Bạn có biết Heineken từng có chai hình vuông để làm gạch xây tại các quốc gia kém phát triển?

Năm 1963, Alfred Heineken đã sáng tạo ra một chai bia có thể được sử dụng làm gạch xây nhà ở các quốc gia nghèo khó.

Có nhiều ví dụ về các cấu trúc được xây dựng từ những nguyên liệu được tái chế – thậm chí các ngôi đền Phật giáo đã từng được xây dựng từ loại vật liệu này. Ở thung lũng Sima, California, một ngôi làng được mệnh danh là Làng Chai của Grandma Prisbey được xây dựng từ chai lọ tái sử dụng. Đây không phải là một khái niệm mới. Năm 1960, các chuyên viên tại nhà máy bia Heineken đã lên kế hoạch sản xuất một “viên gạch chứa bia”, chai bia hình chữ nhật có thể được sử dụng để xây nhà.

Gerard Adriaan Heineken đã mua lại nhà máy bia “Haystack” vào năm 1864 ở Amsterdam, đánh dấu bước khởi đầu chính thức cho thương hiệu cùng tên mà giờ đây là một trong những nhà sản xuất bia quốc tế thành công nhất. Kể từ khi lô bia đầu tiên được vận chuyển đến Liên bang trong bối cảnh Đạo luật cấm vận năm 1933, thương hiệu đã bán chạy nhất ở đó.

Cháu trai của nhà sáng lập, Alfred Heineken, bắt đầu sự nghiệp cùng với công ty vào năm 1942 và sau đó được chọn là chủ tịch của Ban điều hành tại Heineken International. Alfred, hay thường gọi là “Freddy”, là người giám sát quá trình thực hiện nhãn chai ngôi sao đỏ kinh điển được công bố năm 1964. Ông có con mắt tinh tường trong lĩnh vực tiếp thị và thiết kế. “Nếu không là nhà sản xuất bia thì chắc tôi sẽ trở thành nhân viên quảng cáo,” ông từng chia sẻ. Khi sản phẩm bia của Freddy được ra mắt trên thị trường quốc tế, ông luôn để tâm việc biến các nhà máy mà công ty thành một chiến lược toàn cầu hóa.

Hình ảnh “những viên gạch” WOBO từ Heineken Experience, Armsterdam.

Năm 1960, Freddy đã thực hiện một chuyến đi đến đảo Curacao ở biển Caribbean và phát hiện ra rằng cứ 15 feet bước đi trên bãi biển thì ông lại dẫm phải một chai bia Heineken. Ông chợt nhận ra hai điều: Đầu tiên là lượng rác thải lớn mà sản phẩm của ông tạo ra do địa phương thiếu cơ sở hạ tầng thu gom chai lọ tái dùng để tái sử dụng. (Vào thời ấy, các chai lọ được trả lại để đổ đầy bia lại, kéo dài khoảng 30 lượt vận chuyển đi và về nhà máy). Thứ hai là tình trạng thiếu vật liệu xây dựng phù hợp với đối tượng đang sinh sống trong các cộng đồng nghèo khó mà ông đã từng viếng thăm. Từ đó ông nảy ra một ý tưởng có thể giúp giải quyết cả hai vấn đề này: Một viên gạch chứa bia.

Cấu trúc chai hình chữ nhật, Heineken World Bottle hay WOBO, được thiết kế với sự trợ giúp của kiến trúc sư John Habraken, có thể vừa là chai đựng bia vừa là viên gạch khi sử dụng xong. Phần cạnh dài của chai là bề mặt có rãnh đan xen nhau để có thể dễ dàng kết nối với vữa hoặc xi măng. Một ngôi nhà diện tích 10×10 bước chân sẽ cần khoảng 1000 chai (và phải uống hết ngần ấy bia nữa). Yu Ren Guang giải thích trong Packaging Prototypes 3: Tư duy xanh:

“Khi trở về Hà Lan, Alfred bắt đầu hình thành ý tưởng về thiết kế chai đầu tiên có thể được sử dụng làm vật liệu xây dựng, từ đó thay đổi chức năng bap bì ở tương lai. Theo triết lý này, Alfred Heineken coi sản phẩm bia là một công cụ hữu ích khi được vận chuyển sang nước khác. Mọi thứ dần liên quan đến việc tái thiết kế một viên gạch thay vì cái chai.”

Nhiều nhà thiết kế đã chấp nhận sản phẩm WOBO của Alfred là một trong những thiết kế tiêu dùng đầu tiên có quan tâm đến môi trường. Ví dụ, Martin Pawley đã viết trong Garbage Housing rằng thiết kế chai ấy là “dụng cụ chứa được sản xuất đại trà đầu tiên với thiết kế xuất phát từ công dụng phụ là vật liệu xây dựng.”

Một bức tường làm từ những cái chai WOBO.

Có nhiều biến thể xuất hiện từ bản nguyên mẫu và tất cả đều bị từ chối do nhiều yếu tố trong đó có việc nó không thật sự hiệu quả. Ví dụ, một chai bia có thể tái sử dụng cần phần cổ chai để rót bia ra và phần đáy lõm vào để gắn kết 2 chai bia với nhau khi hết bia.

Đây quả thật là một vấn đề đối với quá trình sắp xếp gạch. Thiết kế cuối cùng có hai kích thước – 350 và 500 millimet – kích thước nhỏ hơn đóng vai trò làm yếu tố cân bằng hàng gạch trong quá trình xây dựng. Năm 1963, công ty đã sản xuất 50.000 sản phẩm chai WOBO phục vụ cho mục đích thương mại.

Có hai thiết kế đã bị công ty Heineken từ chối. Ví dụ, bản mẫu đầu tiên bị đội tiếp thị của Heineken coi là quá “nữ tính” vì thiếu đi các tính chất thể hiện của phái mạnh.

Một trong những bản mẫu bằng gỗ được chụp lại trong cuốn Design for Society của Nigel Whiteley

Đối với mô hình thứ hai, Habraken và Heineken phải tăng cường độ dày của kính bởi nó sẽ được đặt theo chiều ngang – một quyết định quá tốn kém. Thiết kế hình trụ trước đây hiệu quả hơn về mặt chi phí cũng như giúp sản xuất nhanh hơn so với thiết kế hình viên gạch mới này. Và điều đi có tác động mạnh nhất trong việc đi ngược lại với thiết kế của Habraken là khách hàng chỉ thích thiết kế chai hình trụ dễ cầm nắm thôi.

Dù thiết kế chai với vai trò gạch xây dựng chưa từng xuất hiện trên thị trường, vào năm 1965 bản mẫu một ngôi nhà kính được xây dựng gần villa của Alfred Heineken tại Noordwijk, bên ngoài Amsterdam. Thậm chí những tấm ván bằng nhựa của sản phẩm cũng được tái sử dụng làm tấm lợp mái. Hai tòa nhà vẫn trụ vững tại bảo tàng từng là nơi sản xuất bia của công ty, The Heineken Experience.

Nhãn hiệu của Heineken vào khoảng năm 1931. Nguồn ảnh Heineken International.

Năm 2008, một công ty thiết kế Pháp Petit Romain đã lên một kế hoạch tận dụng thiết kế chai WOBO của Alfred Romain, The Heineken Cube. Đây là một thiết kế tương tự với khái niệm ban đầu và chúng cũng dễ thu gom, đóng gói và di chuyển dễ dàng hơn so với những cái chai hình trụ bình thường. Sự khác biệt chủ yếu ở đây là khối lập phương được thiết kế để tiết kiệm không gian thay vì xây nhà. Tương tự với thiết kế chai WOBO của Freddy, The Cube vẫn nằm trong giai đoạn thử nghiệm.

Bản mẫu khối lập phương Heineken từ Petit Romain thông qua Laughing Squid.

Dù thiết kế chai dùng làm gạch xây nhà của Freddy chưa bao giờ được mang ra thực tế, nó vẫn không ngăn cản Heineken International duy trì vị trí dẫn đầu trong thị trường sản xuất bia toàn cầu.

Alfred đóng vai trò to lớn trong việc mở rộng công ty, đạt được nhiều thỏa thuận mua lại thành công cho đến khi ông mất vào năm 2002. Dù dự định của ông về ngôi nhà bằng chai bia kính màu xanh mờ không bao giờ được thực hiện trên trường thương mại, ngôi đền Wat Pa Maha Chedi Kaew được xây dựng với sự kết hợp của một triệu chai từ Heineken và bia Chang ở địa phương trở thành minh chứng cho sự khéo léo trong thiết kế. Đối với nhiều nhà thiết kế, dường như không có thứ gì là rác bỏ đi cả.

Tác giả: K. Annabelle Smith
Người dịch: Đáo
Nguồn: Smithsonian Magazine


Project Refresh: Cuộc thi kiến tạo không gian bar tương lai từ Heineken® với giải thưởng lên đến 300 triệu

Vừa qua, HEINEKEN Vietnam cũng chính thức công bố Project Refresh – cuộc thi thiết kế tạo nên một Trải Nghiệm Không Gian Bar đặc trưng của Heineken® cho người thưởng bia Việt.

Giải nhất lên đến 300 triệu VND cùng cơ hội đồng sáng tạo và triển lãm bộ ảnh mới với Elle Decoration. Cuộc thi Project Refresh sẽ khởi động từ 17/7/2020 cho đến 29/9/2020 với tổng cộng 3 vòng thi. Để biết thêm thông tin chi tiết về cuộc thi, vui lòng truy cập: www.heineken-vietnam.com.vn/projectrefresh

Cùng tác giả

#Tag

heineken interior design product design Project Refresh wobo

iDesign Must-try

Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng bút chì để sketch (phác họa), vẽ, hay đơn giản chỉ để ghi chú linh tinh thì chắc hẳn cục tẩy…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Dự án thiết kế nội thất và nhận diện thương hiệu cho tiệm bánh BAKES: Phóng khoáng nhưng chỉn chu, đơn giản nhưng không đơn điệu
Dự án thiết kế nội thất và nhận diện thương hiệu cho tiệm bánh BAKES: Phóng khoáng nhưng chỉn chu, đơn giản nhưng không đơn điệu
Với phương châm: “Bánh ngọt giống như tình yêu: đơn giản, chu đáo, và thật thà”, BAKES Saigon sử dụng nguyên liệu tự nhiên, trái cây địa phương và bao…
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Từ ngày xưa, những câu chuyện đã là công cụ hiệu quả để kết nối và lưu truyền văn hóa của con người. Những người là Thương gia, nhà thám…
5 điều Designer nên biết
5 điều Designer nên biết
Designer, dù trải qua đào tạo từ trường lớp chuyên ngành hay tự mình học hỏi thì cũng cần phải quan tâm đến 5 điều sau: 1. Vẽ Xấu hay…