VFX - Định hình và sáng tạo những thế giới bất khả thi

VFX là gì? Làm thế nào và tại sao các nhà làm phim lại sử dụng nó?

Nhờ sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp điện ảnh, rất nhiều người trong chúng ta đều đã trải nghiệm những thế giới đầy ma thuật dường như không thể tồn tại trên Trái Đất. Ngay cả khi không thật sự mặn mà với thể loại giả tưởng, chắc hẳn hầu hết chúng ta cũng từng thấy qua những hiệu ứng hình ảnh vô cùng đặc biệt (VFX) xuất hiện đâu đó trong đời sống hàng ngày – dù trong rạp phim, quảng cáo hay thậm chí là trò chơi điện tử. Vậy VFX là gì? Làm thế nào và tại sao các nhà làm phim lại sử dụng nó? Nào hãy cùng iDesign bắt đầu khám phá VFX bằng cách xác định thuật ngữ của nó thông qua các ví dụ mang tính sử thi từ một số bộ phim cụ thể nhé.

VFX trong Avatar

Định nghĩa VFX và những gì mà nó đại diện

VFX là viết tắt của hiệu ứng hình ảnh (Visual Effect). Gọi tắt là Visual F X, hay ngắn hơn nữa là VFX! Trước khi cho bạn một số ví dụ minh hoạ, cùng tôi xác định nó nào!

VFX là gì?

Hiệu ứng hình ảnh (VFX) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả hình ảnh được tạo ra, xử lý hoặc tăng cường dành cho bất kỳ bộ phim hoặc phương tiện truyền thông chuyển động nào, thứ thường không thể diễn ra trong quá trình quay thực tế (live-action). VFX là sự tích hợp giữa cảnh quay thực tế và hình ảnh được điều chỉnh để tạo ra môi trường cuối cùng trông thực tế nhất cho bối cảnh. Những môi trường được tạo ra thường quá nguy hiểm để có thể quay thật hoặc đơn giản chỉ là nó không hề tồn tại. Họ sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI) và phần mềm VFX cụ thể để biến điều đó trở thành hiện thực. Nhà sản xuất VFX sẽ liên hệ với các đạo diễn cũng như nhà quay phim để xác định ra một số cảnh quay yêu cầu họ quay bằng phông xanh.

Weta Digital thực hiện VFX cho Avengers: Endgame

Hiệu ứng hình ảnh khác với hiệu ứng đặc biệt (special effect) vì chúng đòi hỏi sự can thiệp của máy tính và thường được thêm vào sau khi quay. Hiệu ứng đặc biệt hoặc SFX được thực hiện ngay trên phim trường – chúng là thứ như những vụ nổ có chủ đích và kiểm soát nhất định, vết thương giả do súng hoặc những pha rượt đuổi căng thẳng, v.v.

Ví dụ về VFX sẽ là những con rồng bay ngang trời trong Game of Thrones hoặc một phi thuyền không gian uốn lượn trong Star Wars.

Một số phần mềm VFX phổ biến

  • Adobe After Effects
  • 3Ds Max
  • Boujou
  • Maxon Cinema 4D
  • Autodesk Maya
  • Mocha
  • Nuke
  • Syntheyes

VISUAL EFFECTS TRONG PHIM
Ví dụ về VFX trong phim

Vậy, các nghệ sĩ, nhà sản xuất và nhà biên tập VFX sử dụng những hiệu ứng này như thế nào?

Chà, họ là những người ẩn mình trong quá trình hậu kỳ, sử dụng hình ảnh do máy tính tạo ra (CGI) để phô diễn nên loạt hình ảnh không tưởng mà chúng ta thường hay thấy. Điều này ngày càng trở nên phổ biến trong các bộ phim có kinh phí lớn.

Hãy xem qua một số ví dụ:

HIỆU ỨNG VISUAL CỦA DISNEY
VFX trong Dumbo (2019)

Disney thật sự rất nghiêm túc. Họ đang dốc toàn lực trong việc dựng lại những live-action một cách đúng nghĩa. Và bởi vì phải đối phó với động vật biết nói, nên chúng cũng phải sở hữu một số hiệu ứng hình ảnh vượt trội tương đương.

Sự tái tưởng tượng của đạo diễn Tim Burton bắt đầu bằng một mô hình voi đất sét được quét vào máy tính để làm nên hình ảnh chuyển động.

VFX trong Dumbo

HIỆU ỨNG VISUAL MOCAP
VFX trong Dawn of the Planet of the Apes (2014)

Sử dụng kết hợp giữa cảnh quay chuyển động và hoạt hình bằng tay, Weta Digital muốn ghi lại những màn trình diễn chân thực nhất có thể.

Hiệu ứng hình ảnh đặc biệt trong Dawn of the Planet of the Apes

HIỆU ỨNG VISUAL CỦA BULLET TIME
VFX đột phá trong The Matrix (1999)

Bộ phim kinh điển này chắc hẳn đã nâng cao chuẩn của mực kỹ thuật điện ảnh lên theo nhiều cách khác nhau. Có một cảnh quay mang tính biểu tượng, nơi nhân vật của Keanu Reeves né một viên đạn. Xem qua dưới đây.

Đoạn cắt VFX “Bullet Time” trong The Matrix

Họ đã làm điều đó như thế nào? Khoảnh khắc bị đóng băng này được thực hiện bởi Giám sát VFX, John Gaeta, đã sử dụng một thứ gọi là “Bullet Time”. Gaeta đã làm việc với các đạo diễn và nhà quay phim để đặt 122 camera tĩnh xung quanh Reeves, sau đó kích hoạt chúng theo trình tự.

Nhưng để đảm bảo máy ảnh không bị nhìn thấy, anh đã tạo nên các lớp phông nền chân thực để có thể loại bỏ chúng.

Giải thích VFX “Bullet Time”

Ngoài ra, mã máy tính trên màn hình là thứ chưa từng được thực hiện trước đây, hoặc ít ra là chưa được thực hiện một cách bài bản.

GaetaKim Libreri, một giám sát viên VFX thứ hai, cùng những người còn lại trong nhóm đã có thể cung cấp cho khán giả ý tưởng “tư duy bằng mã” này.

Tài nguyên bổ sung

Tất nhiên, chúng ta không thể học được VFX đơn giản chỉ thông qua phim ảnh. May mắn thay, có rất nhiều khóa học trực tuyến thú vị sẵn sằng giúp đỡ những ai đang đặc biệt quan tâm đến vùng đất kỳ ảo này. Nền tảng Lynda.com hiện đang giảng dạy một khóa học VFX được giới chuyên môn đánh giá khá cao, bên cạnh khóa đào tạo VFX của Udemy cũng không hề thua kém. Cùng thử lửa đam mê nào các bạn!

Người dịch: Nam Vu
Nguồn: studiobinder

Cùng tác giả

#Tag

cinematography creative film film industry SFX tua phim VFX

iDesign Must-try

Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Khi nội tâm được “vẽ ra” qua hình ảnh chú vịt lười biếng
Nghệ sĩ Hàn Quốc Ssebong dường như đã tạo nên cả một vũ trụ đáng yêu thay lời cho cuộc sống thực tế, nơi có những nhân vật cùng tuyến…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Cuộc thi We Liberty #25: Khi tưởng tượng là tiền đề của những không tưởng
Cuộc thi We Liberty #25: Khi tưởng tượng là tiền đề của những không tưởng
Cuộc thi thiết kế sáng tạo We Liberty #25 chính thức được khởi động. Đây là sân chơi để các bạn trẻ cùng Piaggio Liberty khai phá những cảm hứng…
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021
“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” –…
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Georges Méliès - người đặt nền móng cho các hiệu ứng trong lĩnh vực điện ảnh
Mặc dù máy tính đảm nhiệm hầu hết các công việc trong những bộ phim mà con người thưởng thức, nhưng có thể nói rằng nếu không có Méliès thì…
Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
Tập 2 - PURE NOW Show: ‘Dù được trả 1 đô hay 100 đô, bạn cần phải làm tốt nhất có thể’ - Chris Catchpole
Phù thủy sáng tạo, đó là danh xưng mà người ta ưu ái dành cho Chris Catchpole – nhà lãnh đạo, giám đốc điều hành của DDB/ Rockstar/ BBDO/ OLPOHA. Sở hữu…