5 họa sĩ người Mỹ gốc Phi nổi bật nhất và dấu ấn của họ trong nghệ thuật

Việc tìm hiểu về các họa sĩ là phần tuyệt vời để học hỏi và nghiên cứu nghệ thuật. Tuy nhiên, hầu hết các họa sĩ đã tìm thấy thành công trong quá khứ và đến với chúng ta qua lịch sử đều là người da trắng. Chỉ đến gần đây, các nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi – nam lẫn nữ – đang dần được khám phá lại và tác phẩm của họ được người xem đương đại đánh giá khá cao.

Trong một tháng đầy sự đấu tranh mạnh mẽ của người da màu, mời bạn cùng iDesign tìm hiểu về năm họa sĩ người Mỹ gốc Phi nổi tiếng để có thể nới rộng kiến thức và có sự đánh giá các tác phẩm nghệ thuật đa chiều hơn.


Bài viết được đăng trên Techsavy Homeschool – trang web cung cấp các nguồn thông tin và giáo trình dành cho các bậc phụ huynh giáo dục con tại gia.


1) Edward M. Bannister

Edward M. Bannister sinh ra vào khoảng năm 1828 tại Canada. Sau khi cha mẹ qua đời, vị họa sĩ sống cùng anh trai trên khu đất của một luật sư giàu có, nơi ông phát triển tình yêu nghệ thuật trọn đời.

Edward Mitchell Bannister, “The Old House”

Nhà văn và người bạn George Forbes nhớ lại: “Nét vẽ của anh ấy có thể được nhìn thấy trên hàng rào và cửa chuồng vật nuôi, hoặc bất cứ nơi nào mà con người này có thể dùng than hoặc sáp màu để tạo nên dáng dấp hay vật nào đó có liên quan tới bản thân mình.”

– từ một sổ tay hướng dẫn trong triển lãm ở Whitney Museum of American Art.

Sau đó Edward Bannister chuyển đến Boston, tự trau dồi nghệ thuật thông qua việc đến các phòng triển lãm tranh. Ông hoạt động tích cực trong phong trào cộng đồng bãi bỏ chế độ nô lệ Boston; một số khách quen đầu tiên của Bannister là những người đàn ông da đen thành công nhưng đáng chú ý là Christiana Carteaux, người mà sau này vị họa sĩ kết duyên cùng.

Edward Mitchell Bannister, “Untitled”


Tác phẩm của ông đã “phản ánh bố cục, tâm trạng và ảnh hưởng từ các họa sĩ của trào lưu Barbizon (1830-1870) tại Pháp lúc bấy giờ như Barbizon Jean-Baptiste-Camille Corot, Jean-François Millet Charles-François Daubigny.*

Sau đó, Edward Bannister chuyển đến Đảo Rhode, nơi ông là một thành viên nổi bật và quan trọng trong nền nghệ thuật đang phát triển tại nơi này, bao gồm cả Câu lạc bộ Nghệ thuật Providence (Providence Art Club).

Edward Mitchell Bannister, “Newspaper Boy”


Ông là một trong những họa sĩ người Mỹ gốc Phi nổi tiếng nhất với gần 1.000 bức tranh vẫn còn tồn tại nhưng bị phân tán ở nhiều nơi. Những năm gần đây đã chứng kiến một số triển lãm mang nhiều tác phẩm của vị họa sĩ này lại với nhau, bao gồm một triển lãm tại Whitney Museum vào năm 1993.

Xem thêm về Edward M. Bannister và hiểu thêm về cuộc đời ông:

Smithsonian American Art Museum

Google Arts & Culture

Whitney Museum (Phần hướng dẫn bằng văn bản cho triển lãm của ông)


2) Robert Seldon Duncanson

Đến thập niên những năm 1860, báo chí Mỹ tuyên bố Robert Seldon Duncanson là “họa sĩ vẽ phong cảnh đẹp nhất ở phương Tây“, trong khi báo chí London ca ngợi và xem ông ngang hàng với những họa sĩ cùng thời tại Anh.

Cả lúc đó và bây giờ, tác phẩm của Duncanson thường được so sánh với thành tựu của các họa sĩ phong cảnh Mỹ như Thomas Cole, Asher Brown DurandJohn Frederick Kensett, người đã định hình tranh phong cảnh theo phong cách Hudson River Valley thuở đầu (theo African-American Art: 19th and 20th-Century Selections của Lynda Roscoe Hartigan).

Robert Duncanson, “Ellen’s Isle”


Sinh ra có mẹ là người Mỹ gốc Phi và cha là người Canada gốc Scotland, Robert Duncanson lớn lên ở New York, gần biên giới Canada trong những năm 1820 đến 1830.

Đến năm 1842, ông được biết đến với tác phẩm của mình, được triển lãm ở Cincinnati Ohio – nơi ông chuyển đến sau thời thơ ấu. Duncanson tìm thấy người bảo trợ trong số những người theo chủ nghĩa bãi bỏ chế độ nô lệ ở địa phương, bao gồm Nicholas Longworth, người đã ủy thác cho ông vẽ tám bức tranh tường trong nhà.

Robert Duncanson, “Meeting by the River”


Longworth cũng tài trợ chuyến đi đầu tiên của Robert Duncanson đến châu Âu (hay được gọi là ‘Grand Tour’), Duncanson cũng là họa sĩ người Mỹ gốc Phi đầu tiên được biết thực hiện điều này. Ông đi khắp Hoa Kỳ và Châu Âu và là bạn của nhiều họa sĩ có ảnh hưởng đến phong cách của chính ông.

Duncanson qua đời vì bệnh tâm thần, một phần nguyên do có thể bởi ngộ độc chì từ sơn màu vào năm 1872.

Robert Duncanson, “Landscape with Rainbow”

Tìm hiểu thêm về tác phẩm và cuộc đời Robert Duncanson:

Smithsonian Museum of American Art

Google Art and Culture

• Tạp chí Smithsonian Magazine, “America’s Forgotten Landscape Painter”


3) Edmonia Lewis

Edmonia Lewis là người phụ nữ đầu tiên trong di sản của dân Mỹ gốc Phi và Mỹ bản địa đạt được danh tiếng quốc tế và được công nhận là nhà điêu khắc trong thế giới mỹ thuật. Cô kết hợp các chủ đề liên quan đến người da đen và người dân bản địa châu Mỹ vào điêu khắc theo phong cách tân cổ điển (Neoclassical).
Sinh ra tại New York vào năm 1844 nhưng cô làm việc chủ yếu ở Rome.


Edmonia Lewis theo học trường Cao đẳng Oberlin, một trong những trường đầu tiên chấp nhận phụ nữ và người da màu. Sau đó, cô chuyển đến Rome, nơi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc còn kín kẽ và kiếm sống bằng nghề họa sĩ.

Năm 1876, Lewis tham gia Triển lãm trăm năm (Centennial Exposition) ở Philadelphia với một tác phẩm điêu khắc mô tả cái chết của Cleopatra có cân nặng hơn 1,360kg. Một người xem đã viết rằng đó là “tác phẩm điêu khắc đáng chú ý nhất trong phần trưng bày của nước Mỹ trong triển lãm“.

Edmonia Lewis, The Death of Cleopatra

Tác phẩm ‘Death of Cleopatra’ này hiện đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian.

Tìm hiểu thêm về Edmonia Lewis:

Smithsonian  American Art Museum

“Thành công không tưởng của Edmonia Lewis, một nhà điêu khắc người da đen ở Mỹ thế kỷ 19″

“Overlooked No More” — bài viết trên tạp chí New York Times

EdmoniaLewis.com

• Google Arts & Culture

Video ngắn dài 1 phút về Edmonia Lewis


4) Henry Ossawa Tanner

Henry Ossawa Tanner sinh năm 1859 tại Philadelphia. Cha ông là người đàn ông da đen tự do và là giám mục trong Nhà thờ AME, mẹ từng là một phụ nữ nô lệ đã trốn thoát qua hệ thống tuyến hỏa xa ngầm.
Tên đệm của ông được đặt để kỷ niệm cuộc đấu tranh tại Osawatomie ở Kansas giữa các đảng phái ủng hộ và chống đối chế độ nô lệ.

Henry Ossawa Tanner, The Banjo Lesson

Khi còn trẻ, Henry Tanner học tại Học viện Mỹ thuật Pennsylvania và là sinh viên người da đen duy nhất trong số hơn 200 người theo học tại nơi này.

Năm 1891, Tanner rời Mỹ đến Paris, tìm thấy thành công với tư cách là một nghệ sĩ quốc tế. Ông kết hôn với ca sĩ opera người Mỹ gốc Thụy Điển, Jessie Olsson và có một con trai.

Henry Ossawa Tanner, The Annunciation

Henry Tanner từng viết về trải nghiệm của việc phân biệt chủng tộc như sau:

Tôi đã vô cùng rụt rè và bị người khác tạo cho cảm giác rằng mình luôn không được chào đón dù cho bản thân có mọi quyền để không phải như thế. Thậm chí, nhiều tháng sau thì những sự việc này vẫn khiến tôi thi thoảng cảm thấy thật đau đớn.

Mỗi khi có điều gì không thể chấp nhận được như vậy xuất hiện trong tâm trí, trái tim tôi như thắt lại và cứ bị hành hạ bởi suy nghĩ về mọi thứ mình từng chịu đựng, gần như ngột ngạt không khác nào chính sự cố từng xảy ra. *

Henry Ossawa Tanner, Daniel in the Lions’ Den

Bức tranh mang tên Daniel in the Lions’ Den của ông từng đã được chấp nhận vào triển lãm nghệ thuật chính thức của Académie des Beaux-Arts ở Paris, Pháp (1896 Salon). Năm 1923, ông được bổ nhiệm làm Hiệp sĩ danh dự – không khác nào bằng khen quốc gia cao nhất ở Pháp – đây cũng là một trong những vinh dự lớn nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của Tanner.

Henry Ossawa Tanner, Sand Dunes at Sunset, Atlantic City


Tác phẩm Sand Dunes at Sunset, Atlantic City được treo tại phòng Xanh ở Nhà Trắng; đây là bức tranh đầu tiên của một họa sĩ người Mỹ gốc Phi được mua lại cho bộ sưu tập vĩnh viễn của Nhà Trắng.

Tanner mất tại Paris năm 1937.

Các bản vẽ nghiên cứu của Tanner từng được xuất bản bởi Riverbend Press , bao gồm 8 tác phẩm của ông.

Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Henry Ossawa Tanner:

Smithsonian American Art Museum

Wikipedia Entry

Google Arts & Culture

White House History

Khan Academy “The Banjo Lesson”

Video về Henry Ossawa Tanner (1 phút)

“Henry Ossawa Tanner và ảnh hưởng lên nước Mỹ”


5) Joshua Johnson

Một trong những nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi nổi tiếng đầu tiên là Joshua Johnson, sống tại Baltimore vào cuối những năm 1700 đến đầu những năm 1800. Ông là người Mỹ da đen đầu tiên kiếm sống bằng cách vẽ chân dung.

Joshua Johnson, Chân dung Adelia Ellender


Theo nghiên cứu gần đây, Johnson có cha là người da trắng và mẹ là nô lệ da đen thuộc sở hữu của một người đàn ông khác; chính cha ông cũng là người đã giải thoát Johnson khỏi kiếp nô lệ.

Joshua Johnson, “John Jacob Anderson và hai người con, John và Edward”

Là một thiên tài tự học, có ý thức cầu tiến trong Nghệ thuật cũng như trải qua nhiều trở ngại to lớn trong quá trình theo đuổi con đường riêng, điều khiến anh hài lòng là việc đảm bảo được khả năng thực hiện tất cả các yêu cầu đề ra hiệu quả và được chăm chút chúng kĩ lưỡng theo phong cách của riêng mình.

– Trích lời Joshua Johnson trong một bài tự quảng cáo, “Vẽ chân dung,” trên Baltimore Intelligencer, 19/12/1798

Johnson đã thực hiện bức tranh vẽ chân dung của những người da trắng ở Baltimore thời kì đầu.

Ông được khám phá lại vào những năm 1930 và nghiên cứu đã xác định được hơn 80 bức chân dung mà ông có thể đã vẽ, vài trong số đó đặt ở Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia (National Gallery of Art) và Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian (Smithsonian American Art Museum). Tranh của ông được coi là vẽ theo phong cách nguyên thủy (primitive art) hoặc dân gian, vốn bắt đầu thịnh hành trong thời gian ấy.

Joshua Johnson, “Grace Allison McCurdy và hai người con gái,
Mary Jane và Letitia Grace”

Bạn có thể xem thêm nhiều tác phẩm của nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi Joshua Johnson và tìm hiểu thêm về cuộc đời ông tại đây:

Smithsonian American Art Museum

National Gallery of Art

Video ngắn về Joshua Johnson và tác phẩm của ông (2 phút)


Lược dịch: Lệ Lin
Nguồn: techsavyhomeschool

Cùng tác giả

#Tag

black arts black lives matter Edmonia Lewis Edward M. Bannister giới thiệu họa sĩ Heirstory Henry Ossawa Tanner Joshua Johnson Robert Seldon Duncanson

iDesign Must-try

Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 3): Các tác phẩm tiêu biểu
Trong phần cuối cùng của chuỗi bài Hiện thực, chúng ta cùng tìm hiểu các tác phẩm nổi bật và quan trọng đối với trào lưu - được sắp xếp…
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Chủ nghĩa Hiện thực (Phần 1): Tóm lược, ý tưởng chính và thành tựu, những sự khởi đầu
Gustave Courbet nói rằng ông vẽ “người thị trường, nặng 180kg, vị linh mục quản xứ, công lý của hoà bình, người mang thánh giá, công chứng viên Marlet, vị…
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Tân cổ điển (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Mặc dù lịch sử thiết kế đồ hoạ chỉ chính thức bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc tìm hiểu lịch sử nghệ thuật…
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Tổng quan dòng chảy lịch sử thiết kế đồ hoạ
Trong ba tháng vừa qua, chuyên mục Lịch sử Thiết kế Đồ hoạ tại iDesign đã ra mắt và giới thiệu đến các bạn một số bài viết chia sẻ…
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
1928: Victoire của René Lalique Các tác phẩm của điêu khắc của Lalique gần như là hét lên rằng “Art Deco”, chuẩn mực đối với phong cách này tới mức…
Lịch sử phát triển hình xăm của quân đội Hoa Kỳ
Lịch sử phát triển hình xăm của quân đội Hoa Kỳ
Văn hóa xăm hình của quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu như thế nào? Vì sao những hình xăm của họ chưa bao giờ lỗi thời đến ngày nay?