Week 16: Sự đơn giản không hề đơn giản

“Đơn giản là sự tinh tế cuối cùng” – Leonardo Da Vinci. Sự đơn giản, giải thích ra, là sự tự do từ những thứ phức tạp; Kém sang trọng hay nổi bật. Trong khi đó, sự tinh tế thường ngụ ý một vẻ đẹp có phong cách, vẻ đẹp sâu sắc. Vậy Da Vinci có mâu thuẫn với chính mình?

Ở khía cách khác. Tôi tin rằng đẳng cấp cao nhất của sự tinh tế xảy ra khi định ra được một quy trình hoàn hoản tới mức không thể thêm hay bớt một thứ gì; khi một thứ được trình bàyvà được thấu hiểu hoàn hảo rất tự nhiên nhờ trạng thái và sự thể hiện của nó.Nhìn thấy nó là biết và hiểu nó.

Điều này dường như có vẻ triết lý, nhưng người bạn đồng nghiệp của tôi, Josh Porter, đã nói gần đây. “sự tối giản không chỉ là câu nói quen thuộc – Less is more – Sự tối giản là… sự rõ ràng.” Và sự rõ ràng tới từ sự chắt lọc một cách kiên định.

Bất cứ ai định vị bản thân với nhiệm vụ tạo ra một sản phẩm thật sự có ích được sử dụng ngay lập tức và đạt tới sự tối giản không hề dễ dàng thực hiện được.

Với mỗi tính năng đơn lẻtrong một sản phẩm chúng ta phải đứng ở phía người dùng nhìn nó làm sao, các nó vận hành chức năng, vai trò của nó trong hệ thống tổng thể, cách nó tương tác để giúp thực hiện bối cảnh của việc làm thế nào và tại sao nó được sử dụng, cũng như hiểu động lực của người sử dụng.

Người thiết kế trong một quy trình kiên định của việc cân đo mỗi quyết định ưu tiên, mục tiêu của người dùngđể tạo ra một giao diện, một sản phẩm hoặc một dịch vụ mà có sự rõ ràng trong tất cả ngữ nghĩa và chức năng.

Không có sự từ chối việc khó khăn xảy ra trong quy trình này. Có một danh giới mong manh giữa sự hữu dụng tối giản và sự vô dụng phức tạp. Nhưng thực sự rằng sản phầm nào rõ ràng trong cách trình bày, độc đáo trong cách vận hành và đơn giản khi sử dụng sẽ khiến nó nổi bật hơn các đối thủ và được người dùng yêu mến.

Thiết kế vìsự tối giản là một quy trình có chắt lọc tính toán.

Chuẩn mực gắn bó của UX

Nhớ lại những lần bạn phải click chuột một cách chán nản, giận dữ. Tôi đã từng như vậy. Tôi nhớ việc tôi đã bỏ vào phần thấp nhất của trang web để xem có bao nhiêu người đọc và sau đó bấm reload để xem có thêm nhiều người hơn không.

Thời gian để click và thời gian tải trang đã từng là ông hoàng của sự chuẩn mực của web.Nhưng bây giờ chúng ta có những chuẩn mực mới để tập trung năng lượng của mình; Sự gắn bó(Engagement). Sự gắn bó của người dùng tới từ đâu, chúng ta hỏi? Họ có thường xuyên ghé thăm hay không? Họ có trải nghiệm thiết kế của chúng ta, hay là họ bỏ cuộc?

Ở đây là những danh sách cần theo về chuẩn mực gắn bó của người dùng qua những năm qua. Khi bạn xemdanh sách những chuẩn mực từ những thứ vô nghĩa (số lần bấm) tới những thứ rất ý nghĩa (hoạt động hàng ngày – activities). Đây là một chuỗi những chuẩn mực gắn bó mà bạn có thể sử dụng cho dự án của mình.

Hits (số lần nhấn): Có bao nhiêu yêu cầu gửi tới server? Điều này bao gồm cả những lần nhấp tới hình ảnh, đoạn mã, file và tất cả những thứ khác và có thể tới từ mọi thứ, thậm chí là những thứ từ máy móc như spider hay các ứng dụng.

Số lượt xem trang (page views): Là đầu tàu của nền kinh tế web trong nhiều năm qua, page views đơn giản là số lần bấm và lần mở các trang web. Chúng là xương sống của web analytics (phân tích web) trong nhiều năm và những nền tảng quảng cáo tiếp tục dựa trên chúng như một tiêu chuẩn để đong đếm.

Số lần ghé thăm (visits); Người dùng có thường xuyên ghé thăm trang của bạn không? Số lần ghé thăm là một số lượng các lần xem các trang tới từ một địa chỉ máy tính được xác định (không cần thiết phải là một người).

Điều này cho bạn một cảm giác tổng quan về số lượng tương tác, nhưng nó có thể có ít giá trị nếu những người đó tới và bỏ đi ngay lập tức hoặc một người ghé thăm mỗi 5 phút một lần.

Một cách khác để xem làm sao người ghé thăm có thể bị làm giả là 1 triệu lần ghé thăm có thể tới từ một người, hoặc 1 triệu người truy cập và rời đi ngay lập tức.

Khách đơn – hay khách duy nhất(unique visitors); Có bao nhiêu cá nhân ghé thăm? Điều này cho bạn một khái niệm tổng thể về số lượng người bạn cần làm hài lòng. Một người có thể thực hiện nhiều lần ghé thăm.

Returning Visitor (số người quay lại); Có bao nhiêu người ghé thăm trang bạn hơn một lần? Điều này là sự khởi đầu để tính sự gắn bó rằng ai đó đạt được giá trị tốt từ bạn. Nó cũng bao gồm cả những người vào trang bạn hơn một lần và không nhận ra sự gắn bó.

Register Users (người đã đăng ký); Những người đã đăng ký là một chuẩn đo sự gắn bó có giá trị bởi vì họ gồm những người đã thực hiện nhiều bước để trở thành thành viên của hệ thống. Họ đã quyết định để tạo tài khoản, điều này ngay lập tức tách họ ra với những người hiếm khi ghé thăm.

Customers (khách); Họ là những người đã hoàn thành việc giao dịch với bạn, vì thế họ là những người rất có tiềm năng để quan tâm hơn nữa. Họ là những người đã đăng ký và quyết định thực hiện thêm những bước để trả bạn tiền.

Frequency (thường xuyên); Đo đạc độ thường xuyên của những người quay lại trang. Nó tính toán bằng cách chia tổng số lần ghé thăm (visit) với tổng số khách đơn (unique vistor). Nó dùng để đo sự trung thành.

Thời gian trên trang; Phản ánh thời gian người dùng sử dụng ứng dụng của bạn. Tất cả nói lên thời gian họ trên trang là thời gian họ gắn bó.

Daily Active User: Người dùng hoạt động hàng ngày; Phản ánh bao nhiêu phần trăm số người dùng quay lại mỗi ngày. Điều này được coi làtiêu chuẩngắn bó chủ chốtvì nó phát đi dấu hiệu về sự gắn bó cao, nó chỉ bao gồm những người đã đăng ký và ghé thăm mỗi ngày (vì họ là khách quay lại – returning). Điều này một một trong những tiêu chuẩn quan trọng được sử dụng bởi mạng xã hội.

Xa hơn, khi chúng ta có số liệu điều tra chi tiết để kéo họ vào dự án Ux của chúng ta, chúng ta thậm chí có thể cụ thể hơn tình trạng của chính chúng ta. Điều này thường tới từ một mẫu những hành động cụ thể (ai mời ai, ai bắt đầu một nhóm, ai cho ra nhiều bài viết) chúng la những phần cốt lỗi của bất cứ cái gì chúng ta đang xây dựng.

Cho mỗi dự án thiết kế, nhữnh hàng động cốt lõi và tiêu chuẩn sẽ khác nhau một chút. Hơn nữa tiêu chuẩn gắn bó cốt lõi có thể bao gồm một số sự kết hợp của những danh sách trên với những gì bạn cần biết nếu bạn đủ sức gắn kết người dùng trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Dịch từ 52weeksofux

Cùng tác giả

#Tag

user experience ux

iDesign Must-try

Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
UX Writing (Viết nội dung UX) là bất kỳ văn bản nào mà người dùng gặp phải trong quá trình tương tác với sản phẩm phần mềm. Có thể là tên…
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
Các chuyên gia trong ngành công nghiệp đã dự đoán một số xu hướng kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến thế giới thiết kế trong năm 2020 này.  Ví dụ,…