Week 41: Độ dài & ngắn của nội dung cho Web

Gần đây tôi đọc một danh sách những hướng dẫn viết nội dung trên web để thu hút sự chú ý của người đọc. Danh sách này chứa những nội dung quen thuộc mà bạn có thể đã từng đọc: Viết một tiêu đề bắt mắt, nói về lợi ích và tính năng, và tập trung và những thông điệp riêng lẻ thay vì tràn lan.

Tuy nhiên, một lời khuyên có vẻ không đúng với tôi: Giữ nội dung ngắn gọn. Tác giả khuyên điều này vì “Con người không đọc trên web”. Thay vào đó tác giả cho rằng họ chỉ “scan – lướt” mà thôi.

Có nhiều vấn đề với kết luận này. Đầu tiên, con người thực sự đọc trên Web… việc “lướt” chỉ đơn giản là bước đầu tiên của quá trình. Kế tiếp là những dòng chữ ngắn chỉ là những dòng vắn tắt cho phần nội dung dài. Thứ ba là con người khi có được nội dung cần thì họ sẽ thích thú với việc đọc những nội dung dài hơn.

Con người “Lướt” trước, Đọc sau

Sự thật rằng người ta lướt khi trên web khi có ít thứ để làm với nội dung dài. Hành động lướt, hay đảo mắt tìm kiếm và đánh giá nhanh những tiêu đề, phụ đề và những dòng nhấn mạnh không phải việc đọc: nó hiếm khi là bước đầu tiên để bắt đầu đọc. Người ta lướt nhanh để kiếm những chủ đề tốt… đây là cách hiệu quả nhất để làm điều đó.

Ngoại trừ cảm giác quá tải, chúng ta rất nỗ lực trong việc tìm kiếm thông tin trên web. Ví dụ, khi lướt thông tin về trái cây sạch, chúng ta tìm kiếm một tiêu đề chứa nội dung mà chúng ta đang tìm kiếm, chúng ta đọc chậm dần và bắt đầu đọc thêm những mô tả chi tiết. Chúng ta chìm đắm trong nó. Chúng ta có lẽ không đọc quá dài… chỉ đủ dài để tìm câu trả lời… nhưng chúng ta đang đọc lúc này. Và dĩ nhiên nếu phần này dài hơn, như là một bài của một trang báo hay tạp chí, chúng ta có lẽ sẽ đọc hết.

Không hẳn là chúng ta không đọc, mà là chúng ta lướt một số lượng lớn thông tin để tìm ra cái đang tìm. Sau đó và chỉ sau đó chúng ta mới bắt đầu đọc nhiều hơn.

Nhiều chữ không tương đồng chất lượng

Đối với những người viết thì viết nội dung dài dễ hơn là nội dung ngắn. Họ đơn giản là dừng viết. Tất cả những bài ít chữ có vẻ tương đương với bài dài chữ, nhưng khi nào thì chúng mới tương đương.

Làm thế nào để đoạn văn ngắn có được sự ngắn gọn. Nếu đoạn văn ngắn mà không chăm chút nó sẽ không làm được điều cần làm. Nhưng nếu đoạn văn đó là kết quả của sự chăm chút và tinh chỉnh, với sự tuân thủ nghiêm ngặt để có thể nói những gì cần thiết nhất có thể, đoạn văn lúc này không chỉ ngắn mà còn rất tốt.

Viết ít chữ không hẳn là một mục tiêu, nó là một sự lý tưởng. Như Einstein nói “Khiến nó đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn”. Trong việc viết nó nghĩa là chúng ta muốn “viết ngắn gọn rõ ràng nhất có thể, nhưng đừng bỏ sót thứ gì”.

Con người thưởng thức những đoạn văn dài hơn

Cuối cùng, con người thường thích thú với những đoạn văn dài hơn. Cho sự lựa chọn giữa một đoạn văn ngắn gọn tốt và một đoạn văn dài cũng tốt, hầu hết sẽ chọn những đoạn văn nhiều chữ hơn vì nó tự nhiên cung cấp nhiều thứ hơn. Nó trả lời hơn một câu hỏi. Nó đi sâu hơn và cung cấp bối cảnh và chi tiết. Người thực sự thích thú vào một chủ đề sẽ đọc mọi thứ có thể. Bạn có hay nghe thấy người ta nói những thứ như Chủ Nhật là thời gian tôi dành để đọc báo (hay iPad) và đọc những thứ tôi không có thời gian để đọc trước đó?

Thêm vào đó, nhưng e-reader như Kinder, Nook, và iPad đang được sử dụng càng nhiều, những dịch vụ như Instapager cũng đề nghị người ta đọc nhiều hơn với ít sự phân tâm hơn.

Cuối cùng, giải thích hành vi của con người trên web chỉ đơn giản là “scanning – lướt” như vậy là quá nông cạn. Những đoạn văn ngắn có thể được viết nghèo nàn như đoạn văn dài, và trong một số trường hợp một đoạn văn ngắn sẽ ít chi tiết hơn đoạn văn dài được viết cẩn thận.

Viết tốt thường có nghĩa là viết ngắn. Nhưng viết ngắn không có nghĩa là bạn viết tốt.

Cùng tác giả

#Tag

52 weeks of ux Kiến thức user experience

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
4 cách thấu hiểu người dùng với tư cách một người thiết kế sản phẩm
4 cách thấu hiểu người dùng với tư cách một người thiết kế sản phẩm
Tư duy thiết kế là yếu tố mở ra nhiều cơ hội mới để họ kết nối với hành vi của người tiêu dùng. Khi David Kelly, Bill Moggridge, và…