Week 23: Lỗi quy kết

Trong một cuốn sách nổi tiếng The Tipping Point, tác giả Malcolm Gladwell chỉ ra các đặc trưng của những người có ảnh hưởng vào một trong ba kiểu: Kết nối, Đào tạo và Bán hàng (connectors, mavens, and salesmen).

Ông mô tả mỗi kiểu người trên có những món quà hiếm hoi khiến họ không như những người khác, họ có thể kết nối những người khác vô cùng hiệu quả, họ là những nguồn thông tin quý giá, hay họ có khẳ năng thuyết phục người khác về thứ gì đó. Gladwell cho rằng những kiểu người trên tạo ra những thuật ngữ lan truyền rộng rãi.

Miêu tả con người với “mỗi kiểu nhất định” gây thu hút. Rất dễ để tóm tắt với các diễn giải hành vi; “Oh, anh ta lập dị” là cách chúng ta nói khi ai đó làm những điều lập dị/ “Cô ấy thiên tài” khi chúng ta thấy ai đó làm những điều không tưởng mà chúng ta không hình dung ra được. “Bob là một người kết nối” là câu chúng ta nói khi Bob giới thiệu chúng ta với những người nổi tiếng. Một khi chúng ta quy kết ai đó vào một kiểu người nào đó, chúng ta không phải nghĩ nhiều về việc họ làm… bởi vì họ chính là mẫu người đó.

Thật không may cho Gladwell, hành vi của con người phức tạp hơn những gì có thể mô tả về mỗi kiểu người . Khi chúng ta cố gắng thu gọn mỗi người vào một kiểu, chúng ta rơi vào những gì được gọi là Lỗi quy kết.

ux-23-img

Trong tâm lý học, Lỗi quy kết mô tả khuynh hướng nằm ngoài những gì xác định, hoặc sự giải thích cá tính cơ bản bằng cách quan sát hành vi của người khác so với những gì được xác định bởi hành vi đó.

Nói cách khác, khi giải thích một hành vi của ai đó, chúng ta cho rằng họ đã hành động theo một cách có sẵn bởi vì họ là loại người như vậy, không phải vì hoàn cảnh nào tạo ra điều đó. Nhưng khi chúng ta tìm hiểu kỹ hơn chúng ta thấy rằng hầu hết các hành vi đều gián tiếp… con người làm cách đó vì bối cảnh đang xảy ra xung quanh.

Trong thiết kế, khi chúng ta thiết kế khơi gợi hành vi người dùng, chúng ta thường rời vào việc Lỗi quy kết. Chúng ta nó những điều như “Anh ấy là người dùng đầu tiên” hay là “Cô ấy là một người có ảnh hưởng” như thể rằng điều gì đó chỉ cho chúng ta điều chúng ta cần thiết kế. Lỗi quy kết rất phổ biển… đó là hành vi tự nhiên của con người để phân loại người khác.

Thật thú vị (có thể tồi tệ) khi chúng ta giải thích những hành động của chính mình, chúng ta thường tập trung vào những trường hợp mà chúng ta đang vướng phải, và không phải những kiểu người như chúng ta hay làm. Chúng ta nhanh chóng mô tả sự việc mà nó khiến chúng ta làm vậy… chúng ta không tổng kết những hành vi cẩn thận. Ngoài ra, hầu hết con người không thích bị gắn mác theo cách họ làm với người khác.

Một cách để giải thích sự Lỗi quy kết là tập trung vào vị trí người dùng ở trong vòng UX của họ, vòng sử dụng họ sẽ trải qua khi tương tác với sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Bằng việc biết được người dùng đang ở đâu trong vòng sử dụng, chúng ta biết được rất nhiều về hoàn cảnh hiện tại của họ và có thể bắt đầu tập trung vào việc giúp họ đi bước tiếp theo.

Đôi khi với một số người, tình trạng của họ không phải là tình trạng vật lý. Trong thiết kế (đặc biệt là thiết kế app) nó có nghĩa là tình trạng tinh thần… thời điểm họ quyết định. Nếu ai đó đặng nhập vào dịch vụ của bạn và chưa tạo tài khoản, sau đó họ cần giúp đỡ… họ chưa cảm thấy thuyết phục với giá trị họ có.. họ là những người không tham gia cuộc chơi.

Vì thế lần tới khi bạn cảm thấy như định hỏi “Những kiểu người nào sẽ dùng cái này” thì thay vào đó hãy hỏi “Họ đang ở đâu trong vòng sử dụng?” Nghĩ về nơi người dùng đang tiến hành quá trình thay vì mẫu người nào đang sử dụng sản phẩm có thể giúp chúng ta tránh những lỗi phổ biến, Lỗi quy kết.

Đổi mới -“thuật ngữ”* vĩ đại kế tiếp

Trong những năm gần đây, khái niệm về thiết kế như là một lợi thế chiến lược đã đạt được rất nhiều chú ý từ các nhà lãnh đạo. Đây là điều tốt. Càng ngày càng có nhiều nhà thiết kế (UX và lĩnh vực khác) có những tiếng nói tốt hơn trong việc định hướng của công ty về sản phẩm.

Hơn thế, những cái mới và xu hướng đang nổi lên dường như là “đổi mới”, nó được cho là một công thức bị lãng quên, chìa khoá để thành công, hoặc tốt hơn, một thứ gì đó có thể trở thành hàng hoá và đóng góp để tăng doanh thu trong quý tiếp theo. Được đấy nhưng… tôi không mua nó.

Việc lạm dụng những từ như đổi mới, gián đoạn, trò chơi thay đổi và đột phá, đang giết chúng ta. Chúng ta đang vướng vào cái tôi của mình, đánh mất mình trong sự thiếu hiểu biết của sự lãng mạn vì những thay đổi bất thường với các suy nghĩ đó.

Càng nhiều người trong một công ty sử dụng từ này, càng khiến nó giảm giá trị mà đáng lẽ nó có thể xảy ra, vì nó gây khó hiểu và gây nhàm chán cho những ai chỉ mở miêng ra nói từ này lặp đi lặp lại, cứ như thể nó là một câu thần chú có thể tạo ra tất cả.

Bạn bị phải yêu “thuật ngữ”. Các dạng gây nghiện của quáng cáo và truyền hình. Bạn có thể đã thấy nó. Trang đầu tiền trên PowerPoint trong một buổi họp kinh doanh, tài liệu quảng cáo hội nghị và những chủ đề trên internet, tất cả đều nói về “Đổi mới innovation”.

Nó là bài hát tuyệt vời được sướng bởi mọi người từ CEO tới các Chuyên viên kinh doanh tới những buổi họp mặt về Công nghệ. Nó được thường xuyên sử dụng kết hợp với thiết kế để tạo ra một luồng sinh khí mới.

Trên thực tế, nó hoàn toàn được che phủ bởi các sự cố cơ bản của quá trình kinh doanh nội bộ và sự không hiểu biết về khách hàng, thị trường hay thậm chí là tầm nhìn của bản thân sản phẩm.

“Đổi mới” không thực sự là từ tệ. Thực tế, trong tiếng gốc latin nó có nghĩa “làm mới, thay đổi.. để tạo ra thứ mới.” Ở đây trong bản thân nó, nó không phải là điều xấu. Rất nhiều công ty không ngừng phấn đấu để “sắp xếp lại” sản phẩm để tăng cường sự hài lòng của khách hàng hoặc xem xét lại quy trình sản xuất.

Những vấn đề lớn hơn xảy ra khi “đổi mới” trở thành một “thuật ngữ” được sử dụng để che đậy sự thật rằng quá trình đang áp dụng đã thất bại, những người dẫn đầu không thật sự tiến lên hay những nhiệt huyết đó đơn giản đã biến mất khỏi công ty.

Điều này không có gì mới. Như Michael Beruit đã nói gần đây “Sự điên cuồng cho đổi mới hay ít nhất là lập lại không ngừng từ ‘đổi mới’, chỉ là một chút mốt nhất thời trong chặng đường kinh doanh trong nhiều năm.” Và sự thật là nó có lẽ không tạo ra bất cứ thay đổi nào. Cho đến khi có ai đó đứng lên nói “Đủ rồi”

Đủ các loại thuật ngữ. Đủ gây ra sự lặp lại của những suy nghĩ “hứng chí”. Chúng ta cần những người lãnh đạo cam kết tập trung vào việc gây cảm hứng cho mọi người xung quanh để làm những gì thật cần thiết; để kiếm những thứ khiến sản phẩm tốt hơn và tiến lên và theo sau họ như những kẻ cuồng si.

Một ai đó có thể đưa ra quyết định khó khăn, bỏ đi những phần đã chết và cung cấp một cái nhìn sáng suốt tập trung và những gì thực sự tạo ra một sản phẩm khiến người dùng yêu mến. Để làm việc đó bạn cần tìm thấy những gì người dùng đang cần và bạn cần làm gì để tập trung thực sực điên cuồng tạo ra thứ tốt nhất.

Mỗi người chúng ta có thể tạo ra một danh sách những “thuật ngữ” mà chúng ta đã nghe hàng ngày, nhưng tôi thích thử thách chúng ta bước tới. Đừng dùng những từ “thuật ngữ”.

Bắt đầu nhận diện lĩnh vực mà bạn đang thiếu và định ra những gì cần thay đổi. Thắp lại đam mê của bạn và làm những gì bạn có thể làm tốt nhất với người khác giúp họ cũng sống lại đam mê.

Tới lúc để dừng cảm thấy hối tiếc về bản thân vì bạn nghĩ không ai nghe mình mà hãy bắt đầu làm những gì chúng ta yêu thích; Tạo ra những thứ có thể thay đổi cuộc sống con người, thậm chí là bằng những cách nhỏ nhất.

Cùng tác giả

#Tag

user experience ux

iDesign Must-try

Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác (Interaction Design) là gì?
Thiết kế tương tác là một thành phần quan trọng trong chiếc ô khổng lồ của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). Trong bài viết này, hãy cùng iDesign tìm…
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Tư duy thiết kế và những tính chất trong hệ thống
Một cách cơ bản hơn để đối phó với tính chất tạm thời của công việc là xem xét lại bản thân chúng ta với tư cách là nhà thiết…
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
7 hiện tượng tâm lý người dùng trong thiết kế UX
Đừng trở nên xấu xa và lạm dụng tâm lý học để thao túng người dùng cuối của bạn. Khi nhìn vào meme thú vị này, bạn có tự hỏi…
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy là gì và tại sao một sản phẩm lại cần nó đến thế?
Empathy (sự đồng cảm) là gì? Hiểu nôm na, Empathy là sự đồng cảm với người khác, đặc biệt khi mình từng trải qua tình cảnh tương tự. Mình có…
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
Tìm hiểu về UX Writing - khi ngôn từ súc tích mang ‘linh hồn’ đến cho thiết kế
UX Writing (Viết nội dung UX) là bất kỳ văn bản nào mà người dùng gặp phải trong quá trình tương tác với sản phẩm phần mềm. Có thể là tên…
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
5 xu hướng kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng lớn đến thế giới thiết kế
Các chuyên gia trong ngành công nghiệp đã dự đoán một số xu hướng kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến thế giới thiết kế trong năm 2020 này.  Ví dụ,…