Hội chứng kẻ mạo danh có đang hạn chế tiềm năng sáng tạo trong bạn?

“Giả vờ cho đến khi nó thành thật – Fake it till you make it” có thể là lời khuyên tồi tệ nhất. Thay vì giả mạo hãy lấy lại sự tự tin và sáng suốt trong sự nghiệp của bạn.


Xã hội của chúng ta từ lâu đã lấy tài chính hay số dư ngân hàng làm thước đo cho sự thành công, là thành tựu của con người. Điều này dẫn đến nhiều hệ thống và cấu trúc của chúng ta đang trên đà sụp đổ, vì vậy, cần xem xét lại cách ta xác định sự thành công cho bản thân. Nhiều người bắt đầu mắc hội chứng kẻ mạo danh khi không xác định được là do mình thấp kém hay đơn giản vì công việc không phù hợp với kỹ năng và sở thích của bản thân. Bạn có thể hỏi liệu điều đang làm có phải là công việc muốn làm hay không. Mặc dù có thể đạt được một mức độ thành công trong sự nghiệp, nhưng thành công này có khiến bạn thấy thật vô nghĩa không? Bạn không bao giờ bằng lòng công nhận thành quả mà mình làm ra và cho rằng đó chỉ là sự may mắn.

Xã hội từ lâu đã khuyến khích những cá nhân mắc hội chứng kẻ mạo danh tìm lại chính mình. Nếu bạn cảm nhận mình đang mắc kẹt trong căn bệnh này thì hãy dừng lại và tìm hiểu xem bạn có đang giả mạo công việc mà bạn thực sự muốn hay bạn đang giả mạo để phù hợp với chuẩn mực xã hội, cái gọi là “nên” nhưng không được là chính mình. Khi tôi viết, vẽ, hoặc tạo ra các tác phẩm nghệ thuật công cộng, tôi thấy mình làm rất tốt và được là chính mình. Khi bạn tôi theo đuổi niềm đam mê tự tay chế tác các đồ vật bằng gỗ, anh ấy cảm thấy rất mãn nguyện. Khi một người bạn khác được khoác lên mình chiếc áo nhà hoạt động, cô ấy cảm thấy hài lòng. Đối với tất cả chúng ta, đó là những sở thích; nhưng chúng ta sợ phải biến sở thích thành công việc toàn thời gian của mình. Đã đến lúc thay đổi các chuẩn mực xã hội đã thấm nhuần sâu sắc về thành công tài chính và giá trị cá nhân, ít nhất là tạm thời, hãy lựa chọn theo đuổi các công việc sáng tạo và cũng là sở thích của chính mình.

Minh họa bởi Joey Sabio

Nếu bạn thấy mình đang mắc hội chứng này, đã đến lúc xác định xem bạn có thực sự đang làm công việc mà bản thân định làm hay không. Để xác định xem bạn có đang mắc hội chứng kẻ mạo danh hay không, hãy tự hỏi bản thân mình điều này: “Liệu tôi có đang mâu thuẫn trong chính công việc của mình không?”. Nếu câu trả lời là có, bạn có thể đang làm sai. Trong bài viết này, cùng iDesign lắng nghe chia sẻ từ một số nhà sáng tạo, tất cả họ đều đồng ý: bí quyết để sống một cuộc sống trọn vẹn hơn là hãy kết nối chặt chẽ hơn với trực giác và giá trị của bạn. Nếu bạn cảm thấy mình giống như một kẻ mạo danh, thì chắc chắn bạn đang là kẻ mạo danh.


1. Nếu bạn mắc hội chứng kẻ mạo danh, bạn không đơn độc

Nghiên cứu vào giữa những năm 90 nhận thấy rằng hiện tượng hội chứng mạo danh có thể được dự đoán bởi những bậc cha mẹ, họ đánh giá có chọn lọc những khía cạnh nhất định của con mình trong khi đánh giá thấp những mặt khác. Mặc dù không được thảo luận trong nghiên cứu đó, nhưng chúng ta có thể thấy xã hội có tác động tương tự đối với từng cá nhân. Khi xã hội đánh giá quá cao thành công tài chính và đánh giá thấp những thứ khác, sẽ có sự bất hòa giữa những gì chúng ta được yêu cầu và những gì chúng ta có thể thực sự muốn. Thành công tài chính không phải là tất cả.

“Chúng ta thường coi thành công là không có sự thất bại vì xã hội luôn tôn vinh những người siêu thành đạt”.

Minh họa bởi Casey Callahan 

Đây là điều khiến chúng ta thất bại hoàn toàn, khi chỉ coi trọng một quan điểm về thành công mà mọi người đều hướng tới. Kết quả là người ta có thể tìm thấy mình trong những nghề nghiệp hoặc vai trò sinh lợi nhưng nó chẳng mang ý nghĩa cá nhân nào cả. Điều này vô tình làm cảm giác kẻ mạo danh xuất hiện. Theo Richard Gardner – tiến sĩ, một trợ lý giáo sư tại Đại học Las Vegas Nevada, người đang thực hiện nghiên cứu mới về chủ đề này, cho biết những cảm giác đó càng trầm trọng hơn khi ta so thành tích của mình với những người khác trong cùng lĩnh vực. Quan điểm lệch lạc này khiến mọi người quên mất thành công trong sự nghiệp thực sự là thế nào và có thể buộc họ phải đi theo con đường sự nghiệp phản trực giác (tức ta chọn kế toán thay cho hội họa vì ta tin rằng họa sĩ rất nghèo).

Thay vì đáp lại bằng việc cảm thấy bất an, chúng ta nên hành động. Hãy lắng nghe trực giác và vượt lên phía trước. 

2. Tin vào các khả năng – ngay cả khi bạn phải chống lại các tiêu chuẩn

Heron Preston – nghệ sĩ, giám đốc sáng tạo, nhà thiết kế và DJ với hãng riêng cho biết: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình là kẻ mạo danh cho đến khi mọi người nói tôi đang làm những điều tôi không nên làm”. Từ bé anh đã mơ tự thiết kế ra thế giới của riêng mình. Theo trực giác, anh tìm đến kiến ​​trúc, thiết kế áo phông, nhiếp ảnh, thời trang, âm nhạc và có thể trong tương lai là nhà hàng riêng: “Khi tôi còn trẻ, không có phút giây nào tôi mắc hội chứng kẻ mạo danh… “

“Mọi người không tin vào điều gì đó và họ cũng áp đặt nó lên bạn, khiến bạn tự hỏi liệu mình có đang làm đúng hay không.”

Preston chỉ bắt đầu cảm thấy mình là kẻ mạo danh khi những người khác bắt đầu đặt nghi ngờ xung quanh công việc của anh. Giải pháp vượt qua của anh rất đơn giản – bỏ ngoài tai những sự nghi ngờ và tìm kiếm một hệ thống hỗ trợ tốt. “Tôi bước ra những rập khuôn của xã hội. Bạn bè tôi ủng hộ và tôi cũng luôn ủng hộ họ. Bạn sẽ gặp rắc rối khi để người ngoài cuộc gieo rắc những quan điểm không phù hợp với trực giác của bạn.

Minh họa bởi anxelica alarcon 

“Bỏ qua các khuôn mẫu và tạo cho mình một hệ thống hỗ trợ tốt.”

Tiến sĩ Gardner cũng đã chứng minh rằng cộng đồng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Việc bạn đến gặp ai để nhận phản hồi về công việc sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận năng lực và thành tích của mình. Trong nghiên cứu của mình, ông phát hiện ra rằng khi ta liên hệ với người trong nhóm để xin phản hồi, họ thường cảm thấy mình giống một kẻ mạo danh hơn. Tuy nhiên, khi tiếp cận với một nhóm ngoài cuộc, họ cảm thấy hội chứng này ít hơn.“Tìm đến các nghệ sĩ vì kỹ năng chuyên môn nhưng tìm đến người khác vì lòng tự trọng và sự tự tin.”

3. Học cách tin tưởng vào trực giác của bạn 

Mất thời gian để phát triển niềm tin vào bản thân và trực giác của bản thân. Sam Ewan, giám đốc điều hành của công ty dotdotdash và nhà tiếp thị kinh nghiệm lâu năm, chia sẻ rằng anh lưu giữ các hồ sơ nghiên cứu về mọi thứ và sử dụng nghiên cứu đó để trau dồi trực giác của mình. Khi suy nghĩ về sự nghiệp, anh tin rằng bí quyết thành công của mình là hiểu rõ mong muốn, xây dựng niềm tin vào kiến ​​thức và tin tưởng vào trực giác, từ đấy anh sẽ có những ý tưởng đúng đắn, những khoảnh khắc sáng tạo và mở rộng cơ hội nghề nghiệp.

“Đừng thúc đẩy bản thân chỉ vì bạn cảm thấy mình nên làm. Hãy thúc đẩy khi bạn biết mình nên làm. ”

“Hãy ngừng so sánh bản thân với người khác và hiểu liệu bạn có thích công việc mình đang làm hay không” anh nói thêm. Nếu không, hãy kiểm tra bằng trực giác của bạn, theo dõi sự tò mò của bạn và chuyển sang những điều tiếp theo. Một khi bạn cảm thấy mình như một kẻ mạo danh, và đó không phải là ngày tận thế. Chỉ cần lùi lại, hỏi xem đây có phải công việc phù hợp với bạn không và nếu không, hãy tiến lên và tiếp tục thay đổi. 

Và, nếu bạn vẫn không tin vào trực giác của mình, bạn có thể tiếp tục thực hành. Nhà thiết kế thời trang kiêm giám đốc điều hành công nghệ Dona Sarkar cho biết: “Hãy tìm ra những gì bạn cần nghe và nói điều đó với bản thân và những người khác. 

4. Trực giác không xuất hiện ngay lập tức

David Schwarz, người đồng sáng lập HUSH, anh luôn sống ở hai thế giới: kinh doanh và nghệ thuật. Đôi khi, anh thấy việc cân bằng cả hai là một hành động gây ra hội chứng kẻ mạo danh, nhưng anh cho biết việc phân chia hợp lý cả hai thế giới đã đóng góp phần lớn vào thành công sự nghiệp của anh. “Có một sự rối loạn ở cả hai mặt này. Nhưng sẽ luôn có một phiên bản khác của tôi tại một thời điểm nhất định. ”

“Trực giác của tôi không phải lúc nào cũng nhạy bén về một chuyên môn thực sự. Đôi khi phải mất một thời gian để giải quyết. Nó không theo một hướng nhất định.”

Đối với David, sự tương tác giữa hai chuyên môn, một bên thiên về não trái, một bên lại thiên về não phải mới thể hiện đầy đủ về con người anh, vì anh tin rằng con người anh tồn tại trong sự giao thoa giữa thương mại và thiết kế. Anh cho rằng việc tìm thấy chính mình thông qua niềm tin sâu sắc vào trực giác. “Tôi sử dụng trực giác nhiều hơn bất kỳ kỹ năng nào khác trong sự nghiệp của mình. Tôi đã làm theo những điều mà tôi cảm thấy phù hợp vào thời điểm đó” anh nói. “Tôi đã đưa ra các quyết định kinh doanh và các quyết định dự án quan trọng với dữ liệu hạn chế vì cảm nhận được sự đúng đắn”.

Minh họa bởi Annabelle 

Tuy nhiên, anh lập luận, không phải lúc nào bạn cũng cảm thấy đúng ngay lập tức: “Trực giác của tôi không phải lúc nào cũng nhạy bén. Đôi khi phải mất một thời gian để giải quyết. Nó đi theo một hướng nhất định…” Do đó, anh dễ thay đổi ý định và đánh giá lại quyết định sau khi thu thập thêm thông tin. Anh cho rằng đó là điều cần thiết: cạm bẫy lớn nhất có thể là đưa ra phán đoán quá nhanh. Đôi khi, “trực giác đòi hỏi nhiều thời gian hơn để quyết định, bạn cần phải chắc chắn rằng đó là điều đúng đắn cần làm”.

Hãy dành thời gian để lắng nghe và khai thác trực giác của bạn, và bạn sẽ vượt qua mọi cảm giác về hội chứng kẻ mạo danh. Cảm ơn bản thân vì những cảm giác không thoải mái đó, bỡi chúng có thể thúc đẩy sự phát triển nếu bạn lắng nghe và làm việc. 


Biên tập: Thao Lee
Theo: 99u
Ảnh bìa: Ok Sotnikova

 

Cùng tác giả

#Tag

hội chứng kẻ mạo danh hội chứng tâm lý kết nối trực giác nghiên cứu nội tâm nhà sáng tạo personal growth phát triển bản thân phát triển kĩ năng psychology tiềm năng sáng tạo

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
Dù sắm vai chính diện hay phản diện, những nhân vật có mang trong mình căn bệnh tâm lý ám ảnh luôn có một sức hút đối với khán giả.…
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh…