Câu chuyện phía sau những căn phòng bỏ hoang tại Venezuela
Những bức ảnh hé lộ nơi ở còn nguyên vẹn của những người đã rời đi bởi tình hình chính trị quốc gia và sự mục ruỗng kinh tế.
Tác giả: Remy Tumin

Caracas, Venezuela, 2018. Chụp bởi Mariana Vincenti
Venezuela đang rơi vào thinh lặng với vẻ ngoài hiu quạnh.
“Mọi thứ dường như trống rỗng,” nhiếp ảnh gia Mariana Vincenti cho hay. “Mọi nơi bạn đi — trên đường phố, trong lớp học, bất kì nơi nào.”
Sự lặng

rời tới Tenerife, Tây Ban Nha vì sự nghiệp nghệ thuật.
Caracas, Venezuela, 2017. Chụp bởi Mariana Vincenti

tìm kiếm một nền kinh tế ổn định. Caracas, Venezuela, 2018.
Chụp bởi Mariana Vincenti
người đã rời Venezuela đến Mĩ để theo học nhiếp ảnh báo chí.
Caracas, Venezuela, 2018.Chụp bởi Mariana Vincenti
Từ tháng 9 vừa qua, Vincenti đã bắt đầu chụp các căn phòng bị bỏ hoang sau khi những đồng hương của cô rời đi tìm kiếm tương lai tốt hơn. Ước tính có khoảng 1.5 triệu người Venezuela đã bỏ đi và con số đó đang có xu hướng tăng lên. Vincenti cho rằng, chúng ta đã quá quen thuộc với cảnh hàng lượt người di cư tuyệt vọng nơi biên giới, nhưng cô thì lại muốn chĩa máy ảnh vào một hướng khác.
“Điều gì xảy ra với không gian đó, với đất nước đang ngày càng lặng im?” Cô tự hỏi.
Vincenti khởi đầu dự án với người bạn tên Valeria Pedicini, một nhà báo tại Venezuela, lúc cô trở về Caracas sau khi hoàn thành khóa nhiếp ảnh tại New York. Cô gọi Valeria để hỏi thăm lại cũng như muốn biết về những người bạn cũ.
“Cô ấy nói, ‘Mọi người đã đi rồi,’ “Vincenti hồi tưởng lại. “Bạn cảm giác mình như một người đang chiến đấu trên chính mảnh đất quê hương kể từ khi ai ai cũng rời nơi này. ‘Anh ấy/Cô ấy đi rồi’ là câu nói phổ biến nhất gần đây mà tôi được nghe từ những người từ Venezuela.”
Vincenti từng là một trong số họ. Trong lần viếng thăm bố mẹ tại Caracas, Vincenti nhận ra căn phòng thơ ấu của cô hầu như nguyên vẹn: tờ giấy ghi những thứ cần làm trên tấm gương, vé xem hòa nhạc, điếu thuốc từ những ngày còn nông nổi, và nhiều hơn thế.
“Căn phòng của tôi là một điển hình, tôi tự tạo ra nó, nhưng những thứ làm nên không gian kia không phải là điều bạn muốn mang theo khi đến một đất nước khác.” Cô nói. “Bạn chỉ có gần 11 kg hành lí. Thứ gì bạn sẽ quyết định đem đi cùng mình? Đâu là những thứ bạn sẽ cần?”.
“Tới bố tôi và cậu Roberto, hãy nâng li và nhớ đến con vì con sẽ nhớ đến mọi người!!
Con yêu hai người.” Caracas, Venezuela, 2017. Mariana Vincenti
giúp cô có được vé bay và tìm kiếm công việc. Caracas, Venezuela, 2017. Mariana Vincenti
Ông bà của những đứa trẻ vẫn sống tại căn nhà này và không có ý định rời đi.
Caracas, Venezuela, 2017. Mariana Vincenti
Tại Venezuela, hầu hết thanh niên sống với bố mẹ cho tới khi họ kết hôn nên những căn phòng tác giả bắt gặp đều đong đầy kí ức.
“Căn phòng của bạn chứa đựng những gì bạn có, và những thứ bạn không đem theo khi rời đi.” Vincenti nói. “Tôi vẫn ở đây. Nó như lời nhắc nhở rằng cũng như tôi, có hàng triệu căn phòng khắp Venezuela mà người ta bỏ lại. Nhiều gia đình vẫn sống trong những ngôi nhà đó và phải thấy những không gian trống kia mỗi ngày.”
Cùng với Pedicini, cô bắt tay vào tìm kiếm các loại phòng khác nhau cùng những câu chuyện ở Caracas; Vincenti sẽ chụp ảnh trong khi Pedicini phỏng vấn các gia đình.
“Chúng tôi biết được họ đã vượt qua mất mát thế nào và cách họ đã lèo lái qua khỏi những khó khăn,” Vincenti cho hay. Một người mẹ mà họ gặp tên Elisa Martinez, có con trai là Jorge Badra rời Venezuela để đến Madrid (Tây Ban Nha). Cô là dân nhập cư từ Cuba, rời đi bởi chế độ độc tài nơi đó. Elisa cùng chồng tạo dựng nên một căn nhà khang trang và rộng rãi cho những người con trai của mình, theo lời kể của Vincenti, với mong muốn ngôi nhà sẽ là tổ ấm cho thế hệ sau trong gia đình.
“Và rồi thì cô ấy là người đã khuyến khích người con trai cả rời đi,” Vincenti nói. Với vai trò là luật sư, người anh đó sẽ có nhiều cơ hội hơn ở những nơi khác. “Nội tâm người mẹ kia đã giằng xé vì chuyện này.”
người đã tới Tenerife, Tây Ban Nha để thoát tội tại Venezuela.
Caracas, Venezuela, 2018. Mariana Vincenti
Caracas, Venezuela, 2018. Mariana Vincenti
Tây Ban Nha cùng với bạn trai của cô.
Caracas, Venezuela, 2018. Mariana Vincenti
Trong cách bố trí những bức ảnh, Vincenti mong muốn tạo ra bức chân dung của một cá thể thông qua không gian của người đó.
“Tôi cố gắng tìm kiếm bản chất định nghĩa cá nhân đã di cư, biết được câu chuyện của họ cũng như lí do họ tồn tại thông qua những vật dụng họ để lại,” cô nói.
Thi thoảng, Vincenti sẽ thăm lại lần nữa căn phòng của đối tượng để tiếp tục dõi theo gia đình họ, để rồi nhận ra cả gia đình sau đó đều rời đi.
“Họ khóa cửa và để lại chìa cho hàng xóm,” Vincenti cho biết.
Vòng cuối của cuộc bầu cử cũng chẳng có ích gì cho tình hình. Tổng thống Nicolás Maduro tái đắc cử ở nhiệm kì hai vào phòng tháng Năm, khiến nhiều người dân thất vọng, bất lực và mất phương hướng, theo lời kể của Vincenti.
“Cuộc bầu cử này thể hiện một viễn cảnh mà không cần biết điều gì đã xảy đến,” cô nói, “mọi chuyện cũng sẽ không bắt đầu khá hơn được.”
Phòng của Diana Valentina Pérez, 20 tuổi, tới Buenos Aires (Argentina)
sau những làn sóng biểu tình bạo lực vào 2017.
Caracas, Venezuela, 2018. Mariana Vincenti
Caracas, Venezuela, 2018. Mariana Vincenti
Họ đến Mĩ để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cả hai người trước đó sống tại New York và quyết định về Venezuela,
họ sống tại đây cho đến khi các vấn đề kinh tế, tội phạm
và thiếu hụt thức ăn không thể chịu được nữa.
Caracas, Venezuela, 2018. Mariana Vincenti
Venezuela, 2018. Mariana Vincenti
Nguồn: The New York Times