Điểm qua các họa sĩ đồng tính nữ nổi bật trong lịch sử nghệ thuật tại Châu Âu (1850-1950) - Phần 3

Thuật ngữ ‘lesbian artist‘ (họa sĩ đồng tính nữ) xuất phát từ phong trào nữ quyền những năm 70.

*Bài viết được thực hiện bởi tác giả Birthe Havmoeller.



Thuật ngữ ‘Người Phụ Nữ Mới’ (The New Woman) của những năm 1920 và 1930

Phụ nữ đã tham gia lực lượng lao động trong Thế chiến I. Sau chiến tranh, họ là trung tâm của một nền văn hóa phổ biến mới, trở thành ‘Người phụ nữ hiện đại’ (The Modern Woman) như chúng ta biết vào những năm 1920; ví dụ như thuật ngữ ‘Girl‘ sẽ khiến ta nghĩ tới những cô gái với mái tóc bồng bềnh hoặc ‘Garçonne‘ với một ‘Eaton bob’, kiểu tóc ngắn nhất trong số các kiểu tóc bob, thường đi cùng chiếc nón cloche (hay còn gọi là nón chuông)


Clare ‘Tony’ Atwood (1866 – 1962)


Olympia trong Thời Chiến: Royal Army Clothing Depot bởi Clare ‘Tony’ Atwood (1918).

Clare ‘Tony’ Atwood (1866 – 1962) là một họa sĩ người Anh. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và sau đó, vào năm 1920, cô được giao nhiệm vụ vẽ tranh thời chiến. Clare sống trong một ngôi nhà ba người, cùng với nhà viết kịch Christabel Marshall hay còn gọi là Christopher Marie St John và nữ diễn viên, giám đốc nhà hát, nhà sản xuất và nhà thiết kế trang phục Edith Craig từ năm 1916 cho đến khi Edith qua đời năm 1947.


Tamara de Lempicka (1898? – 1980)

nguồn: THERESE BONNEY/AFP/Getty Images

Tamara de Lempicka (1898? – 1980) xuất thân từ một gia đình Ba Lan giàu có. Năm 1918, cô và chồng chuyển đến Paris, nơi cô bắt đầu cầm cọ. Cô đã phát triển phong cách độc đáo của riêng mình vào những năm 1920, vẽ tranh khỏa thân nữ gợi tình và chân dung của những người phụ nữ giải phóng hiện đại của giới thượng lưu ở châu Âu.

Nhà văn nghệ thuật Elizabeth Ashburn viết: “Mối tình đồng tính nữ đầu tiên của cô là với một cô gái tóc đỏ giàu có, có lẽ là Ira Perrot, người mẫu cho Tamara cũng như được cô đưa đến Ý và trả mọi chi phí.

Ở Ý, vị họa sĩ này đã phát hiện ra những bức tranh của Botticelli, Messina và tham dự các bữa tiệc cho những người đồng tính nữ. Trong một lần tụ tập, cô đã sắp xếp thức ăn một cách trang nhã trên cơ thể của một người phụ nữ khỏa thân và sau đó chậm rãi thưởng thức ‘bữa đêm’ của mình.”


“The Musician”- Tamara de Lempicka (1929).

Trong các chuyến đi đến Ý, cô đã trở thành một phần của hội nhóm bao gồm Violette Trefusis (người tình của nữ nhà văn Vita Sackville-West) và Colette. Những người phụ nữ này coi trọng hành vi lưỡng tính và có nhiều mối tình với cả hai giới. Năm 1933, Tamara de Lempicka bắt đầu có tình ý với một ca sĩ tại Boîte de Nuit, Suzy Solidar, đó là một tình bạn kéo dài vài thập kỷ.

Cuộc đại khủng hoảng (The Great Depression) có ít ảnh hưởng đến Tamara. Vào đầu những năm 1930, cô đang vẽ Vua Alfonso XIII của Tây Ban Nha và Nữ hoàng Elizabeth của Hy Lạp trong lúc thăng tiến tới thứ bậc cao hơn trong xã hội. Các bảo tàng cũng bắt đầu thu thập các tác phẩm của cô và địa vị xã hội mới của nữ họa sĩ được củng cố khi cô kết hôn với người chồng thứ hai của mình.


Berenice Abbott (1898 – 1991)

Berenice Abbott (1898 – 1991) đến Paris năm 1921 để học nghệ thuật. Nhiếp ảnh gia Man Ray đã thuê cô làm trợ lý phòng ảnh vào năm 1923. Cô yêu nhiếp ảnh và điều hành studio chân dung của riêng mình từ năm 1926 đến 1929.

Berenice nổi tiếng với những bức chân dung mà cô chụp cho giới trí thức ở Paris; khi được ngồi và chụp bởi Berenice Abbott (và Man Ray) thì bạn được ‘đánh giá là một người có tiếng tăm’ ở Paris trong những năm 1920.


Janet Flanner chụp bởi Berenice Abbott.

Bước ngoặt trong sự nghiệp của Berenice đến vào năm 1929 khi cô trở lại New York và bắt đầu một nỗ lực kéo dài 5 năm có tên Change New York, ghi lại các kiến trúc mới và sự phát triển đô thị của thành phố. Năm 1935, cô chuyển đến gác xép của Greenwich Village với nhà phê bình nghệ thuật Elizabeth McCausland, người mà cô đã sống cho đến khi Elizabeth qua đời vào năm 1965.

Berenice Abbott là một người đồng tính nữ khép kín và có một sự nghiệp nhiếp ảnh gia rất thành công ở Hoa Kỳ sau nhiều năm ở Paris.


Radclyffe Hall (1880-1943)

Radclyffe Hall (phải) cùng người tình của bà, Una Troubridge, 1927.

Những bức ảnh của tác giả người Anh Radclyffe Hall và người tình Lady Una Elena Troubridge xuất hiện rộng rãi trên báo chí có tiếng vào những năm 1920, khẳng định Radclyffe là một người đồng tính nữ và là người của công chúng.

Cuốn tiểu thuyết Radclyffe Hall mang tên The Well of Loneliness (1929) được cho là đã giúp xác định các thuật ngữ như butch* và femme*. Một tòa án ở Anh đánh giá cuốn sách là tục tĩu vì nó bảo vệ “những hành vi không tự nhiên giữa những người phụ nữ với nhau”. 

*Đây là hai thuật ngữ thường được dùng trong cộng đồng người đồng tình nữ, butch thường ám chỉ những người có hành vi, phong cách và nhận thức,… một cách nam tính trong khi femme lại ám chỉ điều tương tự nhưng nghiêng về phần nữ tính hơn.

Tuy nhiên, bất chấp các vấn đề pháp lý ban đầu, cuốn sách đã được chào đón ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. ‘The Well of Loneliness’ có được sự công nhận quốc tế đủ để được đưa vào các thư viện công cộng ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Nó có lẽ là tác phẩm duy nhất của văn học đồng tính nữ mà bất kỳ người đồng tính nữ trẻ nào vào cuối những năm 1950 cũng từng nghe tới.


Marjorie ‘Marlow’ Moss (1889 – 1958)

(c)ản: Stephen Storm, Bộ sưu tập cá nhân – (c)ảnh kĩ thuật số: Florette Dijkstra

Marjorie Jewel ‘Marlow’ Moss (1889 – 1958) là một trong những nghệ sĩ trứ danh của nước Anh đi theo Chủ nghĩa Kiến tạo (Constructivism). Chống lại mong muốn của gia đình, cô đã chọn theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, học tại St John’s Wood School of Art vào năm 1916-1917, sau đó là tại Trường Mỹ thuật Slade ở London. Cô đổi tên của mình từ Marjorie thành “Marlow” và tự tạo một vẻ ngoài nam tính vào khoảng năm 1919. Các tác phẩm của cô bao gồm tranh, tác phẩm điêu khắc và chạm nổi.

Những bức tranh của Marlow có tính trừu tượng cao với các khung lưới (grids) và hình chữ nhật đầy màu sắc (có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các tác phẩm của nghệ sĩ người Hà Lan, Piet Mondrian). Vào những năm 1930, cô sống ở Paris, nơi nữ họa sĩ học việc ở Fernand Lége. Ở đó, Marlow làm những bức tranh chạm nổi chỉ độc màu trắng bằng gỗ, dây thừng và dây chỉ mỏng. Cô đã gặp người bạn trọn đời của mình, nhà văn người Hà Lan Antoinette ‘Nettie’ Hendrika Nijhoff-Wind ở Paris.

tranh của Marlow Moss tại Phòng trưng bày nghệ thuật TATE (Anh)
nguồn: fulltable

Vào đầu Thế chiến II, Marjorie ‘Marlow’ Moss rời Pháp đến sống gần Lamorna Cove ở Cornwall (Anh), học kiến trúc tại Trường Nghệ thuật Penzance. Sau Thế chiến II, các công trình nghiên cứu kiến trúc cá nhân đã khiến cô phát triển các tác phẩm điêu khắc và chạm nổi mới.


Hannah ‘Gluck’ Gluckstein (1895 – 1978)


Medallion bởi Gluck (1937); chân dung đôi của Gluck (phải) và Nesta Obermer.

Hannah ‘Gluck’ Gluckstein (1895 – 1978), với bút danh ‘Peyter Gluck‘ sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở London. Vào những năm 1920, cô quyết định trở thành một nghệ sĩ, khăng khăng chỉ muốn được biết đến với cái tên là Gl Glio, mặc trang phục nam và sống khá cởi mở với những người phụ nữ trong suốt cuộc đời.

Gluck vẽ phong cảnh, hoa cỏ và chân dung bạn bè, gia đình và người tình. Cô có mối quan hệ với Constance Spry từ năm 1932 – 1936. Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Gluck, Medallion (1937), là một bức chân dung kép của chính cô và bạn tình của mình, Nesta Obermer.


(còn tiếp)



Nguồn: femininemoment

Cùng tác giả

#Tag

art history cộng đồng lgbt giới thiệu họa sĩ Heirstory lesbian lgbt

iDesign Must-try

Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mọi điều về Jean-Michel Basquiat, một họa sĩ từ cốt lõi
Mặc dù cuộc đời của ông ngắn ngủi một cách đáng buồn, nhưng những bức tranh thô mộc, cấp tiến của Jean-Michel Basquiat đã tạo được ảnh hưởng lâu dài…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…