ tự sát hư cấu, cô đã trốn xuống lòng đất vào năm 1942 nhờ bạn gái dân tộc người Aryan, Hedwig Koslowski. Tại đó, cô đã trốn trong căn hộ của Hedwig Nott ở Schöneberg. Sau đó, với tư cách là một Ver Verggte des Naziregimes (nạn nhân của chế độ Phát xít), Gertrude đã được trao một căn hộ ở trung tâm Berlin.
Ở nơi này, cô sống cùng với người bạn đời thứ hai Tamara Streck. Gertrude Sandmann làm việc như một nghệ sĩ cho đến khi qua đời vào năm 1981. Cô là một người đồng tính nữ cởi mở và đã làm rất nhiều công việc để mang đến sự công nhận cho những người đồng tính luyến ái ở Đức.
Tove Jansson (1914 – 2001)
Tác giả, họa sĩ minh họa và tác giả truyện tranh Phần Lan Tove Marika Jansson (1914 – 2001) nổi tiếng với những cuốn sách tranh mang tên Moomin.
Tove Jansson đã viết và minh họa cuốn sách Moomin đầu tiên của mình, The Moomin and the Great Flood, vào năm 1945 trong Thế chiến II. Sau đó, bà nói rằng cuộc chiến đã làm bản thân mình chán nản và bà muốn viết một cái gì đó ngây thơ và chân chất hơn.
Tove được sinh ra ở Helsinki trong một gia đình nói tiếng Thụy Điển. Cha mẹ làm nghệ thuật và anh chị em của bà cũng trở thành nghệ sĩ. Tove Jansson đã học nghệ thuật ở Stockholm, Helsinki và Paris từ 1930 – 1938; bà cũng mở triển lãm cá nhân đầu tiên ở Phần Lan vào năm 1943.
Năm 1956, bà gặp Ida Helmi Tuulikki Pietilä, một họa sĩ đồ họa đã trở thành cộng sự trọn đời với Tove. Tuulikki Pietilä đã truyền cảm hứng cho bà để tạo ra nhân vật tràn đầy năng lượng Tooticky trong các cuốn sách Moomin của mình.
Tove Jansson xem trọng sự nghiệp với tư cách tác giả và họa sĩ như nhau. Vị họa sĩ này đã cầm bút vẽ cả cuộc đời mình, thay đổi phong cách từ ấn tượng cổ điển thời trẻ sang phong cách hiện đại rất trừu tượng của những năm cuối đời.
Bảo tàng Moomin ở Tampere, Phần Lan dành riêng cho cho tác phẩm Moomin của riêng bà.
Nguồn: femininemoment