Sự khác biệt giữa nhà thiết kế “tốt” và “vĩ đại”

Việc so sánh có thể khá khó khăn.

Chúng ta thường xác định một sự vật riêng biệt có tốt hơn các sự vật khác không bằng cách dựa vào mối tương quan giữa chúng, nhờ đó chúng ta có thể lựa chọn ra điều tốt hơn trong những điều tốt nhất. Các mối liên hệ này giúp chúng ta có những quyết định hiệu quả hơn. Thậm chí khi con người không có bất kỳ ý nghĩ nào trong việc xác định giá trị của một sự vật thì chúng ta vẫn thường đánh giá chúng dựa trên những cảm xúc và trải nghiệm cá nhân.

Hầu hết các quyết định của chúng ta đều dựa trên những mong muốn bên trong. Bạn có thể muốn một thiết kế có thể giải quyết vấn đề hơn là một thiết kế chỉ dùng để trang trí. Chính việc so sánh các giá trị và cảm nhận cho phép chúng ta có khả năng phân biệt giữa một thiết kế hoàn hảo và phần còn lại.

Sự khác biệt tinh tế này chính là yếu tố để chúng ta phân biệt giữa một nhà thiết kế tốt và một nhà thiết kế vĩ đại. Như bất cứ thể loại nghệ thuật nào khác, bạn không thiết kế một điều gì đó chỉ bởi vì nó cần thiết. Bạn thiết kế điều đó bởi nó có khả năng lấp đầy khoảng cách giữa nhu cầu và mong muốn. Điều đó cũng được định hình bằng cách đi sâu vào việc trả lời các câu hỏi như “Tại sao chúng ta lại làm điều này?” hay “Làm cách nào mà chúng ta có thể thỏa mãn được mong muốn của người dùng”

Not everybody can be famous. But everybody can be great because greatness is determined by service.


― Martin Luther King Jr.

Sau khi hiểu được sự khác biệt tinh tế này, hãy cùng xem xét những yếu tố để phân biệt sự giữa một nhà thiết kế tốt và một nhà thiết kế vĩ đại.

Đối với những nhà thiết kế tài năng, phê bình thiết kế hoàn toàn không phải là một sự xúc phạm.

Chắc hẳn bạn cũng đã từng phải đối mặt với những khách hàng cứng đầu và thường xuyên bắt bạn phải sửa đi sửa lại những mẫu thiết kế. Đôi khi bạn còn nghe văng vẳng câu nói “Cái này dễ mà em, nếu chị biết Photoshop thì chị cũng không phải nhờ em đâu”.

Điều đó thường xuyên khiến bạn bối rối phải không?

Nhưng bạn biết đấy, những nhà thiết kế tài năng họ sẽ không bị nản lòng bởi những lời phê bình đó. Bởi vì họ sẽ luôn đứng đó, nhận lấy hết tất cả mọi lời phê bình và biến nó thành động lực của riêng họ. Họ sẽ không chỉ ngồi làm việc để nhận lương và cố gắng trút bỏ công việc càng sớm càng tốt. Việc mong muốn kết thúc quá trình thiết kế một cách vội vã là một cái bẫy mà bạn sẽ tự đặt bản thân vào để rồi cuối cùng nó sẽ dẫn bạn đến thất bại. Khách hàng bỏ rơi bạn còn bạn thì mất đi động lực làm việc.

Bạn nên bắt đầu với việc đặt câu hỏi ‘tại sao’ để hiểu rằng điều gì khiến khách hàng của bạn cảm thấy bị tổn thương. Sau khi ngồi xuống với một tâm trí minh mẫn, tập trung sử dụng tất cả những kĩ năng thiết kế mà bạn có để thể hiện chúng lên trên mặt giấy. Cần hiểu rằng kể cả khách hàng của bạn cũng có những ‘deadline’ của riêng họ để không phá hỏng tác phẩm của bạn bằng một thiết kế ‘tạm bợ’ nào đó. Hãy trân trọng thời gian và ý tưởng của mỗi người.

Quá trình thiết kế tập trung vào con người để giải quyết những vấn đề thường nhật của họ bằng việc thấu hiểu và cảm thông. Chính vì vậy, theo một cách tự nhiên, bạn không thể tạo một thiết kế tuyệt vời chỉ với một lần duy nhất. Chỉ khi bạn dành thời gian cho nó, trải qua các bước của quy trình thiết kế, nhận lấy mọi sự phản hồi, phê bình để dần dần phát triển nó, bạn mới có thể đạt được thành quả đáng mong đợi. Đôi khi bạn thậm chí còn có thể nhìn thấy những sai lầm trong sản phẩm của mình nhưng bạn vẫn sẽ kiên trì tìm kiếm cho nó ánh hào quang còn thiếu. Và cuối cùng bạn sẽ học được cách để nhìn ra sự khác biệt giữa những điều thông thường và những điều phi thường.

Như một lẽ thường tình, tất cả chúng ta thường hay có xu hướng tự nghi ngờ về bản thân. Tuy nhiên, đừng ngần ngại, hãy trở thành nhà phê bình tồi tệ nhất của chính bạn, tự vấn bản thân mỗi ngày cho đến khi cả thế giới phải tung hô bạn. Hầu hết những lời khuyên đều quá chung chung nhưng đó vẫn luôn là cách mà chúng trở nên hữu ích. Sau đây là một số điều quý giá mà chúng tôi góp nhặt được:

  • Đừng bị ám ảnh bởi các chi tiết. Chúng ta gắn bó với các vấn đề chứ không phải giải pháp của bản thân.
  • Đừng trở nên tự phụ. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thiết kế, tiếp tục trò chuyện với khách hàng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn phát triển xa hơn.
  • Đừng tự tạo cho mình quá nhiều mục tiêu. Hãy bắt đầu những bước nhỏ với duy nhất một mục tiêu.
  • Đừng lo sợ việc thất bại và những lần phải ‘đập đi xây lại’. Hãy tự phê bình thiết kế của chính bạn trước khi bất kì ai làm điều đó.

Những nhà thiết kế vĩ đại thì luôn tham vọng và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Hãy nhìn nhận điều này, để trở thành một nhà thiết kế vĩ đại là một việc không tưởng. Nhưng chờ đã!, chẳng phải việc trở thành một nhà thiết kế luôn là mơ ước từ khi còn bé của bạn? Chẳng phải thiết kế là việc mà bạn có thể làm ngay cả khi đang mơ màng trong giấc ngủ?

Không!

Những nhà thiết kế vĩ đại không mang trong mình bất cứ ánh hào quang nào. Họ là con người với những mục tiêu cụ thể, thực tế và hoàn toàn khả thi. Họ là những người có tham vọng, hoài bão, ý chí để giúp họ có thể tìm kiếm ý tưởng từ bất cứ đâu – dù cho đó là một cuộc đi bộ trong rừng hay một chuyến đi bụi tới một nơi lạ lẫm, họ là người sẽ tìm ra những hình thù, chất liệu màu sắc mới để tạo ra nguồn cảm hứng mới mẻ cho chính mình.

Họ không tranh đua với những nhà thiết kế khác, họ cạnh tranh với chính bản thân họ. Họ không làm việc để nhận lấy những lời tán dương, họ làm việc để trở thành một ‘tôi’ tốt hơn, hoàn thiện hơn. Họ tập trung vào việc thực thi chứ không phải những kết quả. Họ hướng tới việc giải quyết vấn đề chứ không chỉ để được xã hội chấp nhận. Những nhà thiết kế tham vọng thể hiện bản thân với những lối suy nghĩ mới mẻ. Họ chuyển từ phương pháp thử nghiệm và kiểm tra và sử dụng khả năng sáng tạo của riêng họ để tìm ra một phong cách đặc biệt, một hướng tiếp cận mới cho những vấn đề chưa được để ý đến hoặc từng được cho là không thể giải quyết.

Những nhà thiết kế vĩ đại tối giản hóa mọi thứ

“Khả năng tối giản hóa có nghĩa là loại bỏ những chi tiết không cần thiết để những chi tiết cần thiết có thể phát huy tối đa khả năng”


– Hans Hofmann.

Tối giản hóa mọi thứ không chỉ quan trọng trong thiết kế hay làm thương hiệu, nó còn được áp dụng trực tiếp trong đời sống. Những nhà thiết kế tài năng có thể nhận biết được các chi tiết nhỏ, họ đặt ra những nghi vấn về tất cả mọi yếu tố. Cảm thấy có quá nhiều màu sắc? Họ sẽ chuyển nó trở lại monotone hoặc dual-tone. Quá nhiều những tương tác vi mô? Giảm nó xuống lẹ đi! Những nhà thiết kế vĩ đại tạo sự chỉn chu, hài hòa, kể cả khi điều đó có nghĩa là họ phải phá vỡ một vài quy tắc.

Trong thâm tâm, những nhà thiết kế như vậy luôn tìm kiếm một vấn đề để có thể giải quyết. Do vậy, họ thường tập trung vào những chi tiết. Thử nghiệm với màu sắc, những tương tác, typography, icons hay thậm chí shadow của vật thể. Họ tìm kiếm những nơi mà người dùng có thể gặp phải vấn đề khi tương tác, thực hiện lại những thao tác đơn giản nhất để hoàn thành một tác vụ. Tất cả những chi tiết đó giúp chúng ta phân biệt giữa một nhà thiết kế tốt và một nhà thiết kế tồi. Trong khi những hình ảnh thị giác độc đáo thu hút người xem thì trải nghiệm người dùng lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Điều này cũng giống như việc bạn mở ô cửa sổ ra và thấy một khung cảnh tráng lệ nhưng lại e ngại tiếng ồn xung quanh nên bạn quyết định rào nó lại. Do đó, chỉ quan tâm đến tính thẩm mĩ thôi là chưa đủ, bạn còn cần phải tránh việc khiến nó trở thành nhân tố gây cản trở trong quá trình trải nghiệm.

Những nhà thiết kế vĩ đại thiết kế ít đi trong khi suy nghĩ nhiều hơn

Và họ làm nó chính xác như một ông chủ. Cụm từ nổi tiếng cho việc này là “Chủ nghĩa tối giản”. Một người theo chủ nghĩa tối giản không có nghĩa là họ bỏ đi thứ gì đó mà là có cho mình một lượng vừa đủ của mọi thứ. Trong cuốn ‘Nghệ thuật bài trí của người Nhật’ của Marie Kondo, cô nói rằng “dọn dẹp là khi bạn cầm mỗi đồ vật trên tay và tự hỏi liệu nó có mang lại sự vui vẻ cho bạn không và sau đó quyết định xem có nên giữ nó hay không”.

Những nhà thiết kế vĩ đại cân nhắc quyết định của họ theo cách tương tự. Họ sẽ suy nghĩ đủ hai lần trước khi áp dụng tất cả những kiến thức thiết kế của mình vào một website/ứng dụng. Họ cẩn trọng trong việc sử dụng màu sắc, khoảng trắng, họ cân nhắc đến các yếu tố tương phản, căn chỉnh và băn khoăn đến tất cả các chi tiết nhỏ nhất.

Họ thường xuyên phác thảo. Họ biến việc sử dụng bút và giấy như một công cụ để lên ‘khung xương’ cho các ý tưởng. Các quyết định thiết kế của họ không hề có sự thiên vị của người dùng và họ sẽ lấy phản hồi từ phía người dùng cho mọi quyết định mâu thuẫn.

Họ suy nghĩ về người dùng mọi lúc

Khi Sony bán những chiếc TV đầu tiên, họ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu trên toàn thế giới bằng việc đến các hộ gia đình và phỏng vấn người dùng, nhờ đó họ đã kết hợp được góc nhìn từ phía người dùng trong giai đoạn đầu tiên của sản phẩm. Trước khi sản phẩm được tung ra thị trường, Sony đã đến với người tiêu dùng và thực hiện kiểm tra hàng loạt các yếu tố của sản phẩm như khả năng xem, khả năng hiểu biết hay những tín hiệu phản hồi. Bằng kết quả nghiên cứu, Sony tiếp tục quá trình này trong khi không ngừng khắc phục những vấn đề về tính khả dụng.

Tương tự, những nhà thiết kế vĩ đại luôn lo ngại đến những yếu tố rất nhỏ mà người dùng có thể gặp phải, như việc làm sao để giúp người dùng có trải nghiệm trực quan hơn trong màn hình on-boarding? Làm sao để trải nghiệm shopping trở nên thỏa mãn người dùng hơn? Làm sao chúng ta có thể thực hiện quá trình checkout chỉ với 3 bước?


Biên dịch: Limon
Nguồn: UXplanet

Cùng tác giả

#Tag

bí quyết thiết kế design hack good designer great designer lời khuyên thiết kế người thiết kế nhà thiết kế personal growth thiết kế sản phẩm thiết kế UI thiết kế ux

iDesign Must-try

Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
Trong một thế giới mà hàng triệu sản phẩm và thiết kế được ra mắt mỗi năm, A’ Design Awards & Competition đã ra đời với mong muốn giới thiệu…
Khi thiết kế cũng cần lên đỉnh!
Khi thiết kế cũng cần lên đỉnh!
Nhà tâm lý và kinh tế học hành vi từng đoạt giải Nobel Daniel Kahneman đã khám phá ra một điều thú vị là ở chúng ta luôn tồn tại…
Tài liệu thiết kế là gì? Sự quan trọng của tài liệu thiết kế
Tài liệu thiết kế là gì? Sự quan trọng của tài liệu thiết kế
Đối với nhiều nhóm sản phẩm, tài liệu thiết kế là một vấn đề suy nghĩ sau cùng. Thay vào đó, họ làm theo cách tiếp cận trực tiếp, “Chúng tôi…
Nguồn năng lượng tích cực từ những thiết kế ứng dụng yếu tố ánh sáng
Nguồn năng lượng tích cực từ những thiết kế ứng dụng yếu tố ánh sáng
Sự dung hòa giữa khoa học, thiết kế và kỹ thuật mang đến những thiết kế tuyệt vời cho cuộc sống con người và giúp chúng ta giải quyết rất…
11 Bí mật về công việc thiết kế web sẽ không ai nói với bạn
11 Bí mật về công việc thiết kế web sẽ không ai nói với bạn
Là một nhà thiết kế web, chắc hẳn, bạn sẽ có nhiều điều để suy nghĩ trong thị trường đầy cạnh tranh này. Bạn có các kỹ năng, sự tinh tế,…