“Sát thủ đầu mưng mủ” từ góc độ phát triển nghệ thuật

Mấy ngày này trên các mạng xã hội, các tờ báo chính thống xôn xao "vụ việc" cuốn truyện "Sát thủ đầu mưng mủ" bị khen, chê, và rôì cuối cùng bị thu hồi.

Tôi, Bachi thực ra muốn đứng ngoài để xem sự việc xảy ra, và cũng không nghĩ nó phải nghiêm trọng tới mức phải thu hồi. Trong bài viết này tôi muốn đứng ở góc độ quy luật phát triển của nghệ thuật để bình luận.

Không phải bàn cãi, Truyện tranh hoạt hình là một hình thức nghệ thuật, có thể coi nó là một dạng nghệ thuật Pop Art – Dạng nghệ thuật mà thay vì sử dụng các hình thức nghệ thuật truyền thống, thì sử dụng các hình thức gần gũi hơn như Vẽ trên tường, Nhiếp ảnh, cắt dán… và Truyện tranh.

Các hình thức Pop Art không cần người thưởng thức phải có một trình độ uyên thâm để hiểu, nó phục vụ số đông trong xã hội, thường là những người trẻ, đã quá chán chường với những lề lối, quan niệm cũ.

"Sát thủ đầu mưng mủ" ra đời trong một bối cảnh có quá nhiều những gì có thể được quy là Pop Art – với quá nhiều sản phẩm, tác phẩm, thông tin rẻ tiền đến với giới trẻ mà chẳng có cái gì để lại được ấn tượng.

Những sản phẩm này thực sự không giúp ích được cho sự phát triển của nghệ thuật (gồm cả âm nhạc, hội họa, và các hình thức nghệ thuật khác), khiến những thế hệ đi trước cho rằng gì thuộc về giới trẻ thường lệch lạc về "định hướng".

Cho dù cuốn sách của Thành Phong nếu so với những tác phẩm "rẻ tiền" được cấp phép và tiếp tục được bầy bán trên các kệ sách, thì hay hơn rất rất nhiều.

Tuy nhiên cũng chính vì ra đời trong một giai đoạn nhạy cảm về văn hóa, với các "chuyên gia" định hướng văn hóa, thể hiện sự bất lực, đồng thời mất niềm tin vào những gì họ biết và những gì họ thấy đầy rẫy ngoài xã hội.

Họ coi những gì không được chú ý, những gì không có phản ánh, khen chê là những gì được chấp nhận. Còn những gì được chú ý, được quan tâm là vấn đề cần mổ xẻ từng chân tơ kẽ tóc.

Trong các quá trình mổ xẻ đó, các nhà quản lý "kinh nghiệm" thấy rằng những gì không thấy trước đây thì không nên làm, và một phương thức "kinh điển" được đem ra áp dụng là Cấm.

Thật ra đó là một quy trình phát triển hoàn toàn bình thường của xã hội và điều này đã từng xảy ra từ những năm 1950 tại phương Tây, tức là cách đây khoảng 60 năm.

Ở quy trình đi lên này, các hình thức nghệ thuật, và các thử nghiệm sẽ bị đánh giá và xem xét, thậm chí Cấm, đặc biệt là những gì đầu tiên, những gì "chưa từng được biết tới" cho đến khi nó được coi là một hình thức đã từng xảy ra và có trong tâm trí những thế hệ mới, cởi mở và dễ chấp nhận hơn.

Tôi viết bày nài không có mục đích than phiền những người ban ra lệnh cấm, mà mục đích giúp các bạn, những người phản đối và ủng hộ bộ truyện nhận thấy các bạn là những tác nhân trong vòng quay phát triển. Việc khen/chê là những hành động giúp vòng quay nhanh hơn.

Và trong vòng quay đó từ việc Cấm tới việc Cho Phép (dù nhanh hay chậm) vẫn cần phải có thời gian.

Bachi

P/s: Mong rằng Thành Phong luôn giữ lửa trong công việc cần tài năng của anh.

Cùng tác giả

#Tag

Cà Phê - Trà Đá hoa si minh hoa

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã. Bà đã…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…