Week 22: Không có câu trả lời đúng

Khi chúng ta làm việc với một vấn đề thiết kế khó khăn (hoặc thậm chí là trên một thứ khá dễ dàng), chúng ta thường nhận ra rằng có rất nhiều cách mà chúng ta có thể làm – rất nhiều phương án và rất nhiều giải pháp tiềm năng.

Nó có thể gây khó chịu khi cần xác định để chọn ra đúng cách giải quyết, những yếu tố đúng để tiếp tục, cách đúng để sắp xếp mọi thứ. Nói một cách khách, có những thứ rất khó để tìm ra câu trả lời đúng.

Càng làm việc với nhiều thiết kế tôi càng nhận ra rằng không có gì dễ đàng – không có câu trả lời đúng để giải quyết vấn đề thiết kế. Thực tế là, tôi không nghĩ có những câu trả lời đúng cho mọi thứ – ngay cả khoa học cũng thường xuyên thay đổi “câu trả lời” với những điều mà đang được cân nhắc.

Chỉ có câu trả lời xấu, tốt và tốt hơn cho tình trạng hiện tại. Mỗi một giải pháp tiềm năng tồn tại trong một bối cảnh đặc thù.

Đó là nơi mọi thứ trở nên hẫp dẫn. Để kiếm ra một câu trả lời tốt hơn cho vấn đề thiết kế của bạn, bạn cần biết bối cảnh mà nó áp dụng. Bạn cần biết rằng bạn đang cố gắng điều gì, điều gì thành công ngoài mong đợi và điều gì bạn cần làm để đạt tới.

Rất nhiều vấn đề thiết kế tồn tại trên các trang web và ứng dụng, điều này có nghĩa là bạn cần biết về các mục tiêu, điều gì người dùng mong muốn, điều gì họ đã biết và bối cảnh hay dữ liệu mà bạn sẽ làm việc.

Vậy làm thế nào để có một câu trả lời tốt hơn? Bạn không tìm kiếm chúng bằng cách nghĩ về cách tiếp cận có thể tốt nhất. Bạn tìm chúng bằng cách làm việc với các câu trả lời có tiềm năng đúng. Với mỗi cách tiếp cận thay thế:

  • Thiết kế nó chi tiết nhất ở một cấp độ có thể: Một số biện pháp thay thế sẽ biến mất tự động khi bạn làm việc với các chi tiết thực và dữ liệu thực.
  • Kiểm tra mỗi cách tiếp cận: Một số sẽ từ từ không tốt khi dùng nó thực tế với người dùng thực. Tôi không chỉ nói tới phương pháp kiểm tra tính khả dụng, mà còn cả việc dùng thử để xem điều gì xảy ra.
  • Tinh chỉnh những cái tốt nhất

Và điều quan trọng nhất, sẵn sàng thay đổi câu trả lời tốt nhất. Khi bối cảnh thay đổi, vì vậy giải pháp thay đổi. Tiếp tục tinh chỉnh và làm nó tốt hơn; và đừng có cố gắng để tìm chỉ 1 câu trả lời tốt nhất. Nó không tồn tại.

Giới hạn nội tại

Bạn đã bao giờ cảm thấy rằng thiết kế của bạn lỗi thời và cho dù bạn đã thực hiện nhiều thay đổi nhỏ nhưng không hề kiểm tra lại toàn bộ và không có những cải tiến lớn với nó.

Nếu vậy có lẽ bạn đang gặp vấn đề mà Andrew Chen gọi là “Giới hạn nội tại”. Sự Giới hạn nội tại là việc những thứ mà đã chạm tới giới hạn cuối của thiết kế hiện tại.. Nó có hiệu quả trong phạm vi tối đa của nó. Cho dù bạn đã tinh chỉnh cả 100 lần thì nó cũng không cải thiện là bao; Hiệu quả của nó đã đi tới giới hạn.

Việc đạt tới giới hạn này thường xảy ra khi những người tiến hành UX quá tin tưởng vào phương pháp kiểm tra a/b hay những cách kiểm tra để tạo sự cải tiến. Những kiểu thiết kế này là đặc thù của Google và Amazon… họ làm rất nhiều, rất nhiều bài test, nhưng hiếm khi thực hiện thay đổi lớn.

Trong khi một vòng tròn cải tiến nhỏ hơn đạt chất lượng tốt hơn so với các quá trình thiết kế rối rắm mà đa phần chúng ta hay mắc phải, một trong nhưng hạn chế của loại này là tối ưu hoá một cách cực đoan tới nỗi nó liên tục và tăng dần: Bạn chỉ có thể tạo ra những thay đổi nhỏ ở một thời điểm và vì thế thiết kế của bạn tiến triển chậm.

Và nếu bạn đang thử nghiệm nghiêm ngặt, bằng cách thay đổi một thứ nhiều lần ở một thời điểm, sau đó bạn chỉ thay đổi một phần nhỏ của ứng dụng ở mỗi lần cập nhật. Vòng tròn làm việc này dựa trên việc bạn kiểm thử nhanh thế nào.

Với Google và Amazon. họ có may mắn với hàng triệu người sử dụng mỗi ngày, sẽ không gặp vấn đề vì họ chạy những cuộc kiểm thử cực kỳ nhanh chóng. Còn hầu hết những ai mới xây dựng web, lượng truy cập thấp gây rào cản lớn vì nó đồng nghĩa với việc làm kiểm thử sẽ lâu hơn do đó việc cập nhật chậm hơn.

Để minh hoạ quan điểm về Giới hạn nội tại, Chen sử dụng ví dụ về ứng dụng upload ảnh, chỉ ra rất nhiều cách để tối ưu hoá quy trình hiện có. Bạn có thể kiểm thử A/B với trang upload hiện tại, gửi nhiều email mong muốn người dùng sử dụng, gọi điện thoại nhiều hơn… Dễ dàng cho việc thiết kế và kiểm tra các cách đó.

Nhưng không lâu sau, bạn sẽ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục thực hiện cái phương pháp thay thế mà bạn đủ khả năng để kiểm thử hay là làm một thứ lớn hơn, thay đổi cấu trúc và làm mọi thứ trở nên hoành tráng.

Chen chỉ ra rằng những cách tiếp cận khác để cải thiện một ứng dụng ảnh bên cạnh việc tối ưu sẽ có hiệu quả cao hơn. Bao gồm:

  • Định vị lại sản phẩm với một giá trị lớn hơn
  • Theo sát những loại khách hàng khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của họ
  • Tăng cường “động cơ cốt lõi” của sản phẩm để việc upload hình ảnh như một phần tự nhiên của việc sử dụng sản phẩm.

Vì những thay đổi đó lớn hơn là việc chỉ thay đổi đơn lẻ, tạo ra một thay đổi lớn với chúng để có những quyết định thiết kế táo bạo. Một ai đó phải đứng lên và nắm lấy cơ hội dựa trên trực giác của họ: Điều gì sẽ khiến chúng hiệu quả thay vì chỉ kiểm thử.

Để việc thiết kế vượt qua sự Giới hạn nội tại, chúng ta cần cân bằng giữa phương pháp kiểm tra khoa học và trực giá nhạy bén của người thiết kế khi tiến hành thay đổi lớn. Chúng ta cần phương pháp thay thế thông minh giữa sự sáng tạo và tối ưu hoá, cả hai thứ đều phải có để tạo ra một trải nghiệm người dùng thành công.

Một Chiến lược nữa mà chúng ta có lẽ thực hiện, là để tối ưu cho đến khi chúng ta đạt tới điểm trở lại giảm dần: thiết kế cho đến khi những thay đổi không còn có hiệu quả nào đáng kể. Sau đó, dừng việc tối ưu và quay lại những cách phân tích khác để tiếp tục bước tới.

Tiến hành phỏng vấn. Kiểm thử người dùng. Thăm dò ý kiến, đặt câu hỏi. Tìm ra những điểm nhấn lớn nhất thay vì tập trung vào tinh chỉnh những thứ nhỏ nhặt ở giai đoạn này. Tập trung vào giai đoạn hành động. Điều khiến con người cố gắng hoàn tất? Điều gì họ đặt mục tiêu cao hơn? Đó có phải là điều ta muốn họ làm không? Điều gì là rào cản lớn khiến họ đi tiếp? Mức độ hiểu biết sẽ cho phép bạn tạo ra những thay đổi lớn hơn.

Và khi thời điểm chín muồi để tạo ra thay đổi lớn, khi bạn quyết định để nhảy ra khỏi Giới hạn nội tại để tới một thiết kế khác, hãy quyết định với niềm tin mạnh mẽ. Nhưng đừng quyên rằng việc tối ưu mới chỉ bắt đầu.

Theo 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag

user experience ux

iDesign Must-try

Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
UX Writing (Viết nội dung UX) là bất kỳ văn bản nào mà người dùng gặp phải trong quá trình tương tác với sản phẩm phần mềm. Có thể là tên…
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
Các chuyên gia trong ngành công nghiệp đã dự đoán một số xu hướng kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến thế giới thiết kế trong năm 2020 này.  Ví dụ,…