“Castle in the Sky” và sự giằng xé nội tâm của Hayao Miyazaki

Không có từ nào để mô tả sự tuyệt vời trong những bộ phim của “cha đẻ Ghibli” Hayao Miyazaki.

Tôi đã xem nhiều bộ phim của ông ấy, từ “Future Boy Conan” (phim truyền hình), “Laputa”, “Nausicaa”, “Princess Mononoke”, “Sprited Away”, “Kiki’s Delivery Service” (được chuyển thể từ tiểu thuyết), “Howl’s Moving Castle” và “The Wind Rises”, đó là những bộ phim dễ dàng chiếm cảm tình của người xem mà không ai có thể thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, ông cũng nổi tiếng với nhận xét rằng:

“Otaku có hại cho ngành công nghiệp phim hoạt hình”.

Chà, ngay cả Osamu Tezuka cũng không thể thoát khỏi việc bị chỉ trích cơ mà. Và thật đáng tiếc khi chúng ta không thể tiếp tục xem những bộ phim đẹp đẽ của Hayao Miyazaki khi ông quyết định nghỉ hưu.

Tôi luôn do dự khi cố gắng phân tích phim của Miyazaki, mặc dù tôi hoàn toàn muốn làm điều đó! Bởi thật khó để phân tích một tuyệt phẩm đã rất hoàn hảo, khó mà phân tích được nó mà không trở thành một nhà văn phi lý. Sản phẩm càng mang tính triết học bao nhiêu thì bạn càng cần đủ sự chín chắn trong quan điểm triết học đó để phân tích được nó. Tôi hy vọng bài viết này sẽ không kết thúc như một phân tích vô nghĩa.

Laputa – Một lâu đài bay trên không trung.

“Laputa” và “The Wind Rises” là những bộ phim yêu thích nhất của tôi! Đặc biệt là “Laputa”, vì nó gắn liền với tuổi thơ của tôi. Tôi đã xem đi xem lại rất nhiều đến mức không nhớ là bao nhiêu lần. Hơn nữa, mặc dù với “tuổi đời” tận hơn 30 năm nhưng Laputa vẫn còn sức hút và rất nổi tiếng ở Nhật Bản cũng như Châu Á, dù ở phương Tây thì không hẳn.

Laputa được tạo ra khi các tác phẩm của Hayao Miyazaki chưa xuất hiện khuynh hướng phản văn minh (chống lại sự khai hóa) và chán ghét nhân loại, vì vậy dù là một chủ đề đen tối, Laputa vẫn tươi sáng và tràn đầy niềm vui. Đây cũng có thể là lý do khiến bộ phim không mấy phổ biến rộng rãi ở phương Tây, so với “đàn em” là “Princess Mononoke” và “Sprited Away” có phần u tối và gai góc hơn.

Ngọn lửa Laputa – Đám mây hình nấm.

Bối cảnh phản văn minh (chống lại sự khai hóa) ở Laputa

Hayao Miyazaki là một người chịu mâu thuẫn bên trong tâm hồn. Ông rất hoài nghi, nhưng cực kỳ yêu trẻ em thế nên không muốn làm hỏng thời thơ ấu của chúng bằng thế giới hoài nghi của riêng ông. Hayao cho rằng, dù thực tế có tệ đến đâu thì cũng không muốn bọn trẻ trốn chạy thực tại.

“Tôi sẽ không làm phim để nói với trẻ em rằng: “Cháu nên tuyệt vọng và chạy đi xa đi”.

Ông ghét sự khai hóa nhưng cũng thích hình ảnh khinh khí cầu, đó là biểu tượng của sự khám phá và khai hóa, biểu tượng của một giấc mơ nhân loại. Chà, nếu không có sự mâu thuẫn nội tâm đó, phim của ông sẽ thiếu đi gam màu sặc sỡ và sống động như thật. Bởi vì sau cùng, mâu thuẫn chính là linh hồn của cuộc sống. Những bộ phim của ông rất tuyệt, bởi vì chúng không được kể bằng logic nhị phân, tốt so với xấu, đen so với trắng. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng ngay cả một câu chuyện vui vẻ như “Laputa” cũng mang nhiều tư tưởng hoài nghi.

Lý do rất đơn giản, gần đây, tôi xem lại nhiều lần phiên bản “Laputa” tiếng Anh của Disney. Nó có đầy đủ âm nhạc trong khi bản tiếng Nhật lại rất im lặng, vì vậy tôi thích phiên bản của Disney hơn. Tuy nhiên, tôi không biết là bản của Disney đã thay đổi một số thoại so với kịch bản gốc, và một trong những lời thoại đó là thông điệp rất quan trọng của Hayao Miyazaki:

“Ông không thể tồn tại mà không dựa vào đất mẹ”.

Bây giờ khi xem lại phiên bản gốc, mọi thứ trở nên ý nghĩa hơn. Laputa là một nền văn minh cổ đại rất tiên tiến. Các nhà khoa học ở đây có thể tạo ra thiên nhiên nhân tạo trên lâu đài bay. Nhưng dù sao đi nữa Laputa vẫn sẽ biến mất, bởi vì bạn không thể tồn tại mà không dựa vào đất mẹ. Giấc mơ không tưởng của Laputa là không thể.

Một điều tầm thường khác mà tôi vừa mới chú ý là bảng chữ cái Laputan. Không phải ngẫu nhiên mà bảng chữ cái của Laputa tương tự như bảng chữ cái cổ Cuneiform của Nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại (Ancient Mesopotamia)! Chưa kể đến toàn bộ khu vườn trên lâu đài, nó rõ ràng ám chỉ đến Vườn treo Babylon!

Dành cho những độc giả không biết về lịch sử cổ đại, Mesopotamia (nay là Iraq hiện đại) là quê hương của nền văn minh cổ đại sớm nhất và vĩ đại nhất (mà chúng ta biết) trên trái đất. Khoảng năm 3000 TCN, thành phố Uruk (quê hương của Gilgamesh huyền thoại) kiêu hãnh với dân số 50.000 người! Vào thời điểm đó, hầu hết nhân loại là những kẻ man rợ! Nhưng số phận của Uruk và nền văn minh Mesopotamian cổ đại là gì? Họ và tất cả giai thoại về họ đã bị chìm sâu vào lãng quên bởi nhân loại. Chúng chỉ mới được tái khám phá gần đây bởi các nhà khảo cổ thế kỷ 19.

Trong cuốn “Republic” (Cộng hòa) của Plato cũng kể những câu chuyện dân gian về nền văn minh huyền thoại Atlantis:

Orser nói rằng: “Plato đã kể câu chuyện về Atlantis vào khoảng năm 360 TCN. Ông nói những người sáng lập Atlantis một nửa là thần và một nửa là con người. Họ tạo ra một nền văn minh không tưởng và trở thành một cường quốc hải quân tuyệt vời. Nhà của họ được tạo thành từ những hòn đảo đồng tâm được ngăn cách bởi những con hào rộng và được nối với nhau bởi một con kênh xuyên qua trung tâm. Những hòn đảo xanh tươi chứa vàng, bạc, và các kim loại quý khác và nuôi dưỡng rất nhiều động vật hoang dã quý hiếm. Có một thành phố lớn trên đảo trung tâm.

Truyền thuyết về Atlantis là một câu chuyện về những người có phẩm hạnh, thần thánh trong một nền văn minh cao cấp, không tưởng. Nhưng họ trở nên tham lam, nhỏ mọn, và “mất hết đạo đức”, và các vị thần “trở nên tức giận vì người dân đã lạc đường và trở nên vô đạo đức”.


 Và như một sự trừng phạt, ông cho rằng các vị thần đã gửi “một đêm hỏa hoạn và động đất khủng khiếp” khiến Atlantis chìm xuống biển.


Nguồn: National Geographic

Vì vậy bài học của câu chuyện là, nền văn minh làm cho mọi người trở thành một sinh vật tham lam, nhỏ mọn, “mất hết đạo đức” và sự sụp đổ của nền văn minh là không thể tránh khỏi.

Sự sụp đổ của Laputa.

Xung đột nội tâm của Hayao Miyazaki

Nhưng nếu sự khai hóa thực sự ghê tởm như vậy, thì tại sao Laputa lại được miêu tả xanh tươi và ngập tràn màu sắc vui vẻ? Tại sao không làm phim hoạt hình mà mọi nhân vật đều phải chịu đựng và hy sinh vì lợi ích của nền văn minh, giống như Puella Magi Madoka Magica? Không, Hayao Miyazaki không phải là Gen Urobuchi, từ một nơi nào đó trong trái tim của ông, ông vẫn tin vào sự tốt lành của sự khai hóa, văn minh và giấc mơ của nhân loại. Ông không thể chọn một bên nào cả. Laputa không sụp đổ hoàn toàn, phần còn lại của nó vẫn còn đẹp đẽ mãi về sau.

Thực sự là trong các tác phẩm sau này của ông, như “Sprited Away” và “Princess Mononoke”, quan điểm của ông về sự khai hóa nhuốm màu tăm tối và gay gắt hơn, nhưng ông có từ chối nền văn minh hoàn toàn hay chăng? Không, ông không thể. Những mâu thuẫn trong ông không hoàn toàn biến mất mà chỉ trở nên dằn xé hơn. Nó chỉ kết thúc với “The Wind Rises”, và tôi phải nói rằng đó là một kết thúc thật đẹp.

“Cậu chọn cái nào? Một thế giới có kim tự tháp hay không?”

Trong “The Wind Rises”, các khía cạnh u tối và gai góc đã biến mất, Miyazaki đã thành thật với chính mình. “The Wind Rises” đã trở thành một giai điệu nhẹ nhàng thư giãn, mặc kệ tất cả các cơn gió hoành hành của chiến tranh. Những người chỉ trích “The Wind Rises” vì chiến tranh đã không thực sự hiểu Hayao Miyazaki. Đó không phải là vấn đề chiến tranh hay hòa bình. Đó không phải là vấn đề việc họ sử dụng máy bay chiến đấu của Zero vì mục đích gì. Văn minh hay phản văn minh, đó là một câu hỏi. Và trong bộ phim cuối cùng của mình, Hayao Miyazaki đã đưa ra câu trả lời cuối cùng:

“Tôi vẫn sẽ chọn một thế giới với kim tự tháp.”

Có nghĩa là: Gió thì vẫn cứ nổi, chúng ta vẫn phải cố gắng sống.

Nhưng lựa chọn của ông không thỏa mãn được tôi, bởi nó có nghĩa là ông đã chấp nhận sự tàn ác của nền văn minh nhân loại như một thứ không thể thay đổi được. Tại sao không chiến đấu với cơn gió kia?

Tác giả: Insignificant Thought
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: insignificantthought

Đọc toàn bộ series “Tua Phim” tại đây

Cùng tác giả

#Tag

cảm phim castle in the sky ghibli studio Hayao Miyazaki laputa phân tích phim tua phim

iDesign Must-try

Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
“Thiếu Niên Và Chim Diệc” là kết quả 7 năm lao động miệt mài, tỉ mẩn của 60 họa sĩ hoạt hình, với tốc độ hoàn thành trung bình chỉ…
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Thế giới Ghibli ma mị của Julia Tveritina
Lấy cảm hứng từ những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Studio Ghibli như Cô bé người cá Ponyo, Hàng xóm của tôi là Totoro, Lâu đài bay của…
Hayao Miyazaki không nghỉ hưu nữa và đang lên ý tưởng cho phim mới 
Hayao Miyazaki không nghỉ hưu nữa và đang lên ý tưởng cho phim mới 
Tháng 7 vừa qua, nhiều fan trung thành của hãng phim hoạt hình Nhật Bản Studio Ghibli đã tỏ ra tiếc nuối khi nghe tin “How Do You Live?” (tên…
Quyển sách nấu ăn lấy cảm hứng từ Studio Ghibli 
Quyển sách nấu ăn lấy cảm hứng từ Studio Ghibli 
“Studio Ghibli Cookbook: Unofficial Recipes Inspired by Spirited Away, Ponyo, and More!” bao gồm 20 công thức nấu ăn được lấy cảm hứng từ các bộ phim nổi tiếng của…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 06/2023
Hayao Miyazaki tung poster bộ phim hoạt hình cuối cùng mà ông thực hiện “How Do You Live?” như một lời tạm biệt, Intel thiết kế kiểu chữ miễn phí nhằm…
Bản chuyển thể sân khấu cho ‘Spirited Away’ của Studio Ghibli sắp ra mắt tại Mỹ
Bản chuyển thể sân khấu cho ‘Spirited Away’ của Studio Ghibli sắp ra mắt tại Mỹ
Bạn đã bao giờ ước mình có thể tận mắt nhìn thấy nhà tắm thần bí trong “Spirited Away” (Vùng Đất Linh Hồn) của Hayao Miyazaki chưa? Nếu đang sống…