Kandinsky, Wassili 1866 - 1944

Kandinsky là cây đại thụ trong làng nghệ thuật. Ông là người đầu tiên khai phá các quy tắc hội họa trừu tượng thuần túy, mở đường cho trào lưu Trường phái biểu hiện và Nghệ thuật trừu tượng. Tên tuổi ông lưu danh trong danh sách các họa sĩ nổi bật nhất của thế kỷ 20.

Những nghiên cứu về màu sắc, sắp đặt và hình dạng của Kandinsky cũng ảnh hưởng rất lớn tới thiết kế đồ họa, hãy cùng iDesign tìm hiểu về cuộc đời của Kandinsky Wassili.



Những năm đầu tại Munich, trước năm 1914

Kandinsky lớn lên tại Odessa và học Kinh tế học, dân tộc học và luật tại Moscow năm 1886-1893. Ông kết hôn với người em họ là Anya Shemyakina năm 1892 (li dị năm 1911)

Poster cho triển lãm the 1st Phalanx Exhibition, 1901

Năm 1869, Kaninsky quyết định trở thành họa sĩ và chuyển tới Munich. Ông học trường nghệ thuật của Anton Ažbe năm 1896-1898, nơi ông gặp Alexei Jawlensky và Marianne von Werefkin, sau đó vào năm 1900 tại Akademie với Franz von Stuck.

Năm sau đó ông là nhà đồng sáng lập triển lãm xã hội Phalanx, nơi ông trưng bày tác phẩm của mình và làm công việc giảng dậy tại trường nghệ thuật.Năm 1920, một trong những sinh viên của ông là Gabriele Münter, người sau này trở thành bạn đồng hành với ông.

Tác phẩm của Kandinsky bao gồm nghiên cứu sự sắp xếp, những cảnh hiệp sĩ và người cưỡi ngựa, những đối tượng trong truyện cổ tích lãng mạn và những điều huyền ảo của Nga. Sau 1902 những tác phẩm của ông chủ yếu là bản khắc gỗ gồm những kỹ thuật, phong cách, cấu trúc (kandinsky từng được học về kỹ thuật in thạch bản khi làm việc trong một công ty in ấn tại Moscow – 1895).

Farewell, 1903. Khắc gỗ màu

Caballero

Vào những năm đầu thế kỷ Munich là trung tâm của Jugendstill (tên tiếng Anh là Modern Style: chủ nghĩa tân thời) cũng như Russian art (Nghệ thuật Nga). Những đối tượng và họa tiết lặp lại (motifs) tương tự xuất hiện thường xuyên trong cả tranh khắc gỗ và những tranh thực hiện bằng bột màu trên nền đen (Farbige Zeichnungen).

Thời điểm này Kandinsky bắt đầu vẽ những bức phác thảo sơn dầu nhỏ bằng những palette-knife (bay nghiền màu) trên voan.

Giữa những năm 1903 và 1909 ông và Münter thường xuyên đi du lịch tại Hà Lan ( 5-6/1904), Tunisa (12/1904 tới 4/1905), Italy (12/1905 tới 4/1906), Pháp (5/1906 tới 6/1907) và trên toàn nước Đức.

Colorful Life (Motley Life) (Das bunte Leben), 1907

Ông nghiên cứu Sơn dầu tại Rotterdam (1904; Paris, Pompidou), ghi lại những gì ông thấy bằng các màu sắc, ánh sáng cường độ cao thông qua nhưng chuyến du lịch, làm việc với thiên nhiên. Những bức khổ nhỏ phù hợp với các chuyến du lịch.

Khi ở Pháp, Kandinsky và Münter ở lại Sèvres, ngoại ô Paris, cùng thời gian tác phẩm của Gauguin, Matisse và những họa sĩ khác được trưng bày.Kandinsky chịu những ảnh hưởng đó, với màu sắc chúng trở nên sáng và rực rỡ hơn, giải thoát khỏi sự hạn chế của việc mô tả.

Mùa thu ởBavière, (1908)

Giữa năm 1904 và 1908 ông duy trì liên lạc với nước Nga và tham dự các triển lãm tại Moscow và St Petersburg cũng như triển lãm Secession tại Berlin và Salon d'Automne tại Paris.

Năm 1908, Kandinsky và Münter bắt đầu phân chia thời gian của họ giữa Munich và Murnau, một ngôi làng nhỏ gần đó. Các cảnh quan xứ Bavarian thống trị trong các bức tranh của ông, với những họa tiết motifs đặc biệt như nhà thờ Murnau. Ví dụ như Landscape with Tower (1908) và Church in Murnau (1910)

Church in Murnau (1910)

Thời điểm này Kandinsky đã phát triển một phong cách riêng biệt cho tranh của mình, với những motif dễ nhận diện, nhưng các tác phẩm càng trở nên trừu tượng, nhấn mạnh sự tổng hợp của màu sắc biểu cảm, đường nét, hình dáng, những hình thức đại diện giản đơn hơn.

Blue Mountain (1908-1909 New York, Guggenheim) là minh chứng cho sự đồng hóa của ông về nghệ thuật của Nga, Pháp, Đức. Ngựa, người cưỡi ngựa, cây cối, những ngọn núi xanh cao vút cộng với những năng lượng siêu hình.

Những màu sắc "đinh tai, nhức óc" như vàng tươi, tím đỏ, xanh lá cây tạo ra sự kết hợp phức tạp, nhức mắt. Các hình ảnh được tối giản thành những nét đen và phẳng, những mảng màu. Không gian được nén vào nhiều khu vực phẳng và được tăng cường phía trên các thành phần.

Ông làm suy yếu các hình dáng trong tranh và chúng bắt đầu mất đi những đặc điểm nhận dạng của chính nó.

Kandinsky dịch chuyển các bức tranh phong cảnh theo hướng trừu tượng như là sự thay đổi phong cách của mình. Năm 1909 ông vẽ thể loại Improvisation (Ngẫu hứng) đầu tiên, những năm sau đó Composition (thành phần) đầu tiên và 1911 là Impressions (ấn tượng) đầu tiên.

Improvisation 7, 1910

Impression III 1911

Trong cuốn Über das Geistige in der Kunst (Tâm linh trong nghệ thuật), nơi ông đã làm việc trong một thập kỷ, Kandinsky định nghĩa Improvisation (Ngẫu hứng) như là "biểu hiện vô thức, tự phát của bên trong mỗi cá nhân, phi vật chất".

Còn Impression (Ấn tượng) là "những gì ấn tượng trực tiếp từ thiên nhiên, thể hiện hoàn toàn dưới dạng hình ảnh".

Ông tự coi Compositions (Sắp xếp các thành phần thành phần của nghệ thuật) là quan trọng nhất trong công việc của mình và mô tả chúng như những phép tính có ý thức tạo ra một "cảm giác hình thành chậm rãi từ bên trong, cần được kiểm chứng và làm việc nhiều lần và gần như thông thuộc"

Cuốn Über das Geistige in der Kunst còn thảo luận về những nền tảng tinh thần và tính sáng tạo của nghệ thuật, bao gồm phân tích về màu sắc, hình dánh, vai trò của các đối tượng trong nghệ thuật, và các câu hỏi trừu tượng trong nghệ thuật.

Kandinsky không muốn từ bỏ hoàn toàn biểu hiện của hình ảnh vì niềm tin của mình vào chức năng giao tiếp của nghệ thuật. Giống như Symbolists (Trường phái Biểu tượng), ông nhấn mạnh các tác động của màu sắc và thảo luận các thuộc tính kết hợp của màu sắc cụ thể và sự suy diễn giữa các màu sắc nhất định và cả những âm thanh của các nhạc cụ.

Các họa sĩ theo trường phái Symbolism khai thác thần thoại và hình ảnh ước mơ cho một ngôn ngữ hình ảnh của tâm hồn, tìm kiếm những bức tranh gợi nhiều liên tưởng mang đến một thế giới tĩnh tâm của sự im lặng.

Ông yêu nhạc và đã học chơi Piano và Cello từ nhỏ. Cũng trong cuốn này, ông nghiêng về Theosophy và các bài viết của Rudolf và Mme Blavatsky (1831-1891). Thuyết huyền bí (Occultism) và Theosophy đặc biệt đã ảnh hưởng tới suy nghĩ của ông về Trừu tượng.

Theosophy là một học thuyết triết học tôn giáo và thần bí. Theosophy cho rằng tất cả các tôn giáo đang nỗ lực bằng các "cấp bậc tinh thần" để giúp nhân loại phát triển hoàn thiện hơn, và rằng mỗi tôn giáo do đó có một phần sự thật.

Tới năm 1911 tranh của Kandinsky không còn sự hiện diện của các đối tượng trong tự nhiên, và ông hiển nhiên có ý định không tái bắt chước trong nghệ thuật. Trong Lyrical (6/1911), hình ảnh yêu thích là con ngựa và người cưỡi (quen thuộc với nghệ thuật của ông từ những năm 1901) được giảm tối thiểu tới các đường nét.

Lyrical (6/1911)

Trong các tác phẩm giữa năm 1911 và 1913, ông thường thực hiện phác thảo trên màu nước, trong đó ông dần bỏ đi các đối tượng và che đi những họa tiết cụ thể, bởi vậy chỉ còn các dấu vết của nguồn gốc biểu hiện đối tượng.

Cả hai bức Composition IV (3/1911) và Composition V (11/199) thể hiện những hình ảnh hoàn toàn trừu tượng.

Composition IV (11/199)

Composition V

Năm 1911, Kadinsky và Marc bắt đầu chuẩn bị Der Blaue Reiter Almanach, xuất bản tại Munich vào mùa xuân năm 1912.

Trong thời gian này ông có quen biết với Hans Arp và Paul Klee, trao đổi thư với Robert Delaunay. Natal'ya Goncharova và Mikhail Larionov. Công việc của ông gồm cả văn xuôi, thơ, tranh khắc gỗ cho thấy sự đa dạng tuyệt vời về nhận thức trí tuệ trong nghệ thuật của Kandinsky.

Trong năm 1913 Kandinsky thực hiện các bức tranh quan trọng, gồm cả Composition VI, Painting with White Border (New York), và trong tháng 11 là Composition VII.

Composition VI

Composition VII

Rất nhiều bức màu nước và sơn dầu phác thảo cho Painting with White Border và Composition VII tiết lộ sự tiến hóa dần dần của hình ảnh.

Tháng 12/1913 Kandinsky vẽ Light Picture và Black Lines. Nhiều năm sau này các nghệ sĩ chỉ ra hai bức tranh đó như là những bức tranh phi vật thể, nó hoàn toàn trừu tượng hơn cả sự trừu tượng từ những đối tượng.

Nó không dựa trên những nhận thức hay quan sát từ thiên nhiên và nó được tự do phá vỡ khỏi những hạn chế của nguồn gốc khách quan.

Black Lines

Phần 2

Cùng tác giả

#Tag

hoa si Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Họa sĩ Alix Aymé, tình yêu với phương Đông và sơn mài Việt Nam
Ham hiểu biết, bản tính dũng cảm và quyết đoán, cuộc đời nữ hoạ sĩ Pháp Alix Aymé là những chuyến phiêu lưu đến những miền đất được coi là…