loading

Bộ trò chơi ghép đồ vật khuyến khích trẻ em sáng tạo của Alessandra Romario

Alessandra Fumagalli Romario giải thích làm thế nào dự án Imaginary Language của cô có thể mang đến cho các diễn viên và trẻ em công cụ để giúp họ suy nghĩ sáng tạo hơn.

Imaginary Language là một bộ những đồ vật dạng hình học cơ bản có thể kết hợp với nhau để tạo ra nhiều hình dạng mới. Người dùng có thể mặc định công dụng và ý nghĩa cho các tác phẩm của mình và chơi với chúng.

Romario phát triển Imaginary Language trong dự án tốt nghiệp của cô để hoàn thành bằng Thiết kế Sản phẩm của mình tại trường Royal College of Art tại London.

Theo lời Romario, bộ đồ chơi được thiết kế để khuyến khích lối suy nghĩ sáng tạo ở người dùng.

“Đây là công cụ để hỗ trợ sức sáng tạo,” cô nói trong buổi phỏng vấn. “Nghiên cứu của tôi dựa trên một giả thuyết tâm lý học của Irving Biederman,” Romario giải thích. “Theo ông, não bộ của chúng ta có thể tiếp nhận đồ vật bằng cách chia chúng ra thành các geon, nghĩa là những đồ vật hình học cơ bản”.

Bộ đồ chơi được thiết kế để khuyến khích lối chơi sáng tạo ở trẻ nhỏ.

“Hệ thống này cho phép người dùng ghép những vật dụng lại và tạo thành hình dạng mới”, cô nói tiếp.

Bộ đồ chơi được thiết kế để khuyến khích lối chơi sáng tạo ở trẻ nhỏ.

“Đối với tôi, sự sáng tạo là một giá trị quan trọng cần phát triển. Thật vui khi thấy trẻ em chơi trò này, cách chúng ghép những mảnh đồ vật khác nhau và mặc định công năng khác nhau cho những thứ giống nhau”.

Các đồ vật còn có thể sử dụng như công cụ để giúp diễn viên diễn tập.

“Tôi có background về diễn xuất, vì vậy tôi quyết định thử những đồ vật này với các diễn viên, chúng tôi phát triển một loạt các bài tập thử nghiệm”, cô nói.

Romario còn phát triển một bộ sưu tập những đồ nội thất dạng mô-đun dựa trên các hình dáng và nguyên tắc của Imaginary Language.

“Tôi lấy cảm hứng từ các hình dáng trừu tượng của Imaginary Language để tạo ra bộ sưu tập nội thất mang tên Creo,” cô nói. “Creo được làm từ dạng hình học nhờ vào các khớp nối, vì vậy người dùng có thể ghép chúng thành nhiều hình dạng tuỳ vào mục đích sử dụng”.

Romario nói rằng cô thấy cơ hội trong ngành thiết kế sản phẩm và giáo dục có thể bổ trợ lẫn nhau.

“Tôi xem bản thân là một nhà thiết kế sản phẩm, nhưng tôi nghĩ rằng giáo dục rất quan trọng và tôi sẽ tiếp tục thiết kế cho trẻ em và sử dụng thiết kế của mình như một công cụ hỗ trợ cho ngành giáo dục”, cô nói.

Nguồn: Dezeen

Cùng tác giả

#Tag

giáo dục london product design sáng tạo trẻ em trò chơi

iDesign Must-try

Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…
Ngôi nhà sang chảnh của những chú cá.
Ngôi nhà sang chảnh của những chú cá.
Một thế giới mới, sáng tạo và sang chảnh hơn cho những chú cá cưng.
Làm thế nào để theo kịp công nghệ và không bị bỏ lại phía sau
Làm thế nào để theo kịp công nghệ và không bị bỏ lại phía sau
Khi các công nghệ và công cụ mới xuất hiện hàng ngày, chúng ta hãy xem cách các nhà lãnh đạo ngành đối phó với những thứ không quen thuộc,…
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
12 bài viết được yêu thích nhất tại iDesign năm 2022
Trước khi kết thúc năm 2022 và bước sang năm 2023 đầy hứa hẹn, hãy cùng chúng mình điểm lại 12 bài viết được các độc giả yêu thích nhất…
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Thuật ngữ Flexible Visual System (FVS), văn hóa bản địa ở Đức, một phần về phương pháp tìm hiểu (research) sẽ được gợi mở trong bài viết này… Là người…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…