Những tên tuổi gầy dựng Harper’s Bazaar thuở ban đầu

Harper’s Bazaar là tạp chí thời trang danh giá mà bất cứ ngôi sao nổi tiếng nào cũng muốn được xuất hiện trên trang bìa.

Từ nhiều thập kỷ nay, phong cách đặc sắc của Harper’s Bazaar luôn nhận được nhiều lời khen ngợi và ảnh hưởng không ít đến nền thời trang trên thế giới. Hãy cùng iDesign tìm hiểu dòng lịch sử của tờ tạp chí, những cái tên đã gầy dựng lên một thời vang bóng của thương hiệu hàng đầu này nhé.


Kể từ khi ra mắt vào năm 1867 và trở thành tạp chí thời trang đầu tiên của Mỹ, tờ báo Harper’s Bazaar được biết đến lần đầu tiên dưới tên gọi Harper’s Bazar, đã chiêu mộ được các tài năng như biên tập viên sáng lập, tác giả và biên dịch Mary Louise Booth, cũng như các tên tuổi nổi tiếng khác:

Biên tập viên thời trang, bao gồm Carmel Snow, Carrie Donovan, Diana Vreeland, Liz Tilberis, Alexey Brodovich, Brana Wolf.

Nhiếp ảnh từ Louise Dahl-Wolfe, Man Ray, Diane Arbus, Richard Avedon, Robert Frank, Inez van Lamsweerde, Craig McDean và Patrick Demarchelier.

Minh họa bởi Erté (Romain de Tirtoff) và Andy Warhol.

Nhà văn Alice Meynell, Daisy Fellowes, Gloria Guinness và Eleanor Hoyt Brainerd.

Khi Harper’s Bazaar bắt đầu xuất bản, đó là một tạp chí ra mắt hàng tuần phục vụ cho phụ nữ ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Họ giới thiệu thời trang từ Đức và Paris theo định dạng thiết kế báo giấy. Mãi cho đến năm 1901, Harper chuyển sang tạp chí tháng và duy trì hình thức này đến ngày nay. Giờ đây, Harper’s Bazaar được sở hữu và điều hành bởi Tập đoàn Hearst ở Hoa Kỳ và Công ty Tạp chí Quốc gia tại Anh Quốc Hearst đã mua tạp chí vào năm 1913.

Harper & Brothers thành lập tạp chí. Công ty này cũng đã sinh ra Harper’s Magazine và HarperCollins Publishing.

Glenda Bailey là tổng biên tập phiên bản Harper’s Bazaar của Hoa Kỳ.


Thời đại Victoria sang trọng (1898-1912)

Khi thế kỷ thứ hai bắt đầu ở Mỹ, Harper’s Bazaar bắt đầu giới thiệu nhiều hơn những hình ảnh minh họa, ảnh chụp, bộc lộ rõ đặc điểm của xã hội thượng lưu và ngày càng thời trang hơn.

Trong giai đoạn cuối thời kỳ Victoria, khi phong trào quyền bầu cử của phụ nữ đạt được động lực (phụ nữ Mỹ không giành được quyền bỏ phiếu cho đến năm 1920 với sự sửa đổi của Bản sửa đổi lần thứ 19), sự ra đời của phụ trang dạng khoác mang lại cảm giác mới mẻ cho giới phụ nữ, toát lên tinh thần nữ quyền. Bazaar cũng bắt đầu mô tả khía cạnh nổi bật này của xã hội, chẳng hạn như những cái tên mang họ Griscoms và dòng dõi Astors.


Harper’s Bazaar dưới đế chế 24 năm của Carmel Snow (1933-1957)

Carmel Snow là biên tập viên có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến tạp chí Harper’s Bazaar phiên bản Mỹ từ năm 1933 đến 1958.

Năm 1933, tổng biên tập Carmel Snow (một cựu biên tập viên tại Vogue) đã đưa phóng viên ảnh Martin Munkacsi đến bãi biển lộng gió để chụp một bộ đồ bơi. Khi người mẫu chạy về phía máy ảnh, Munkacsi đã chụp bức hình làm nên lịch sử cho ngành tạp chí thời trang. Tại thời điểm đó, gần như tất cả các trang phục thời trang đều được trưng bày và trình diễn trên mannequin. Tinh thần hăng hái của Snow và cảm giác phiêu lưu có phần cực đoan đã mang đến một sức sống mới cho các trang báo Bazaar.

Khi người mẫu chạy về phía máy ảnh, Munkacsi đã chụp bức hình làm nên lịch sử cho ngành tạp chí thời trang.

Khả năng thiên tài của Snow đến từ việc nuôi dưỡng những người “tốt nhất”. Lần tìm kiếm vĩ đại đầu tiên của cô là giám đốc nghệ thuật Alexey Brodovitch, người đã đổi mới logo Didot mang tính biểu tượng của Bazaar. Brodovitch có lẽ nổi tiếng với công việc của mình với Richard Avedon, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rất quyết tâm làm việc tại Bazaar khi anh đã chịu đựng qua 14 cuộc phỏng vấn thất bại trước khi được thuê. Snow cũng tung ra sức mạnh của cả đội ngũ với cái tên Diana Vreeland, người mà cô đã chiêu mộ về Bazaar làm biên tập viên thời trang vào năm 1936. Sự hợp tác của bốn người mang tầm nhìn lớn này đã dẫn đến một số cảnh quay thời trang của thế kỷ 20. Carmel Snow chỉ kết thúc sự nghiệp và nghỉ hưu khi ở tuổi 70 vào năm 1957.


Nhà thiết kế đồ họa Alexey Brodovitch (1934-1958)

Năm 1934, bộ phận biên tập viên Bazaar mới được thành lập, Carmel Snow đã tham dự một cuộc triển lãm của Giám đốc nghệ thuật tại New York, được thiết kế bởi nhà thiết kế đồ họa 36 tuổi Alexey Brodovitch và ngay lập tức đề nghị Brodovitch làm giám đốc nghệ thuật của Bazaar.

Trong suốt sự nghiệp của mình tại tạp chí, ông Brodovitch – một người Nga (theo cách của Paris), đã làm nên cuộc cách mạng hóa ngành thiết kế tạp chí. Với chỉ thị “hãy làm tôi kinh ngạc”, ông đã truyền cảm hứng cho một số nghệ sĩ thị giác vĩ đại nhất của thế kỷ 20 (bao gồm cả các nhân vật phản diện Irving Penn, Hiro, và, tất nhiên, Richard Avedon). Việc sử dụng không gian trắng của Brodovitch, sự đổi mới logo Didot mang tính biểu tượng của Bazaar, và chất lượng điện ảnh mà việc cắt xén đầy ám ảnh của ông đã mang lại một bố cục hiệu quả cho tạp chí. Đáng buồn thay, cuộc sống cá nhân của Brodovitch ít thành tựu hơn. Cơn nghiện rượu đã cản trở thành công và ông rời Bazaar vào năm 1958, cuối cùng ông chuyển đến miền Nam nước Pháp, nơi ông qua đời vào năm 1971.


Những năm của Vreeland (1936-1962)

Khi Carmel Snow nhìn thấy bà T. Reed Vreeland nhảy múa trên mái nhà của St. Regis Hotel ở New York trong chiếc váy Chanel ren trắng và một chiếc áo choàng, cùng hoa hồng cài trên tóc vào một buổi tối năm 1936, cô biết mình đã tìm thấy một nhân viên tiềm năng cho Bazaar.

Diana, người được cho là đã phát minh ra từ “pizzazz”, lần đầu tiên độc giả chú ý đến cô thông qua những bài viết có tựa “Tại sao bạn không …?”. (Một gợi ý điển hình: “Tại sao bạn không … mặc như Nữ công tước xứ Kent, với ba ngôi sao kim cương khổng lồ được sắp xếp trên tóc của bạn trước?”). Trước đó, cô là biên tập viên thời trang, cộng tác với các nhiếp ảnh gia Louise Dahl-WolfeRichard Avedon; sau đó là đạo diễn nghệ thuật Henry Wolf. Reed Vreeland sở hữu tính cách lập dị, có tư duy và rất thông minh, như những lời tuyên bố sắc sảo của cô ấy (“Tôi ngưỡng mộ màu hồng! Đó là màu xanh hải quân của Ấn Độ”, “Tính tao nhã bị khước từ!”), được nhắc đến như sự tưởng niệm trong bộ phim Funny Face, khiến mọi người nhớ đến Vreeland như người đại diện cho ngành biên tập tạp chí thời trang thời nguyên thủy.


Nhiếp ảnh gia Avedon (1945-1965)

Richard Avedon đã bắt đầu tạo nên dấu ấn thời trang cho Harper’s Bazaar khi mới chỉ 22 tuổi. Những bức ảnh đặc biệt của ông toát lên sự tinh tế và sức sống vô biên. Những người phụ nữ trong ảnh của Avedon nhảy ra khỏi lề đường, trượt patin trên quảng trường Place de la Concorde, nhảy múa trong các câu lạc bộ đêm, tận hưởng sự tự do và thời trang của thời kỳ hậu chiến.


Biên tập viên Nonnie Moore (1980-1984)

Nonnie Moore đã được thuê làm biên tập viên thời trang vào năm 1980, sau khi thực hiện cùng một bài đăng tại Mademoiselle, Thời báo New York nhận thấy những thay đổi mà cô đã thực hiện tại Harper’s Bazaar, làm nổi bật cách tạp chí đã “tìm kiếm một chút”, nhưng Moore đã “chú ý nhấn mạnh vào quan điểm thời trang của tạp chí” bằng cách thể hiện “rực rỡ hơn, trẻ hơn và phong cách hơn “, cô còn nhận được những lời khen như “các nhiếp ảnh gia thời trang trẻ và thú vị “, chẳng hạn như Oliviero Toscani.

Tác giả: History of Graphic Design
Người dịch: Lynnette Dinh
Nguồn: historygraphicdesign

Cùng tác giả

#Tag

Harper's Bazaar lịch sử tạp chí người nổi tiếng tạp chí thời trang

iDesign Must-try

Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trào lưu Art Deco (Phần 2): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
1928: Victoire của René Lalique Các tác phẩm của điêu khắc của Lalique gần như là hét lên rằng “Art Deco”, chuẩn mực đối với phong cách này tới mức…
Khi thời huy hoàng của ấn phẩm thời trang kết thúc và vị thế của báo giấy trong thời đại số
Khi thời huy hoàng của ấn phẩm thời trang kết thúc và vị thế của báo giấy trong thời đại số
Trong thời đại mà độc giả có thể dễ dàng cập nhật tin tức trên điện thoại mọi lúc mọi nơi, càng ngày càng có ít người thích chờ đợi…
Bộ ảnh chụp tạp chí lấy cảm hứng từ biên tập viên thời trang nổi tiếng Diana Vreeland
Bộ ảnh chụp tạp chí lấy cảm hứng từ biên tập viên thời trang nổi tiếng Diana Vreeland
Một bộ ảnh chụp dành cho tạp chí Harper’s Bazaar mang tên Why don’t you?, được lấy cảm hứng từ nhà biên tập viên thời trang trứ danh Diana Vreeland,…
City song: Washington, D.C. - Muôn mặt của thủ đô
City song: Washington, D.C. - Muôn mặt của thủ đô
Cùng khám phá cuộc sống thành thị và vẻ đẹp mỗi thành phố qua con mắt của cộng đồng VSCO. Đây là bộ sưu tập #Citysong của tài khoản Greg…
Lịch sử của ngành Tạp Chí
Lịch sử của ngành Tạp Chí
Một số người đã dự đoán cái chết của tạp chí, giống như cách họ đã dự đoán cái chết của báo chí vào những năm 90, nhưng không có…
The Brilliant Deep: Câu chuyện minh họa về người đàn ông cứu rạn san hô thế giới bằng búa và keo
The Brilliant Deep: Câu chuyện minh họa về người đàn ông cứu rạn san hô thế giới bằng búa và keo
Một cuốn tiểu sử bằng tranh về điều không tưởng trở thành khuôn mẫu phản kháng lại sự tàn độc của tự nhiên. *Bài viết bởi Maria Popova “Liệu thi…