Cách đọc tranh thời Phục Hưng
Những họa sĩ thời Phục hưng đã kết hợp kĩ thuật vẽ cải tiến cùng với ngôn ngữ thị giác đầy tính biểu tượng. Tuy nhiên tất cả những điều ấy mang ý nghĩa gì? Lucy Chiswell đã nghiên cứu những tác phẩm ví dụ trích từ buổi triển lãm In the Age of Giorgione để có cái nhìn chi tiết hơn về loại hình nghệ thuật này.
Xác định người bảo trợ
Việc xác định người ủy thác bức tranh thời Phục hưng – người bảo trợ hay người tặng – thường sẽ cho chúng ta biết ý nghĩa của nó, đặc biệt là nếu họ đóng vai cameo trong tác phẩm.
Bức tranh này có lẽ là do Titian (c.1488 – 1576) vẽ khi ông còn ở tuổi 20. Nó được Jacopo Pesaro, giám mục của thành phố Paphos ở đảo Cyprus yêu cầu làm và sau đó tác phẩm trở thành một phần của nước Cộng hòa Venezia. Pesaro không chỉ là một biểu tượng tôn giáo. Ông được Giáo hoàng Alexander VI của dòng tộc Borgia phong làm người dẫn đầu đội quân chống lại các dân tộc Turk.
Dù bị chiến tranh đe dọa, một lớp người bảo trợ ưu tú vẫn tiếp tục yêu cầu những tác phẩm từ nhiều nghệ sĩ quan trọng hoạt động tại Venice và Titian được Jacopo triệu hồi nhiều lần, ông cũng là người yêu cầu thực hiện bức họa Pesaro Altarpiece đặt trong nhà thờ Santa Maria Gloriosa dei Frari khoảng một thập kỉ sau đó.
Tìm kiếm các chi tiết nền
Các chi tiết trong bức tranh thời Phục hưng hiếm khi mang tính tình cờ. Như hình ảnh chiếc thuyền ở phần nền cho chúng ta nhiều manh mối quý giá để hiểu thêm về ý nghĩa của nó cũng như vị trí đặt bức tranh về mặt địa lý.
Bức tranh này kỉ niệm cảnh Pesaro dẫn đầu đội quân người Venezia mang lại chiến thắng trong công cuộc chống lại các dân tộc Turk ở trận Santa Maura. Người đàn ông trẻ ở chính giữa là Pesaro, người hiến tặng, được củng cố từ bên phải bởi Giáo hoàng Alexander và Thánh Peter từ bên trái.
Những chiếc tàu mà chúng ta thấy ở phần nền chính là loại tàu được sử dụng trong những trận thủy chiến suốt thời chiến tranh giữa đế quốc Ottoman và đế chế Venezia bao gồm trận chiến Lepanto năm 1571.
Chú ý phần ảo ảnh (illusion) của không gian
Những nghệ sĩ thời Phục hưng đã vận dụng phương pháp vẽ phối cảnh để đánh lừa mắt người tin rằng vùng hình ảnh là có thật.
Sự hài hòa về mặt bố cục là yếu tố chủ đạo trong tranh vẽ thời Phục hưng. Dưới đây, Titian sử dụng những tảng đá lát đường để tạo phối cảnh tuyến tính, làm nên chiều sâu không gian ảo. Các đường thẳng song song chạy lùi về phía xa và hội tụ tại nơi gọi là “điểm biến mất” (vanishing point)
Một Giovanni Bellini (c. 1430 – 1516) lớn tuổi hơn nhiều so với Titian, trong một khóa học mà Titian đã có thể tham gia huấn luyện, sử dụng kĩ thuật này trong tác phẩm Đức Mẹ đồng trinh và đứa trẻ với Thánh Peter, Thánh Mark và người hiến tặng (‘Cornbury Park Altarpiece’).
Trong hai tác phẩm ấy, một cảnh đặt ở khoảng cách xa sẽ tăng chiều sâu của bức tranh. Lúc Titian vẽ tác phẩm Pesaro, yếu tố ngoại cảnh đóng một vai trò quan trọng cho những nghệ sĩ ở Venice, bổ sung không khí và chất thơ cho bức tranh.
Quay lại với Titian, các tòa nhà bên phải – có lẽ là ở Venezia – đã minh chứng rằng Titian xử lý bức vẽ bằng cách lơi dần với những vật ở xa.
Tìm kiếm những hình học ẩn
Những đường thẳng trong bức tranh sẽ ngầm định hướng sự chú ý của người xem.
Titian đã hướng trọng tâm của bức tranh sang một nhân vật quan trọng nhất: Thánh Peter. Những đường thẳng song song được định hình bởi phần sau của hai nhân vật bên phải, kết hợp ngọn cờ Pesaro đang cầm và tư thế nghiêng về trước và cái đầu của ông, khiến chúng ta chú ý đến vị Thánh.
Dù vậy, tính ổn định vẫn được duy trì bằng gương mặt được điều chỉnh của hai nhân vật, tạo nên sự tương ứng của tam giác cân. Đồng thời Titian cũng sử dụng bố cục của phân cảnh này để cho thấy sự phân tầng của các nhân vật: Thánh Peter được đặt ở vị trí cao nhất trên thiên đàng trong khi Giáo hoàng Alexander VI đóng vai trò là nhân tố ẩn dụ trung gian về mặt vật lý, khoảng cách giữa vị Thánh và người hiến tặng Pesaro khiến cho vị trí người hiến tặng nằm sát ở mặt đất. Sự biến đổi về góc chính diện của Thánh Peter, dáng đứng góc cạnh của Giáo hoàng và Jacopo Pesaro trong bức tranh đã bổ sung thêm giai điệu cho bức ảnh.
Xác định những yếu tố hình tượng
Dù có vẻ như là những yếu tố tùy ý, các biểu tượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kể chuyện.
Các vị Thánh thường được xác định bởi những đặc tính của họ trong tranh Phục hưng. Đây là những biểu tượng về lý tưởng hoặc nỗi thống khổ của họ, như trong bức Vị thánh Agatha của họa sĩ Giovanni Cariani, cô gái trẻ đang giữ phần ngực bị tách rời trên chiếc đĩa.
Tuy nhiên, thánh Peter thường xuất hiện dưới vai trò của người gác cổng thiên đường, thể hiện qua những chiếc chìa khóa mà Chúa đã giao cho. Những chiếc chìa khóa nằm chênh vênh ở rìa của cái bệ cổ. Titian đã vẽ một chiếc chìa khóa bằng vàng và một cái bằng bạc, tương ứng với màu sắc và thiết kế của biểu tượng giáo hoàng trên cờ hiệu mà Pesaro đang cầm.
Việc nghiên cứu các bản nguyên mẫu cổ điển là trọng tâm trong các lớp đào tạo nghệ thuật suốt thời Phục hưng và dấu ấn của người Hy Lạp và La Mã cổ đại thường xuyên được thể hiện trong các bức tranh. Phần gờ tường cổ mà Titian đã vẽ là sự mô phỏng phương pháp điêu khắc cổ điển trong tác phẩm Sacred and Profane Love lừng danh của ông đặt tại bảo tàng nghệ thuật Galleria Borghese, La Mã vài năm sau đó.
Biểu tượng của các gờ tường có thể là sự bổ sung cho các chủ đề của bức tranh: hình ảnh thần Cupid ở chính giữa quay lưng lại với một nhóm người đại diện cho thú vui trần tục cần buông bỏ để có thể thành công.
Quan sát kĩ phần trang phục
Việc khắc họa hình dáng và chất liệu quần áo trong hội họa là một trong những nội dung mà các họa sĩ thời Phục hưng cho thấy sự lão luyện của mình.
Titian nổi tiếng với kĩ năng xử lý chất liệu tuyệt vời. Các tác phẩm về sau của ông đã minh họa điều này, ví dụ như tác phẩm Vendramin Family tại phòng trưng bày quốc gia Luân Đôn.
Tuy nhiên các bức tranh trước đó của Titian, ví dụ như bức này, đã cho thấy cách ông thử nghiệm nhiều chất liệu đa dạng.
Thật thú vị khi so sánh phần áo lót của Pesaro với dáng người đen nhẵn nhụi cùng nhiều sắc thái màu khác nhau. Tương tự, chất vải đỏ đậm của thánh Peter tạo sự tương phản cho chiếc khăn trải bàn màu nâu xám trong khi phần họa tiết tinh vi màu vàng trên áo choàng của Giáo hoàng là bằng chứng rằng Titian đã chú ý đến từng chi tiết. Nguồn sáng mạnh từ bên trái của bức tranh làm nổi bật phần chất liệu, khối và màu trang phục trên người ba nhân vật này.
Người viết tiểu sử thế kỉ thứ 16 Giorgio Vasari đã hợp tác cùng với họa sĩ Titian trong việc ca ngợi những màu sắc ấy thông qua việc chỉnh sửa bức tranh cùng với trường Florence trung Ý và La Mã.
Tác giả: Lucy Chiswell
Người dịch: Đáo
Nguồn: Royal Academy